Bao giờ trẻ sơ sinh biết hóng chuyện? Dạy bé hóng chuyện thế nào?

0 34.300

Bao giờ trẻ sơ sinh biết hóng chuyện là thắc mắc của đông đảo các bà mẹ bỉm sữa đang trong thời kỳ nuôi con nhỏ. Bởi vì khi nào con bước qua một cột mốc phát triển mẹ mới có thể yên tâm được. Muốn biết bé mấy tháng hóng chuyện, mẹ hãy theo dõi bài viết sau.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh bao giờ biết hóng chuyện là thắc mắc của nhiều người
Trẻ sơ sinh bao giờ biết hóng chuyện là thắc mắc của nhiều người

Trẻ sơ sinh hóng chuyện là như thế nào?

Hóng chuyện là từ để chỉ một em bé có những phản ứng trên khuôn mặt như: mắt nhìn vào người đối diện, miệng bập bẹ thành tiếng hoặc há ra “âu ơ”… khi nghe người lớn nói chuyện hoặc đang giao tiếp, chơi đùa với chúng. 

Trẻ thường nhìn và “nói chuyện âu ơ” theo cách riêng của mình với một vật gì đó ở trước mặt như quạt trần, quả bóng, thú bông treo nôi… cũng gọi là một cách gọi hóng chuyện.

Theo quan niệm dân gian trẻ sơ sinh biết hóng chuyện sớm là dấu hiệu cho thấy trẻ lanh lẹ, biết nói sớm… Còn các nhà nghiên cứu cho biết trẻ sơ sinh biết hóng chuyện sớm hay muộn cũng không ảnh hưởng nhiều tới khả năng biết nói sau này của con.

Bao giờ trẻ sơ sinh biết hóng chuyện?

Đối với câu hỏi trẻ sơ sinh bao giờ biết hóng chuyện thực ra không có câu trả lời chính xác, cụ thể. Mỗi một bé sẽ có cột mốc phát triển khác nhau, có bé trầm tính ít nói, có bé nhanh nhẹn hoạt bát thích nói chuyện…

Mặc dù vậy, đa phần trẻ sơ sinh 4 – 5 tháng tuổi đã biết hóng chuyện thực sự. Bé sẽ tỏ ra thích thú với những đồ chơi, người ngồi đối diện khi làm trò. Bé có thể sẽ không hiểu bạn nói gì những bé có thể cười, chân tay giơ lên hoặc nói “a à” để giao tiếp lại.

Trẻ sơ sinh 4 - 5 tháng đã biết hóng chuyện thực sự
Trẻ sơ sinh 4 – 5 tháng đã biết hóng chuyện thực sự

Bé chậm hóng chuyện phải làm sao?

Không ít mẹ thắc mắc khi nào trẻ sơ sinh biết hóng chuyện hay tại sao 4, 5 tháng tuổi vẫn chưa hóng chuyện? Hoặc nhiều mẹ lại lo lắng rằng bé nhà mình ít có những phản ứng lại khi giao tiếp, cười đùa với con…

Theo các chuyên gia, có những trường hợp trẻ sơ sinh hóng chuyện muộn hơn so với mốc 4 – 5 tháng tuổi cũng không cần quá lo lắng nhưng qua 6 tháng tuổi nếu không thấy trẻ phản ứng lại, không có biểu cảm trên khuôn mặt khi nói chuyện với bé thì mẹ hãy cho cho con đi kiểm tra.

Đồng thời, mẹ cũng cần trang bị cho mình những kiến thức về làm mẹ: ăn uống như thế nào, ngủ nghỉ ra sao, chăm con khoa học nhất…. Xem thêm chi tiết TẠI ĐÂY nhé!

    Bé chậm hóng chuyện, ít cười đùa liệu có đang phát triển bình thường?

    Mẹ có muốn biết cách giúp trẻ nhanh hóng chuyện, THÔNG MINH TỪ BÉ? Để lại thông tin để được chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.



    Mách mẹ cách giúp trẻ sơ sinh nhanh hóng chuyện hơn

    Thự ra, ngay từ khi lọt lòng bé đã có thể hóng chuyện nhưng biểu hiện chưa rõ ràng. Vậy nên, với mỗi giai đoạn phát triển mẹ hãy nói chuyện, giao tiếp với bé nhiều hơn chính là cách giúp bé nhanh biết hóng chuyện.

    – Giai đoạn: 0 – 1 tháng tuổi: Khi trò chuyện với bé ở khoảng cách 20 – 25 cm trẻ sẽ đáp lại bằng cách nhoẻn miệng không điều kiện, bé có thể xuất hiện những âm thanh không rõ ràng khi trò chuyện. Vì thế ngay từ thời điểm này mẹ hãy nói chuyện với bé, đừng nghĩ điều này là vô ích. Hãy nhớ ngay từ khi còn là một bào thai bé đã nhận ra giọng nói của mẹ rồi.

    >>Xem thêm: Trẻ sơ sinh mấy tháng biết lật, ngồi, bò? Bé chậm hơn phải làm sao?

    Hãy nói chuyện với con nhiều hơn ngay từ khi sinh ra
    Hãy nói chuyện với con nhiều hơn ngay từ khi sinh ra

    – Trẻ 1 – 2 tháng tuổi: Đến giai đoạn này bé có thể sẽ biết cười nếu một ai đó nói chuyện cùng bé với âm vực cao, tông đều và nhanh hơn một chút, miệng bé có thể đã phát ra những tiếng ê, a, ư, ơ… Điều này chứng tỏ khả năng ngôn ngữ của bé đã phát triển.

    Lúc này mẹ có thể nói chuyện với bé bằng giọng nhẹ nhàng, thủ thỉ, lắc lư người hoặc nhún nhảy, hát cho con nghe, bé sẽ thấy rất thích thú và cảm giác an toàn khi ở bên mẹ.

    – Bé 2 – 3 tháng tuổi: Trong giai đoạn này con có thể phát ra những âm thanh gừ gừ nhẹ và hướng mắt về những âm thanh như tiếng của một món đồ chơi lục lạc. Bé có thể đã biết sử dụng ngôn ngữ cơ thể như khua tay, khua chân để thể hiện rằng bé đang cảm thấy hứng khởi, thích thú.

    Mẹ hãy chăm chỉ nói chuyện với con thêm một chút, có thể phát ra những âm thanh o, e lặp đi lặp lại để tạo sự chú ý và giúp bé nhìn theo mẹ.

    – Trẻ 3 – 4 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ đã biết cười thành tiếng để thể hiện sự hài lòng về một việc gì đó, hoặc nếu không thích trẻ có thể quay đi hoặc khóc. Mẹ vẫn chơi với con, làm các động tác biểu cảm trên khuôn mặt để bé có thể cười. Ngoài ra đừng quên hát ru, tiếng ru của mẹ chính là sức mạnh tinh thần to lớn của bé.

    – Trẻ 4 – 5 tháng tuổi: Thời điểm này trẻ sơ sinh đã biết hóng chuyện thực sự, bé cười ra thành tiếng ư, a và có thể sử dụng cả ngôn ngữ cơ thể như có thể níu lấy tay mẹ, xoay đầu sang hướng khác khi không muốn đặt xuống.

    Trẻ sơ sinh dùng cả ngôn ngữ cơ thể để "hóng chuyện"
    Trẻ sơ sinh dùng cả ngôn ngữ cơ thể để “hóng chuyện”

    – Trẻ từ 6 tháng tuổi: Giai đoạn này trẻ đã phát triển thêm một tầm mới, con có thể bắt chước nói những câu ba, ma… trong miệng nhưng không rõ ràng. Mẹ có thể lặp đi lặp lại những từ này giúp con tập nói. Đồng thời chơi và kể chuyện cho bé thường xuyên hơn. 

    Hy vọng, những thông tin về vấn đề bao giờ trẻ sơ sinh biết hóng chuyện ở trên đã giúp các mẹ giải tỏa được áp lực trong lòng. Bé nhà mình có thể chậm hơn một chút nhưng ngay từ bây giờ hãy nói chuyện, cười đùa với trẻ nhiều hơn thì bé sẽ biết hóng chuyện nhanh thôi mẹ nhé!

    Nguồn: Mebeaz.com

    Click to rate this post!
    [Total: 3 Average: 4]
    Bạn cũng có thể thích
    Để lại một trả lời

    Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.