Bé mới tập đi chân vòng kiềng và hay bị tập tễnh phải làm sao?

0 893

Bé mới tập đi chân vòng kiềng, chân chữ v hay đi tập tễnh, nhón chân,… đều là những dáng đi xấu. Khi trẻ nhỏ tập đi như vậy sẽ gây ảnh hưởng xấu như thế nào tới bé? Các bậc phụ huynh phải làm sao để cải thiện tình trạng này? Các bố mẹ cùng tham khảo bài viết sau của chúng tôi để hiểu rõ hơn về vấn đề này nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ mới tập đi thường dễ mắc phải những dáng đi nào?

Nếu như trong thời gian trẻ mới tập đi hoặc nếu cho trẻ tập đi quá sớm hoặc quá muộn rất dễ dẫn tới tình trạng chân vòng kiềng, chân đi tập tễnh,….

Bé mới tập đi chân vòng kiềng

Bé mới tập đi chân vòng kiềng hay còn gọi là đi chân chữ v. Bé tập đi chân chữ v thường là không thẳng, 2 đầu gối cách xa nhau ngay cả khi mắt cá chân gần nhau. Dấu hiệu nhận biết rất dễ dàng đó là cho bé đứng thẳng, khép 2 mắt cá chân vào nhau được nhưng đầu gối lại không gần nhau. Tình trạng này thường gặp ở các bé trong độ tuổi tập đi từ 12 – 18 tháng tuổi.

Trẻ mới tập đi thường dễ mắc phải những dáng đi nào?
Trẻ tập đi hay kiễng chân, vòng kiềng khá phổ biến

Bé tập đi hay nhón chân

Trẻ tập đi nhón chân là hiện tượng đi bằng đầu ngón chân và gót chân không chạm đất. Kiểu đi này thường gặp ở trẻ trước 2 tuổi, sau khi đã biết đi thành thạo. Tình trạng này không phải bệnh lý mà đơn giản là do cách dạy đi của bố mẹ tạo thành thói quen cho trẻ. Phương pháp dạy trẻ tập đi bằng việc dắt 2 tay hoặc xe tập đi khi chân con chưa chạm đất là nguyên nhân chính dẫn tới thói quen này.

Trẻ bị đi tập tễnh

Trẻ nhỏ chân đi tập tễnh hãy khập khiễng, cà nhắc đều là một. Đó có thể là do việc cho bé sử dụng xe tập đi quá sớm hoặc không đúng cách. Ngoài ra cũng có thể do va chạm, sau khi bị ngã dẫn tới trẻ bị đi tập tễnh. Nếu tình trạng này kéo dài 1 – 2 ngày không khỏi cần đưa bé đi khám và kiểm tra xương hoặc khớp háng, đầu gối hoặc chân vì rất có thể bé đang bị tổn thương.

Bé mới tập đi chân vòng kiềng hay kiễng chân thì sao?

Một dáng đi thẳng và đúng là 2 cẳng chân thẳng, 2 bàn chân hướng về phía trước. Thời điểm bé tập đi sẽ ảnh hưởng khá lớn đến dáng đi cũng như vóc dáng sau này của bé. Nó không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng đến nhiều vấn đề khác sau này. Vậy bé tập đi chân vòng kiềng ảnh hưởng như thế nào?

Tính thẩm mỹ

Cái mà ai cũng có thể thấy, khi bé mới tập đi chân vòng kiềng hay bị tập tễnh, đi nhón chân,.. đều là những dáng đi xấu.  Đối với trẻ nhỏ sẽ chưa có nhận thức nhiều cảm thấy không sao nhưng cứ để vậy sau này sẽ tạo cảm giác tự ti khi có người chỉ chỏ hay xì xào bàn tán,…

Sức khỏe

Bé đi chân vòng kiềng hay bất cứ dáng đi nào không phải dáng đi chuẩn còn tiềm ẩn những nguy cơ về sức khỏe. Chẳng hạn chân vòng kiềng là dấu hiệu của bệnh blount (bệnh vẹo xương), bệnh còi xương, bệnh Paget (bệnh liên quan đến quá trình liền xương),.. Tuy nó không gây nguy hiểm trực tiếp tại thời điểm hiện tại nhưng sẽ ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sau này.

Bé mới tập đi chân vòng kiềng hay kiễng chân thì sao?
Bé bị đi tập tễnh hay nhón chân, vòng kiềng đều có sức khỏe không tốt

Ngoài ra, đôi chân không bình thường sẽ có cảm giác không chắc chắn gây khó khăn đến việc đi lại của người bệnh.

Bé mới tập đi chân vòng kiềng hay dáng đi xấu phải làm sao?

Những sai lầm trong cách dạy trẻ tập đi hay thời gian dạy trẻ tập đi dẫn tới những dáng đi xấu cho trẻ. Khi phát hiện bé mới tập đi chân vòng kiềng hay đi bị tập tễnh, nhón chân, kiễng chân,,.. các mẹ phải “uốn nắn” bé ngay. Nếu phát hiện sớm có thể tự khắc phục ngay tại nhà như sau:

Có một chế độ dinh dưỡng hợp lý

Vấn đề bé mới tập đi chân vòng kiềng hay các dấu hiệu tập đi bất thường khác phần lớn do xương chưa được chắc khỏe. Vì vậy, các bậc phụ huynh có thể cải thiện tình trạng bằng chế độ ăn uống lạnh mạnh bởi nó có thể giảm nguy cơ dị dạng ở xương.

Protein, vitamin D, canxi, photpho,… là những dưỡng chất có vai trò quan trọng đối với xương, giúp trẻ mới tập đi chân vòng kiềng có thể hỗ trợ cải thiện phần nào. Cha mẹ nên lên kế hoạch cho thực đơn của con đảm bảo đủ các dưỡng chất, đặc biệt các chất kể trên mà vẫn đảm bảo con không bị tăng cân béo phì.

Bé mới tập đi chân vòng kiềng hay dáng đi xấu phải làm sao?
Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đi chân vòng kiềng

Kiểm soát trọng lượng cơ thể

Cân nặng ảnh hưởng rất nhiều đến việc đi lại của trẻ. Nếu gầy quá thì dễ mắc phải bệnh suy dinh dưỡng – một trong những nguyên nhân khiến chân của trẻ không được bình thường và chắc chắn. Nếu như quá nặng cân thì việc trọng lượng cơ thể dồn xuống chân cũng khiến chân không chịu được.

Vì vậy, mẹ nên theo dõi và cho con ăn uống đầy đủ để đảm bảo cân nặng chuẩn mà WHO đưa ra cho trẻ.

Tăng sức dẻo dai cho đôi chân qua bài tập

Đây là một trong những phương pháp giúp cải thiện tình trạng bé mới tập đi chân vòng kiềng hay tập tễnh, nhón chân rất tốt. Bài tập còn giúp cải thiện sức khỏe cũng như khôi phục được tư thế đứng nếu cha mẹ và bé kiên trì.

  • Đặt bé nằm ngửa trên mặt phẳng, sau đó để 2 chân lại gần nhau.
  • Nhấc cùng lúc 2 chân lên, giữ nguyên không tách rời.
  • Trong quá trình tập cho bé có thể sử dụng đồ chơi màu sắc để thu hút bé.
Bé mới tập đi chân vòng kiềng hay dáng đi xấu phải làm sao?
Bé mới tập đi chân vòng kiềng cần phải rèn luyện các bài tập cho con

Nếu như thực hiện các cách trên không khỏi hoặc khi bé trên 2 tuổi vẫn đi chân vòng kiềng thì cha mẹ nên đưa bé đi khám ngay để được điều trị kịp thời. Với những chia sẻ trên hy vọng đã giúp các bậc phụ huynh biết cách chăm sóc và điều trị khi con mới tập đi đã đi chân vòng kiềng. Chúc các bé luôn vui khỏe và có những bước đi đầu đời vững chãi!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.