Giải mã tại sao bụng trẻ sơ sinh to? Mẹ có cần lo lắng?

0 365

Đa phần những đứa trẻ sơ sinh đều sở hữu một chiếc bụng to. Điều này làm cho không ít bậc phụ huynh lo lắng. Vậy trẻ sơ sinh bụng to là do đâu, có nguy hiểm không? Xem ngay bài viết dưới đây mẹ sẽ có câu trả lời.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh bụng to cha mẹ có nên lo lắng
Trẻ sơ sinh bụng to cha mẹ có nên lo lắng

Trẻ sơ sinh bụng to có sao không?

Theo các bác sĩ nhi khoa, hiện tượng trẻ sơ sinh bụng to đa phần là vấn đề sinh lý bình thường ở trẻ. Ngay từ khi sinh ra bụng các bé đã nhô lên nhất là khi vừa bú mẹ hoặc ăn no. Nếu mẹ ấn vào thấy mềm, bé ăn ngủ tốt, không quấy khóc nôn trớ thì mẹ không cần phải lo lắng bất cứ điều gì. 

Nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh to là do ruột của bé dài hơn so với kích thước ổ bụng. Các lớp cơ ở thành bụng ở độ tuổi này của trẻ cũng chưa phát triển đầy đủ. Khi nào bé lớn tốc độ phát triển của chiều cao sẽ nhanh hơn tốc độ tăng trưởng của ruột thì hiện tượng này tự khắc không còn nữa.

Tuy nhiên, trường hợp bụng trẻ sơ sinh bị to, sờ vào thấy cứng, bé biếng ăn, hay quấy khóc, nôn trớ… thì không còn là vấn đề sinh lý bình thường nữa mà là do bệnh lý về đường tiêu hoá.

Trẻ sơ sinh bụng to: Khi nào là vấn đề của đường tiêu hóa?

Chứng bụng to ở trẻ sơ sinh cũng có thể liên quan tới vấn đề của hệ tiêu hoá như chướng khí, khó tiêu hoặc bệnh phình giãn đại tràng.

Trẻ sơ sinh bụng to do đầy hơi, chướng khí

Trẻ sơ sinh bụng to có thể là do bé đang bị đầy hơi, khó tiêu
Trẻ sơ sinh bụng to có thể là do bé đang bị đầy hơi, khó tiêu

Dấu hiệu nhận biết:

  • Bụng trẻ sơ sinh phình to, sờ vào thấy cứng.
  • Trẻ hay bị nôn ói, chán ăn.

Nguyên nhân:

  • Trẻ bú mẹ hoặc bú bình quá nhanh, mẹ đặt sai tư thế khi cho con bú. Điều này khiến cho em bé vô tình nuốt cả khí vào trong bụng mình, làm cho bụng trẻ sơ sinh phình to và rất dễ nôn trớ.
  • Các bữa ăn hoặc bú của trẻ quá gần nhau, trẻ ăn quá nhiều so với nhu cầu làm cho hệ tiêu hoá quá tải.
  • Sữa bị nhiễm khuẩn: Một số mẹ bảo quản hoặc pha sữa mà không chú ý tới vấn đề an toàn thực phẩm, trẻ ăn vào sẽ bị đầy bụng, khó tiêu.
  • Trẻ ăn dặm quá sớm hoặc mới ăn dặm nhưng mẹ đã bổ sung quá nhiều thực phẩm giàu đạm.

Cách khắc phục:

Để khắc phục tình trạng bụng trẻ sơ sinh to do đầy hơi, chướng khí mẹ có nên chú ý những điều sau:

  • Điều chỉnh lại tư thế cho con bú. Nên đặt đầu bé cao hơn so dạ dày, điều này giúp sữa dễ dàng đi xuống dưới, khí thừa ở trên và trẻ dễ dàng ợ hơi hơn. Hoặc sau mỗi cữ bú, mẹ có thể vỗ ợ hơi cho trẻ
Nên vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú
Nên vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú
  • Đối với những em bé bú sữa mẹ hoàn toàn, chị em nên cho con bú trực tiếp là tốt nhất. Trước khi cho con bú nên làm sạch đầu ti, đồng thời vắt hết sữa thừa qua đêm không để cho bé bú. Nếu trẻ dùng sữa mẹ trữ đông thì cần chắc chắn rằng việc bảo quản và rã đông đúng cách.
  •  Đối với những em bé dùng sữa công thức thì mẹ tuyệt đối không để bé sử dụng sữa thừa từ lần trước vì nếu làm như vậy trẻ uống vào dễ bị nhiễm khuẩn sinh đầy hơi và cũng có thể khiến bụng trẻ sơ sinh phình to lên. Ngoài ra, nên chọn những loại núm ti phù hợp để trong quá trình bú bé không nuốt quá nhiều không khí vào bụng.
  • Nên cho trẻ ăn dặm từ đủ 6 tháng tuổi trở nên. Lúc này hệ tiêu hoá của trẻ đã khoẻ hơn, có thể xử lý và tiếp nhận được nhiều loại thức ăn khác nhau.

>> Xem thêm: Trẻ sơ sinh đầy bụng, ăn không tiêu: Nguyên nhân và cách trị

Bụng trẻ sơ sinh to do bệnh phình đại tràng

Dấu hiệu:

  • Nếu là trẻ mới sinh thì trong vòng 24 giờ đầu sau khi sinh trẻ vẫn không thải phân su, bụng trẻ căng phềnh. Trong trường hợp này, các bác sĩ sẽ phải đưa ống thông vào hậu môn để kích thích bé thải phân ra ngoài.
  • Đối với những em bé lớn hơn thì bệnh phình đại tràng biểu hiện bằng việc bé thường xuyên bị táo bón. Màu phân trẻ thải ra đen và thối. Ngoài ra trẻ còn có biểu hiện chậm tăng cân, suy dinh dưỡng.
Phình đại tràng cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bụng to
Phình đại tràng cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bụng to

Nguyên nhân:

Bệnh phình đại tràng chính là nguyên nhân khiến bụng trẻ sơ sinh to bất thường. Đây là bệnh lý bẩm sinh, có thể xảy ra ở cả bé trai và bé gái. Phình đại tràng ở trẻ nằm trong 15% bệnh lý, dị tật bẩm sinh cần phải mổ.

Cách xử lý:

Khi thấy các dấu hiệu của bệnh phình đại tràng, cha mẹ hãy nhanh chóng đưa trẻ đi khám để các bác sĩ xử lý kịp thời. Thông thường, biện pháp can thiệp sẽ là mổ, cắt bỏ đoạn trực tràng sau đó nối đầu đại tràng với ống hậu môn. Tùy vào mức độ và tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ chọn thời điểm phẫu thuật thích hợp.

Cha mẹ cũng cần phải tạo cho trẻ thói quen đi vệ sinh đúng giờ, bổ sung nhiều chất xơ và uống nhiều nước nếu đã ăn dặm.  

Mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn dặm của trẻ
Mẹ nên bổ sung nhiều chất xơ trong chế độ ăn dặm của trẻ

Ngoài những bệnh lý kể trên thì hiện tượng bụng của trẻ sơ sinh to cũng có thể xuất phát từ bệnh Hirschsprung. Đây là một dạng rối loạn di truyền rất hiếm gặp.

Bệnh khiến cho các dây thần kinh của các cơ dạ dày không phát triển và làm cho những cơn co thắt đẩy thức ăn vào trong dạ dày trở nên kém hơn. Thức ăn chậm tiêu hoá, tích tụ ở dạ dày dẫn tới tình trạng bụng trẻ sơ sinh bị phình to ra.

Tóm lại khi thấy bụng trẻ sơ sinh to, sờ vào mềm mà trẻ vẫn ăn ngủ bình thường thì cha mẹ không cần quá lo lắng. Còn nếu bụng trẻ to kèm chướng bụng đầy hơi, áp dụng các biện pháp cải thiện 1 tuần không hết tốt nhất là hãy cho bé đi khám để được khám chữa kịp thời.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.