Nên biết: Cách giảm đau cho trẻ sơ sinh TRONG và SAU khi tiêm phòng!

0 833

Việc chích ngừa nhiều loại vacxin khi con còn quá nhỏ khiến cha mẹ không khỏi xót xa vì thấy con bị đau. Mebeaz sẽ chia sẻ cách giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trong bài viết sau để bố mẹ có thể áp dụng ngay. Những cách này có thể tránh việc khó khăn trong khi tiêm và gây đau đớn sau khi tiêm cho con mỗi lần đi tiêm phòng.

Cách giảm đau TRONG khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh

Mỗi lần đi tiêm là thêm một lần áp lực đối với mỗi người làm cha, làm mẹ. Việc chích ngừa giúp con phòng tránh bệnh nguy hiểm, thế nhưng trong mỗi lần tiêm là phải nghĩ cách làm sao để con ngoan ngoãn ngồi im, làm sao để con bớt đau và vượt qua nỗi sợ hãi mũi tiêm. Sau đây là những cách giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh cha mẹ NÊN BIẾT:

  • Bế con để giúp con bình tĩnh, phân tán tư tưởng của con.
  • Cho con bú là cách giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh rất hiệu quả. Theo khảo sát tại một số bệnh viện thì trẻ được bú mẹ trong khi tiêm sẽ khóc ít hơn trẻ không được bú.
  • Một chút ngọt ngào như đường có thể giúp trẻ giảm cảm giác đau nhói khi tiêm, đặc biệt trẻ dưới 6 tháng tuổi (hiệu quả cao hơn). Mẹ có thể thực hiện bằng cách cho con uống chút đường hoặc nhúng núm vú vào cốc đường để cho con bú khi tiêm. Đây là một cách giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh nên áp dụng kết hợp với cách trên.
  • Phân tán tư tưởng trẻ, khiến con không phải nhìn thấy kim tiêm, không nghĩ rằng mình bị tiêm. Bác sỹ sẽ chích một mũi khi con đang mải mê với trò đùa của bố mẹ mà quên rằng mình vừa bị tiêm, nó cũng giống như việc kiến cắn thôi! Vì thế khi đi tiêm nên cầm theo món đồ chơi bé thích hoặc cha mẹ hãy đùa với bé để con không tập trung vào việc tiêm phòng nữa!
Nên biết: Cách giảm đau cho trẻ sơ sinh TRONG và SAU khi tiêm phòng!
Phân tán tư tưởng là cách giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh hiệu quả
  • Thuốc gây tê có thể là một giải pháp nhưng chúng tôi không khuyến khích sử dụng. Vì thế, nếu muốn con không bị đau khi tiêm phòng mà sử dụng thuốc hay kem bôi gây tê thì nên hỏi ý kiến bác sỹ.
  • Cũng như sử dụng thuốc gây tê thì dùng acetaminophen (Tylenol) trước khi tiêm sẽ giúp trẻ giảm đau. Tuy nhiên, chúng có thể giảm tác dụng của vacxin.
  • Tiêm mũi tiêm kết hợp như vacxin 5 trong 1, 6 trong 1 để giúp con không bị tiêm nhiều lần.
  • Giữ bình tĩnh là điều cha mẹ nên làm khi con tiêm phòng. Theo nghiên cứu 50% sự bình tĩnh của bố mẹ quyết định quá trình tiêm có khó khăn hay không. Nếu cứ cuống cuồng, lo lắng càng khiến trẻ hoảng hốt theo, rất khó để bác sỹ tiêm.

>> Xem thêm: Mách mẹ: Cách giảm, hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng

Cách giảm đau cho trẻ sơ sinh SAU khi tiêm phòng

Vậy là Mebeaz đã giúp các mẹ có những cách để giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh. Thế nhưng, đó là chuyện trong khi tiêm phòng, còn sau khi tiêm thì trẻ có còn đau? Chắc chắn sau khi tiêm trẻ vẫn còn đau, nhiều bé khi bị tiêm xong mới phát hiện mình “bị lừa” và khóc ré lên. Vậy làm sao để giảm đau cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng?

  • Sau khi tiêm xong, mẹ nên ôm bé để bé được chăm sóc và giữ bình tĩnh lúc này. Một cái ôm và dỗ dành sẽ giúp bé cảm thấy được an ủi hơn đó!
  • Khi ôm bé xong, con thường buồn ngủ, khó chịu và không muốn bú trong nhiều giờ. Bố mẹ nên cho con nghỉ ngơi tại nhà, thoáng mát và sạch sẽ.
  • Nhiều mẹ có mẹo cho con bú ngay sau khi tiêm là cách giảm đau khi tiêm cho trẻ sơ sinh như một cách an ủi và giảm đau khá hiệu quả như trong khi tiêm.
  • Sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh, các bạn có thể xoa nhẹ lên vùng da xung quanh chỗ tiêm. Lưu ý không xoa trực tiếp lên vết tiêm. Massage nhẹ nhàng cũng giúp giảm đau cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm hiệu quả.
  • Một cách giảm đau sau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh nữa đó là chườm khăn ướt, khăn lạnh sạch lên vùng da bị tiêm để giảm sưng. Lưu ý là bố mẹ nên chườm về những vùng xung quanh mũi tiêm. Ngoài ra cũng không nên áp trực tiếp túi đá vào da mà cách đoạn ngắn hoặc nhấc túi chườm liên tục. Nếu tình trạng sưng đau vẫn kéo dài trong 24h thì nên hỏi bác sỹ.
Nên biết: Cách giảm đau cho trẻ sơ sinh TRONG và SAU khi tiêm phòng!
Sau khi tiêm nên cho trẻ nghỉ ngơi để quên đi vết tiêm đau

Thực hiện các cách giảm đau khi tiêm phòng cho trẻ sơ sinh trên sẽ giúp con bớt đau, bố mẹ cũng nhàn và đỡ xót ruột hơn. Tuy nhiên, sau khi tiêm bố mẹ nên quan sát con, nếu con có hiện tượng bất thường hoặc sốt cao thì nên đưa đến bệnh viện để bác sỹ kiểm tra.

Chúc bố mẹ chăm sóc con yêu của mình thật tốt và nhớ tiêm phòng đầy đủ tránh những nguy hiểm không đáng có cho con!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.