Mách mẹ: Cách giảm, hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng

0 11.806

Bị sốt sau khi đi tiêm phòng là tình trạng rất nhiều trẻ sơ sinh gặp phải. Mẹ cần bình tĩnh theo dõi để có cách giảm hạ sốt kịp thời cho con sau khi đi tiêm phòng, tránh biến chứng nguy hiểm.

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm phòng
Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm phòng

Vì sao trẻ sơ sinh lại bị sốt sau khi đi tiêm phòng?

Tiêm chủng vắc xin là phương pháp đơn giản và an toàn giúp trẻ phòng ngừa, tránh được nhiều bệnh khác nhau nhờ cơ chế kích thích hệ miễn dịch của cơ thể tạo ra các kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh.

Tuy nhiên, vì là một loại thuốc, nên bất kì vaccine nào cũng có thể gây ra một số tác dụng phụ. Đặc biệt là với trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, cơ thể chưa thích ứng ngay được với những vi khuẩn (có lợi) có trong vắc xin nên sẽ xảy ra một số phản ứng: quấy khóc, sưng tấy chỗ chích ngừa, sốt sau khi đi tiêm phòng.

Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm chủng có nguy hiểm không? Mẹ cần phải làm gì?

Thông thường, trẻ sẽ không có biểu hiện phản ứng lại vắc xin ngay sau khi tiêm mà xảy ra sau khoảng 24 – 48 giờ. Vì vậy, mẹ cần chú ý theo dõi những biểu hiện để nhận biết trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm chủng như:

– Thân nhiệt tăng: Đây là dấu hiệu đầu tiên và cũng dễ nhận biết nhất khi trẻ bị sốt do tiêm vắc xin. Mẹ có thể dùng cặp nhiệt độ để theo dõi, nhiệt độ tăng, sốt nhẹ khoảng 37 – 38 độ.

– Quấy khóc, khó chịu: Ngoài biểu hiện bị sốt nhẹ, trẻ còn quấy khóc, khó chịu, chỗ chích ngừa bị sưng tấy.

– Người có thể bị nổi mẩn, ngứa, mề đay hoặc hồng ban.

– Rối loạn tiêu hóa, bỏ bú, ngủ ít, dễ kích động, bứt rứt khó chịu.

Đây là những dấu hiệu cho thấy trẻ bị sốt nhẹ, mẹ có thể xử lý tại nhà và không nên quá lo lắng, các bé sẽ hạ sốt sau khoảng 1 – 2 ngày.

Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm phòng sẽ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu, thân nhiệt tăng
Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm phòng sẽ có biểu hiện quấy khóc, khó chịu, thân nhiệt tăng

Ngược lại, nếu rơi vào những trường hợp sau đây thì cần có sự can thiệp của bác sĩ, tránh biến chứng nguy hiểm, thậm chí ảnh hưởng tới tính mạng vì sốt rất có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý khác nữa:

– Sốt cao trên 38 độ: Tùy vào cơ địa, sức đề kháng của từng trẻ mà mức độ phản ứng với vắc xin sẽ khác nhau. Một số trường hợp trẻ còn bị sốt cao trên 38 độ.

– Trẻ khóc liên tục nhiều giờ liền: Sốt cao sẽ khiến bé khó chịu, mệt mỏi, quấy khóc không ngừng, dù mẹ có tìm đủ cách dỗ dành.

– Mặt tím tái, chân tay co giật: Ngoài biểu hiện bị sốt sau khi đi tiêm phòng, trẻ sơ sinh còn có thể gặp biến chứng nặng hơn như: mặt mũi tím tái, chân tay co giật.

Cách giảm, hạ sốt nhanh chóng cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng

Sau khi cho bé đi tiêm phòng về và có các biểu hiện sốt nhẹ, mẹ không nên quá lo lắng, cần bình tĩnh xử lý:

– Chườm khăn ấm: Khi phát hiện trẻ sơ sinh bị sốt nhẹ sau khi đi tiêm vắc xin, mẹ nên dùng khăn mềm nhúng vào nước ấm rồi lau người cho bé, đặc biệt là phần bàn chân, bàn tay, nách và bẹn để giảm sốt. Chú ý không cho nước lạnh tiếp xúc trực tiếp vào cơ thể bé.

– Cho bé bú nhiều hơn: Sữa mẹ chứa nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất thiết yếu, giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đây là cách hạ sốt nhanh chóng cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng, đồng thời, bổ sung nước hiệu quả khi bị sốt.

>>> Mẹ cần tránh: 4 SAI LẦM phổ biến trong chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Cho bé bú nhiều để hạ sốt sau khi đi tiêm vắc xin
Cho bé bú nhiều để hạ sốt sau khi đi tiêm vắc xin

– Cho trẻ mặc quần áo thoải mái: Cách này sẽ giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, thời gian hạ sốt cũng nhanh hơn.

– Vệ sinh cơ thể sạch sẽ: Lau người cho bé thường xuyên (bằng nước ấm) để có cảm giác khô thoáng, tránh mồ hôi.

– Tránh cho bé tiếp xúc nhiều với khách đến chơi nhà: Mẹ nên cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn ở môi trường thoáng mát, sạch sẽ và thoải mái nhất có thể để giảm sốt.

– Sử dụng miếng dán hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm vắc xin: Nếu trẻ sốt nhẹ và không có biểu hiện gì bất thường thì dán miếng hạ sốt cũng là cách giúp bé cảm thấy dễ chịu hơn.

– Theo dõi nhiệt độ thường xuyên để xử lý kịp thời nếu bé sốt cao.

Ngoài ra mẹ cần lưu ý:

– Sốt là phản ứng bình thường, giúp hệ thống miễn dịch chống lại tác nhân gây bệnh. Mẹ không tùy tiện sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng.

– Triệu chứng đỏ, sưng, đau ở chỗ tiêm cũng chỉ kéo dài 3 – 4 ngày (nếu lâu hơn, sưng ngày càng to hơn thì cần đưa đi khám bác sĩ). Ngoài ra, để giảm khó chịu cho bé, mẹ có thể đắp 1 miếng gạc lạnh trong khoảng 15 – 20 phút (chú ý không đắp trực tiếp lên chỗ tiêm).

– Dù là tiêm mũi vắc-xin đầu tiên hay là tiêm nhắc lại mẹ cũng nên cho trẻ ở lại trung tâm y tế theo dõi thêm khoảng 30 phút, không nên cho trẻ ra về ngay để đề phòng trường hợp sốc phản vệ.

– Không đắp khoai tây hay chanh: Nhiều mẹ truyền tai nhau cách giảm sốt cho trẻ sơ sinh sau khi đi tiêm phòng bằng cách đắp khoai tây, chanh hay lòng trắng trứng lên vết tiêm. Tuy nhiên, các bác sĩ khoa nhi khuyến cáo không nên áp dụng cách này vì nó có thể gây nhiễm khuẩn tại chỗ tiêm.

– Không tắm cho trẻ ngay sau khi tiêm. Sau khi tiêm 4 – 6 tiếng chỗ tiêm vẫn tồn tại một lỗ nhỏ, nếu tiếp xúc với nguồn nước không sạch, chất bẩn sẽ len lỏi vào trong, có thể gây phản ứng như tấy đỏ, sưng, đơ cứng.

Mẹ tuyệt đối không tắm cho bé ngay sau khi đi tiêm phòng về
Mẹ tuyệt đối không tắm cho bé ngay sau khi đi tiêm phòng về

Kinh nghiệm để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng

Để trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi đi tiêm phòng, mẹ có thể thực hiện 1 số điều sau:

– Trước khi cho trẻ đi tiêm 1 ngày, mẹ nên ăn nhiều rau tía tô (xay lấy nước uống hoặc nấu cùng với các món ăn). Sau đó, cho bé bú để hấp thu các chất chống kích ứng, đồng thời tăng sức đề kháng, phòng ngừa tình trạng sốt do tiêm phòng.

– Khi đi tiêm cần ngồi đúng tư thế, ôm bé và tránh để bé cử động trong khi tiêm, gây tổn thương cho vùng da sau khi tiêm và lâu khỏi hơn.

– Mẹ có thể cho trẻ vừa bú vừa tiêm để giảm chú ý của trẻ về việc tiêm phòng. Đây cũng là cách giảm đau tốt nhất.

– Một biện pháp nữa giúp trẻ sơ sinh không bị sốt sau khi chích ngừa là dùng nước mát chườm lên vùng da xung quanh chỗ vừa chích, nhằm giảm sưng tấy, đau, sốt. 

Trước khi cho trẻ đi tiêm 1 ngày, mẹ nên ăn nhiều rau tía tô, sau đó cho bé bú để phòng ngừa tình trạng sốt do tiêm phòng
Trước khi cho trẻ đi tiêm 1 ngày, mẹ nên ăn nhiều rau tía tô, sau đó cho bé bú để phòng ngừa tình trạng sốt do tiêm phòng

Kết luận: Trẻ sơ sinh bị sốt sau khi đi tiêm phòng không phải là tình trạng hiếm gặp. Mẹ cần chú ý theo dõi và bình tĩnh xử lý, thực hiện những cách chúng tôi đã hướng dẫn bên trên để giảm, hạ sốt cho bé. Trường hợp nghiêm trọng hơn, sốt kéo dài không thuyên giảm kèm các biểu hiện bất thường thì mẹ nên đưa bé đi khám trong thời gian sớm nhất có thể để điều trị kịp thời.

MẸ CÓ BIẾT?

Tiêm phòng vacxin định kỳ kết hợp với việc cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu là cách tốt nhất để tăng cường hệ miễn dịch còn non yếu của trẻ, phòng tránh tối đa tác nhân gây bệnh.

Nếu mẹ đang lo lắng, muộn phiền vì rơi vào tình trạng ít sữa, mất sữa, tắc sữa thì có thể sử dụng VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB).

1. Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

2. Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ

Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần cao chè vằng lợi sữa còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mebeaz.com

Từ khóa liên quan: tre so sinh bi sot do tiem phong, tre so sinh bi sot khi tiem vacxin, tre so sinh bi sot khi tiem phong, tre so sinh bi sot khi di tiem phong, tre so sinh bi sot sau khi tiem phong, tre so sinh di tiem bi sot, tre so sinh tiem phong bi sot phai lam gi, tre so sinh chich ngua bi sot, tre so sinh di tiem phong ve bi sot, de tre so sinh khong bi sot khi tiem phong, khi tre so sinh bi sot khi tiem phong.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.