Cách nặn hút sữa non sau khi sinh: Mẹ đã làm đúng chưa?
Sữa non hay dòng sữa vàng, có thể hiểu đúng theo cả nghĩa đen và nghĩa bóng. Để bé yêu có thể tận hưởng được nguồn dinh dưỡng quý giá này, mẹ đừng bỏ qua một số thông tin về cách nặn hút sữa non sau khi sinh “chuẩn chỉ” nhất dưới đây.
- Xem thêm; Sữa non là gì? Có màu gì?
Sữa non có màu vàng, thường tiết ra ở bầu ngực người phụ nữ ở tuần thứ 37 trong thai kỳ cho tới 72 giờ đầu sau khi sinh. Sữa non chứa rất nhiều dinh dưỡng, nhiều kháng thể và là dòng sữa phù hợp đến hoàn hảo với trẻ sơ sinh.
Trước đây, có nhiều ý kiến cho rằng, nặn hút sữa non trước khi sinh có thể làm kích thích, co thắt tử cung dẫn tới các vấn đề sảy thai, sinh non.
Hiện nay, một số luồng ý kiến cho rằng việc nặn hút sữa non và tận dụng cho con sử dụng trong những ngày đầu tiên là rất tốt. Do vậy, không ít bà mẹ đã tìm cách hút và trữ sữa non trước khi sinh để em bé ra đời có thể dùng.
Vậy có nên nặn hút sữa non trước khi sinh không?
Trước hết, có thể khẳng định là việc vắt sữa non trước khi sinh không ảnh hưởng tới số lượng và thời gian tiết sữa non sau khi sinh. Đồng thời trong một số trường hợp nếu nặn hút sữa non trước sinh đúng cách sẽ không ảnh hưởng gì tới em bé.
Mặc dù vậy, vẫn cần phải cảnh báo các mẹ về độ “rủi ro” của việc vắt sữa non khi em bé chưa ra đời là khá cao. Theo chia sẻ của TS.BS Lê Thị Thu Hà (Bệnh viện Từ Dũ, TP Hồ Chí Minh): vắt sữa non để dành cho con bú là không cần thiết. Lý do là vì động tác kích thích bằng tay sẽ tăng tiết hormone oxytocin kéo theo nguy cơ sinh non.
Đặc biệt, kích thích sữa non trước sinh còn nguy hiểm hiểm hơn với những mẹ có tiền sử sảy thai, sinh non, nhau tiền đạo, tiểu đường thai kỳ…
Hiện nay, các bác sĩ sản khoa đều khuyến cáo các mẹ không nên vắt sữa non trước sinh mà chỉ nên cho em bé bú trực tiếp ngay sau khi sinh. Ý nghĩa của hành động này không chỉ là tận dụng nguồn sữa non mà còn kích thích sữa mẹ tiết ra nhiều hơn để đáp ứng được nhu cầu của trẻ.
Trong trường hợp, nếu quá “tôn sùng” sữa non. Mẹ có thể thực hiện vắt từ tuần thứ 37 nhưng nên nhớ là chỉ dùng tay nhẹ nhàng chứ không được dùng máy hút. Đồng thời, tạm ngưng massage nặn sữa nếu như có cơn gò tử cung hoặc dừng lại hẳn nếu như xuất hiện quá 3 lần gò tử cung trong 1 giờ.
Sau khi sinh nặn hút sữa non thế nào là đúng cách?
Như đã chia sẻ ở trên, việc em bé bú mẹ trực tiếp sẽ luôn là ưu tiên số 1. Song trong một vài trường hợp như em bé phải ấp lồng kính, hở hàm ếch, mẹ sinh mổ hoặc có bất thường ở bầu vú… thì sản phụ nên tìm hiểu một vài kiến thức về cách nặn hút sữa non sau khi sinh để “tiếp sức” cho bé.
Về thời điểm tốt nhất để vắt sữa non sau khi sinh, mẹ theo dõi tại đây: https://mebeaz.com/sau-khi-sinh-bao-lau-thi-co-sua-non/
Rất nhiều bà mẹ chưa làm đúng ở khâu này, nhất là những chị em sinh con lần đầu. Vậy mẹ có thể theo dõi một vài gạch đầu dòng về cách nặn hút sữa non cho mẹ sau khi sinh dưới đây:
– Trước khi vắt hoặc hút sữa non sau khi sinh mẹ nên uống một ly sữa hoặc nước ấm.
– Mẹ dùng khăn ấm rửa sạch bầu ngực.
– Dùng hai tay để massage ngực theo chiều kim đồng hồ.
– Các thao tác vắt sữa non bằng tay là: đặt tay lên ngực, dùng ngón tay ấn giữ rồi sau đó vắt sữa. Cụ thể:
- Ngón tay cái mẹ đặt phía trên còn ngón trỏ đặt dưới quầng vú, sao cho cách đầu ti khoảng 3 – 4 cm.
- Ấn giữ các đầu ngón tay cố định trên da và theo chiều về phía ngực.
- Ép 2 ngón tay trỏ và ngón cái về phía đầu ti và nhẹ nhàng vắt sữa ra.
Cố gắng nếu dùng tay hay máy hút sữa thì mẹ cũng phải vắt lần lượt 2 bên ngực. Vì sữa non sau khi sinh thường chảy chậm nên mẹ cố gắng dừng vắt 5 – 7 phút để cất vào tủ mát.
Các mẹ thân mến! ở mỗi người mẹ việc tiết sữa ra là bản năng nhưng cách nặn hút sữa non sau khi sinh lại thuộc về kỹ năng. Hy vọng, với những gì Mebeaz.com chia sẻ ở trên sẽ giúp các mẹ có thêm thông tin, kiến thức trên hành trình nuôi con bằng sữa mẹ. Chúc thành công!