Xem ngay: Cách xử lý khi trẻ bị lên sởi biến chứng

0 95

Bệnh sởi nếu không được chữa trị và chăm sóc đặc biệt sẽ rất nguy hiểm. Một khi trẻ bị sởi biến chứng sẽ để lại những hậu quả nặng nề như tổn thương não, viêm phổi, viêm tai giữa… Dưới đây là một số thông tin cần thiết giúp mẹ đề phòng trường hợp xấu nhất là bé bị sởi biến chứng.

Nội dung chính trong bài

Mẹ đã biết gì về bệnh sởi?

Sởi là một bệnh lý do virus gây ra và lây lan rất nhanh qua dịch tiết mũi, họng. Biểu hiện của sởi là ho, sốt, phát ban khắp cơ thể. Hàng năm ở nước ta vào các mùa đông xuân số ca mắc sởi rất cao.

Người có sức đề kháng kém rất dễ mắc sởi
Người có sức đề kháng kém rất dễ mắc sởi

Vì nguyên nhân gây sởi là là do virus nên bệnh vẫn chưa có thuốc kháng sinh đặc hiệu, cách điều trị chủ yếu là giảm triệu chứng. Để phòng sởi thì biện pháp tiêm vắc xin vẫn là lựa chọn số 1. Mẹ xem thêm lịch tiêm sởi TẠI ĐÂY.

Đa phần các trường hợp trẻ mắc sởi ở thể thông thường sẽ khỏi nếu được chăm sóc tốt. Ngược lại, bệnh sởi cũng diễn tiến rất nhanh và gây ra biến chứng nguy hiểm nếu không được xử lý đúng cách.

Biến chứng của bệnh sởi thường rơi vào những đối tượng nào?

Ai cũng có thể mắc bệnh sởi nhưng những người có hệ miễn dịch kém như trẻ sơ sinh, trẻ em dưới 5 tuổi, phụ nữ có thai, những người chưa tiêm phòng là những đối tượng dễ mắc bệnh sởi nhất. Đặc biệt những trẻ dễ bị biến chứng khi mắc sởi thường là:

– Trẻ dưới 9 tháng tuổi, trẻ thừa cân béo phì hoặc trẻ bị suy dinh dưỡng.

– Những trẻ đang mắc các bệnh lý khác như cúm, tiểu đường hoặc bị tim bẩm sinh.

– Trẻ sinh ra từ người mẹ nhiễm HIV. 

– Những trẻ bị thiếu vitamin A. Đây cũng là lý do vì sao những người bị sởi được khuyên nên bổ sung đầy đủ vitamin A.

– Trẻ mắc bệnh lao: Trẻ có khả năng bị sởi biến chứng nếu trước đó từng bị lao. Và nếu đang bị lao thì bệnh sẽ nặng hơn khi mắc sởi.

>>Xem thêm:  Trẻ bị sởi Đức có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

Biến chứng nguy hiểm khi trẻ mắc sởi

Trên thế giới và cả Việt Nam, tình trạng trẻ bị tử vong do biến chứng sởi xảy ra rất nhiều mà chủ yếu là biến chứng viêm phổi. 

Trẻ nhỏ thường gặp biến chứng viêm phổi do sởi
Trẻ nhỏ thường gặp biến chứng viêm phổi do sởi

Vậy khi trẻ bị sởi, mẹ cần cảnh giác với những biến chứng do sởi dưới đây: 

1. Biến chứng viêm tai giữa

Hay còn gọi là nhiễm trùng tai. Tỷ lệ cao rơi vào những bé dưới 5 tuổi, cứ 14 trẻ bị sởi lại có 1 bé bị viêm tai giữa. Bệnh không chỉ khiến cho trẻ đau đớn, quấy khóc mà còn có thể khiến bé mất đi thính lực mãi mãi.

2. Viêm phổi là biến chứng nặng nề khi trẻ bị sởi

Tỷ lệ mắc biến chứng do viêm phổi là 1/16. Tức là cứ 16 trẻ bị sởi thì lại có một bé bị viêm phổi do virus hoặc vi khuẩn gây ra. Đây là bệnh lý rất nguy hiểm, diễn tiến rất nhanh và có thể tử vong nếu không được điều trị kịp thời. 

Ngoài viêm phổi, sởi còn gây ra những biến chứng đường hô hấp khác như viêm thanh quản, viêm phế quản, tụ cầu phổi… rất nguy hiểm.

3. Biến chứng tiêu chảy do sởi

Tiêu chảy cũng được xếp vào biến chứng phổ biến khi mắc sởi. Trong đó cứ 12 người bị sởi lại có 1 người bị tiêu chảy. Nếu không có biện pháp can thiệp trẻ cũng sẽ mất nước dẫn đến tử vong. 

4. Biến chứng viêm não

Tỷ lệ mắc biến chứng này là 1/1000. Biến chứng sởi này thường xuất hiện sau 6 ngày kể từ khi cơ thể người bệnh bị phát ban. Triệu chứng điển hình là sốt, nhức đầu, buồn nôn, ngủ và hôn mê. 

Thêm một con số khiến các mẹ phải giật mình đó là có tới hơn 15% người chết vì biến chứng này trên tổng số người nhiễm sởi.

Nhiều trường hợp tử vong do sởi biến chứng viêm não
Nhiều trường hợp tử vong do sởi biến chứng viêm não

5. Biến chứng viêm màng não (SSPE)

Biến chứng này còn có tên gọi khác là bệnh Dawson. Đặc điểm của biến chứng này là nó thường kéo dài rất nhiều năm kể từ khi người bệnh lên sởi. Là một dạng nhiễm trùng mạn tính do virus sởi. 

Mặc dù hiếm gặp nhưng viêm màng não do sởi làm cho hệ thần kinh trung ương bị thoái hóa từ đó làm cho người bệnh trở nên đau đầu, suy giảm trí nhớ, chậm nói, dễ bị té ngã thậm chí là co giật và tử vong.

Điều đáng nói ở đây là những em bé sơ sinh bị nhiễm sởi trước khi tiêm phòng cũng là đối tượng dễ bị biến chứng này nhất. Do đó, mẹ nên tìm hiểu và tiêm vắc xin sởi đúng thời gian cho bé.

Cách xử lý khi trẻ bị sởi biến chứng

Nếu nghi ngờ bé bị biến chứng do mắc sởi. Mẹ hãy lập tức đưa con tới các bệnh viện, cơ sở y tế để khám và bác sĩ xử lý kịp thời. Càng sớm thì mức độ nguy hiểm và hậu quả sẽ giảm đi rất nhiều. Việc điều trị biến chứng do sởi sẽ phụ thuộc vào phác đồ của bác sĩ.

Thông thường, các giai đoạn mắc sởi là: thời gian ủ bệnh 8 – 10 ngày. Tiếp sau đó là con sẽ sốt, ho, chảy mũi (biểu hiện giống cảm cúm) khoảng 3 – 4 ngày). Cuối cùng là trẻ bị phát ban khoảng 4 – 6 ngày. 

Khi các nốt ban sởi bay đi cũng là lúc trẻ hết sốt. Tuy nhiên, nếu mẹ thấy cơn sốt vẫn không chấm dứt thì có thể nghĩ ngay tới biến chứng do sởi. Hoặc nếu thấy trẻ khó thở, người tím tái, lờ đờ, bỏ bú, sốt cao liên tục trên 39 độ, co giật thì tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám ngay.

Mẹ nên theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ khi hết ban sởi
Mẹ nên theo dõi kỹ các biểu hiện của trẻ khi hết ban sởi

Trên đây là một số thông tin cần thiết để mẹ có thể xử lý khi trẻ bị sởi biến chứng. Hy vọng, sau khi đọc những kiến thức này các mẹ sẽ có kỹ năng, kinh nghiệm chăm sóc trẻ mắc sởi tốt nhất.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.