Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón tại nhà – 100% mẹ cần
Trẻ sơ sinh bị táo bón là một trong những nỗi “ám ảnh” với các bà mẹ trong giai đoạn nuôi con nhỏ. Vậy cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón là gì? Táo bón nguy hiểm thế nào đối với trẻ? Những thông tin hữu ích trong bài viết dưới đây sẽ giúp các mẹ có câu trả lời.
Nội dung chính trong bài
Nguyên nhân dẫn tới táo bón ở trẻ sơ sinh
Có nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị táo bón, trong đó có 4 lý do chính sau đây:
Trẻ sơ sinh bú ít bị táo bón
Với trẻ dưới 6 tháng tuổi sữa mẹ hoặc sữa công thức chính là nguồn thức ăn và cũng là nguồn cung cấp nước chính. Nếu trẻ bú kém, nước không đủ cung cấp cho cơ thể sẽ làm cho phân bị khô cứng dẫn tới táo bón ở trẻ.
Trẻ sơ sinh dùng sữa công thức bị táo bón
Thành phần của một số loại sữa công thức rất dễ khiến trẻ sơ sinh bị táo bón. Trong khi nếu dùng sữa mẹ thì khả năng bị táo bón sẽ ít hơn. Lý do là vì sữa mẹ có sự cân bằng hoàn hảo giữa chất đạm và chất béo và ngay cả khi không đi ngoài trong vài ngày thi chất thải của bé cũng vẫn mềm.
>> Xem thêm: Giải pháp trẻ sơ sinh bú sữa công thức bị tiêu chảy, táo bón
Chế độ ăn của mẹ cũng có thể khiến trẻ sơ sinh bị táo bón
Đối với những trẻ sơ sinh bị táo bón khi bú sữa mẹ thì đa phần nguyên nhân xuất phát từ nguồn thức ăn của người mẹ. Chẳng hạn mẹ bổ sung quá nhiều chất đạm, ăn ít rau xanh nên thiếu chất xơ, mẹ ăn đồ cay nóng, uống ít nước, ăn ngủ không khoa học sẽ dẫn tới tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh.
Trẻ sơ sinh bị táo bón do bệnh lý
Đôi khi một đứa trẻ sơ sinh bị táo bón không xuất phát từ dinh dưỡng mà lại do bệnh lý phát ra từ cơ thể của con. Những bệnh lý liên quan tới tổn thương thực thể đường tiêu hoá hay các dị tật bẩm sinh như đại tràng phình to, bệnh suy giáp trạng cũng có thể là nguyên nhân khiến bé bị táo bón, khó đi ngoài.
Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh đang bị táo bón
Nhiều mẹ cho rằng trẻ sơ sinh cứ 3 ngày không đi ngoài là bị táo bón. Nhưng thực tế lại không phải như vậy. Muốn biết trẻ sơ sinh có bị táo bón hay không thì ngoài số lần “đi nặng” còn phụ thuộc vào tính chất phân của em bé. Có những em bé 3 – 5 ngày không đi ngoài nhưng phân mềm thì chưa được gọi là táo bón. Trẻ chỉ bị táo bón khi có những dấu hiệu dưới đây:
– Trẻ không đi ngoài nhiều hơn 3 ngày, tính chất phân khô rắn có thể như phân dê hoặc khối phân to hơn bình thường, trẻ có biểu hiện đỏ mặt, gồng mình lên để “rặn”..
– Trẻ có biểu hiện chướng bụng, khó tiêu hoá. Bằng cách sờ lên bụng trẻ mẹ sẽ cảm nhận được điều này. Ngoài ra con còn kèm theo các hiện tượng như đánh rắm, xì hơi nặng mùi…
– Khi trẻ bị táo bón sẽ kèm theo hiện tượng đầy hơi khiến trẻ luôn cảm thấy khó chịu và không muốn ăn, các bé hầu như sẽ ngủ không ngon giấc và quấy khóc vào ban đêm.
– Trong một số trường hợp, trẻ sơ sinh bị táo bón nặng sẽ đi kèm với máu, nứt kẽ hậu môn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón có nguy hiểm không?
Nếu trẻ sơ sinh bị táo bón lâu ngày không khỏi, không được can thiệp kịp thời sẽ làm cho trẻ luôn trong tình trạng đầy bụng, khó tiêu, ăn ngủ kém… lâu dần làm chậm quá trình phát triển của con thậm chí là suy dinh dưỡng.
Ngoài ra những chất độc hại trong phân không được thải ra ngoài hàng ngày sẽ tích tụ lại ở thành ruột và bị hấp thụ ngược trở lại cơ thể vào máu rất nguy hiểm.
Không chỉ có thế, táo bón ở trẻ sơ sinh kéo dài sẽ làm cho niêm mạc đại tràng bị tổn thương, hậu môn bị nứt rách gây chảy máu, bệnh trĩ… Đây toàn là những bệnh khó chữa và khiến trẻ bị dần bị thiếu máu.
Cách xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón tại nhà
– Điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mẹ. Mẹ nên tăng cường bổ sung chất xơ từ rau xanh, hoa quả, uống nhiều nước… không ăn thức ăn cay nóng, uống rượu bia, trà, cà phê.
– Trường hợp nếu trẻ phải dùng sữa công thức thì mẹ nên chọn những loại sữa có hàm lượng chất xơ hòa tan cao để tăng nhu động ruột và giúp cho lợi khuẩn sống sót nhiều hơn trong đường ruột của trẻ. Có như vậy mới xử lý được tình trạng táo bón ở trẻ sơ sinh. Các mẹ có thể tham khảo một số loại sữa tốt cho những trẻ bị táo bón như sữa Nan Nga, Morinaga, Aptamil, Meiji, Physiolac, Abbott Grow 2.
– Tập cho trẻ thói quen đi vệ sinh vào một giờ cố định trong ngày. Trước đó mẹ có thể tắm nước ấm để trẻ được thư giãn và cũng là kích thích nhu động ruột của bé.
– Massage quanh rốn của trẻ theo chiều kim đồng hồ từ 3 – 5 phút sau khi cho con bú. Xem thêm cách massage hỗ trợ điều trị táo bón cho trẻ TẠI ĐÂY.
– Nếu trẻ đã ăn dặm mẹ cũng cần phải chú ý tới thực đơn của bé. Hãy bổ sung một cách cân bằng các chất: đạm, chất xơ, vitamin và chất béo. Lưu ý, thời gian tốt nhất để trẻ bắt đầu ăn dặm là từ đủ 6 tháng tuổi vì thời gian này đường ruột của bé mới đủ khỏe để làm quen với những dạng thức ăn khác nhau từ ngoài vào.
– Mẹ có thể xử lý tình trạng táo bón cho trẻ sơ sinh theo cách dân gian khi bé khó đi ngoài dưới đây:
- Mật ong: Mật ong có tính nóng sẽ làm cho các cơ hậu môn của trẻ được kích thích. Mẹ chỉ cần dùng tăm bông nhúng vào mật ong sau đó thụt nhẹ nhàng vào hậu môn 1 cm của bé là bé có thể đi nặng dễ dàng.
- Mồng tơi: Mẹ dùng cọng mồng tơi cứng, thân to, rửa sạch sẽ sau đó tước vỏ và dùng phần cuống thụt vào hậu môn của trẻ 3 – 4 lần. Vì mồng tơi có chất nhờn dính nên sẽ không làm tổn thương bé nhưng lại giúp chất thải ra ngoài dễ dàng hơn.
Trẻ sơ sinh bị táo bón khi nào nên đi khám?
Mẹ nên cho trẻ sơ sinh bị táo bón đi khám trong những trường hợp sau:
+ Tình trạng táo bón kéo dài hơn 1 tuần, việc thay đổi chế độ dinh dưỡng của người mẹ vẫn không có tác dụng với bé.
+ Táo bón kéo dài dẫn tới tình trạng đầy bụng, khó tiêu, trẻ sụt cân, hay nôn trớ mẹ cũng nên cho bé đi khám để tìm ra nguyên nhân và chữa trị kịp thời.
Ngoài ra, việc bổ sung men tiêu hoá cho trẻ sơ sinh bị táo bón không phải là việc làm “tuỳ ý”. Các mẹ nên hỏi ý kiến bác sĩ, nếu được phép mới nên cho con sử dụng.
Trên đây là một số kiến thức cơ bản giúp mẹ xử lý khi trẻ sơ sinh bị táo bón. Hy vọng sẽ giúp được chị em trong việc cải thiện vấn đề của con mình. Nếu có bất cứ thắc mắc gì liên quan tới chủ đề mẹ và bé, chị em đừng ngại để lại câu hỏi bên dưới, chúng tôi sẽ trả lời sớm nhất.
Nguồn: Mebeaz.com