Bật mí: Cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi nhàn tênh
Khi các mẹ biết cách chăm sóc trẻ sẽ giúp con phát triển cả về thể lực lẫn trí tuệ. Vậy đối với năm tháng đầu đời của trẻ thì sao? Cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi như thế nào để vừa tốt cho con, vừa dễ dàng cho mẹ? Cùng tìm hiểu trong bài viết sau của Mebeaz để có câu trả lời nhé!
Nội dung chính trong bài
Cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi trong chế độ ăn
Duy trì sữa mẹ cho bé trong 6 tháng đầu đời
Cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi không thể bỏ qua vấn đề sữa mẹ. Chế độ dinh dưỡng cho trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi phụ thuộc vào chế độ ăn của mẹ. Duy trì sữa mẹ trong ít nhất 6 tháng đầu đời cho trẻ bú là điều mà các chuyên gia, bác sĩ khuyên các mẹ nên làm.
Sữa mẹ không chỉ là nguồn sữa ngọt ngào giúp con phát triển thể chất mà cả tinh thần. Trẻ được tiếp xúc nhiều với mẹ, đặc biệt là bầu ngực của mẹ giúp con cảm thấy an toàn với thế giới xung quanh.
Hơn nữa, sữa mẹ với vô vàn công dụng khác cho cả mẹ và bé như: tăng cường sức đề kháng dồi dào cho con, phòng tránh bệnh hậu sản tốt cho mẹ, hạn chế nguy cơ tử vong ở trẻ,…
Cho con bú đúng cách
Để chăm sóc tốt cho bữa ăn của con, trước hết mẹ phải cho con bú đúng cách. Nhiều mẹ có sữa nhưng không biết cách cho con bú dẫn tới việc con không bú đủ hay dẫn tới tình trạng ít sữa, mất sữa, tắc tia sữa,…
- Mẹ bế hoặc đặt bé nằm bú sao cho thoải mái nhất và để miệng của con chạm vừa tới bầu ngực của mẹ.
- Cho con ngậm núm và phần lớn nhũ hoa (phần sẫm màu quanh núm vú). Đồng thời mẹ một tay bế con, một tay dùng 2 ngón tay trỏ và giữa kẹp đầu ti để điều chỉnh sự tiết sữa, tránh để sữa chảy ồ ạt gây sặc cho bé.
- Bạn sẽ cảm thấy trẻ mút nhanh lúc đầu và chậm về sau.
Cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi trong giấc ngủ
Song song với chế độ ăn thì giấc ngủ cũng quan trọng không kém đối với trẻ sơ sinh, đặc biệt từ 0 đến 6 tháng tuổi. Trẻ trong giai đoạn này ngủ rất nhiều, trung bình khoảng 15 – 18 tiếng. Trẻ càng lớn thì thời gian ngủ trong một giấc sẽ dài hơn, thời gian thức cũng nhiều hơn. Để con có một giấc ngủ ngon các mẹ cần chú ý những điều sau trong cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi:
Hát ru cho bé ngủ
Hát ru hay mở một bản nhạc cổ điển, du dương sẽ giúp trẻ phát triển thính giác, cân bằng hệ thần kinh và giúp mẹ thư thái hơn. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng giống nhau nên mẹ có thể thử một trong số cách sau để giúp bé dễ dàng vào giấc hơn:
- Đọc một câu chuyện nhẹ nhàng.
- Bế và đu đưa con.
- Cho con ngậm núm vú giả.
Ngủ chung với bé
Đối với trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi nhiều khi chưa quen với môi trường rộng lớn ngoài tử cung của mẹ nên sự hiện diện của mẹ cho bé cảm giác an toàn. Đây cũng là cách giúp trẻ phòng tránh hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh. Ngủ chung với mẹ trong giai đoạn đầu đời là rất quan trọng, cũng tiện cho cả mẹ và bé vì bé có thể ti ban đêm bất cứ lúc nào con muốn.
Một số trường hợp mẹ không nên cho bé ngủ chung: quá mệt, thường ngủ sâu giấc khó đánh thức, đang bị ốm, béo phì hay nghiện các chất kích thích,..
Cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi trong sinh hoạt hàng ngày
Bên cạnh chế độ ăn ngủ thì các thói quen sinh hoạt khác cũng rất quan trọng để xem bạn có biết cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi không.
- Không nên cho trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi tiếp xúc với tivi, đồ điện tử.
- Tạo môi trường giáo dục tốt để con phát triển 5 giác quan giúp con có khả năng thích ứng cao và phát triển nhanh.
- Cách dỗ ngay khi trẻ khóc: Ngay khi thấy bé mếu máo, nhăn nhó, khó chịu mẹ nên dỗ dành ngay để giúp con bình tâm. Giai đoạn này mẹ không nên áp dụng “thi gan lì” với trẻ vì sẽ gây tổn hại hệ thần kinh khiến bé chậm phát triển, kém thông minh.
- Thay tã lót kịp thời khi trẻ tiểu hay đại tiện cũng rất quan trọng giúp bé tránh khỏi những khó chịu, ướt át, viêm nhiễm, hăm tã, rôm sảy,…
- Ở những tuần đầu bé vẫn còn dây rốn, mẹ hãy chú ý vệ sinh dây rốn cho bé để tránh nhiễm trùng. Nếu dây rốn rụng bị mưng mủ, sưng đỏ cần đưa bé tới bệnh viện ngay.
- Cách chăm sóc trẻ từ 0 đến 6 tháng tuổi khi bị ốm cũng quan trọng. Sức đề kháng của trẻ yếu nên rất dễ mắc bệnh, phổ biến là ho, sốt, cảm cúm, tiêu chảy, trớ sữa,.. Vì thế, các mẹ nên tìm hiểu kĩ những bệnh vặt này của con.
>>> Xem thêm: Sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi thế nào là tốt?
Bài viết trên được coi như là cẩm nang chăm sóc trẻ từ 0 – 6 tháng tuổi. Hy vọng với những chia sẻ đó sẽ hữu ích với các mẹ khi lần đầu làm mẹ chưa biết chăm sóc con yêu của mình như thế nào. Chúc các mẹ mau khỏe và chúc các con ngoan, hay ăn chóng lớn!
Nguồn: Mebeaz.com