Có thai ăn gì tốt và kiêng không nên ăn gì? 8 câu hỏi thường gặp nhất

0 3.831

Phụ nữ có thai kiêng không nên ăn gì và ăn gì là tốt nhất cho sự phát triển của thai nhi? Rất nhiều câu hỏi xoay quanh vấn đề này như có được ăn yến sào, mực, ghẹ, gừng, bánh flan, socola được không? Đặc biệt trong những giai đoạn có thai 6, 7, 8 tuần bà bầu dễ nghén, nên tránh ăn thực phẩm nào nhưng vẫn không bị thiếu chất mà vẫn hợp khẩu vị. Cùng tìm hiểu nhanh qua bài viết này mẹ nhé.

Nội dung chính trong bài

Có thai nên ăn gì và kiêng không ăn gì là tốt nhất?
Có thai nên ăn gì và kiêng không ăn gì là tốt nhất?

Có thai nên ăn gì là tốt nhất cho mẹ và sự phát triển của thai nhi?

Trong thời gian mang bầu, việc bổ sung dinh dưỡng cho sự phát triển của thai nhi là vô cùng cần thiết. Do đó, phụ nữ có thai nên ăn gì là tốt nhất và ăn như thế nào là một trong những điều chị em phải đặc biệt chú trọng. Dưới đây là một số nhóm dưỡng chất cần phải bổ sung trong thời kỳ mang thai:

– Bổ sung thực phẩm giàu axit folic

Theo các chuyên gia dinh dưỡng, bà bầu cần được bổ sung khoảng 400 – 600mcg axit folic mỗi ngày để đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi cũng như các nguy cơ về dị tật ống thần kinh.

Đặc biệt bổ sung trong 3 tháng đầu thai kỳ là vô cùng quan trọng, thời gian này nếu thiếu axit folic trẻ sẽ có nguy cơ khuyết tật ở dây thần kinh, thoát vị não, hở đốt sống, sứt môi, hở hàm ếch…

Chính vì thế, khi có thai chị em cần bổ sung những thực phẩm giàu axit folic như: Gan, thịt gia cầm, ngũ cốc, các loại rau xanh như súp lơ, cải bina, rau dền, đậu nành, cà chua, cà rốt… Các loại hoa quả như chuối, cam, chanh, bưởi…

– Thực phẩm giàu sắt

Có thai nên ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt
Có thai nên ăn những thực phẩm chứa nhiều sắt

Sắt là dưỡng chất rất cần thiết đối với bà bầu đồng thời để cho quá trình vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến tế bào thai, giúp não bộ của bé phát triển toàn diện nhất.

Ngoài ra, sắt giúp cho hệ miễn dịch của cơ thể hoạt động tốt nhất, phòng tránh bệnh tật khi có thai.

Mỗi ngày, phụ nữ mang thai cần bổ sung khoảng 40 – 60mg mới đủ. Thực phẩm có thai nên ăn chứa sắt như: Thịt bò, cải xoăn, cải bó xôi, ngũ cốc, rau dền…

– Thực phẩm bổ sung canxi

Canxi là một trong những chất không thể thiếu đối với sự phát triển của thai nhi, giúp cho hệ xương của trẻ phát triển toàn diện, ngược lại nếu thiếu canxi trẻ sẽ bị suy dinh dưỡng ngay từ trong bụng mẹ, gây ra dị tật về xương, thấp lùn…

Mỗi bà bầu cần được bổ sung canxi khoảng 800 – 1000mg/ 1 ngày trong tam cá nguyệt đầu tiên sau đó tăng lên trong những quý tiếp theo. Thực phẩm bổ sung canxi như: Sữa bò, sữa dê, vừng, cà rốt, cua đồng, tôm…

Vậy ngoài sắt, canxi, axit folic ra phụ nữ có thai nên ăn những thực phẩm gì là cần cần thiết cho sự phát triển của mẹ và bé? Câu trả lời là mẹ nên ăn nhiều thực phẩm như trên nhưng vẫn phải đảm bảo cân bằng và đủ dưỡng chất, không nên cắt hẳn những chất khác vì để cơ thể muốn khỏe mạnh vẫn cần phải duy trì đủ chất.

Phụ nữ có thai kiêng không nên ăn gì mẹ cần nhớ?

Có thai không được ăn gì là câu hỏi cũng rất quan trọng
Có thai không được ăn gì là câu hỏi cũng rất quan trọng

+ Không nên ăn thực phẩm tái hoặc sống: Các loại rau sống, gỏi cá, sushi…

+ Thực phẩm chưa tiệt trùng: Chú ý các loại sữa uống hàng ngày.

+ Đồ đông lạnh, đồ đóng gói sắn. Đây là những dạng thực phẩm phụ nữ có thai kiêng không nên ăn là tốt nhất vì chứa chất bảo quản không tốt cho thai nhi.

+ Không dùng những thực phẩm cay nóng, chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá…

+ Những thực phẩm nhiễm độc. Cần chú ý một số loại cá biển chứa nhiều thủy ngân.

+ Một số loại rau quả ăn nhiều dễ động thai như: rau ngót, rau răm, rau sam, dứa, đu đủ xanh, ngải cứu, khoai tây mọc mầm… Cần lưu ý loại khỏi các bữa ăn hàng ngày.

Nói chung, câu hỏi có thai kiêng không được ăn gì cũng được các mẹ quan tâm không kém những thực phẩm nên ăn. Bởi chế độ ăn uống không đúng cách không những ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn tác động trực tiếp đến thai nhi. Do đó, các bà bầu phải hết sức lưu tâm.

Ăn uống thời kỳ có thai: Những câu hỏi thường gặp nhất

Phụ nữ mới có thai nên ăn gì và kiêng không ăn gì? Luôn là đề tài được rất nhiều mẹ quan tâm.

Phụ nữ có thai có được ăn yến sào không?

Có thai được ăn yến sào không?
Có thai được ăn yến sào không?

Yến sào là thực phẩm tốt cho sức khỏe, vị ngọt, tính bình có tác dụng bổ phế, tăng cường trí nhớ, cải thiện thể lực, tăng cường sức đề kháng, cải thiện làn da…

Tuy nhiên, có thai được ăn yến sào không thì cần phải lưu ý vì cơ địa bà bầu thay đổi thất thường. Theo các bác sĩ, bà bầu có thể ăn yến sào nhưng không nên ăn trong giai đoạn thai nghén để phòng tránh tác dụng phụ. Khi đã hết giai đoạn này rồi thì có thể dùng bình thường nhưng không dùng quá 3g mỗi ngày và quá 3 lần/ 1 tuần.

Có thai ăn ghẹ được không?

Ghẹ là hải sản giàu protein và canxi, omega – 3, chất béo rất tốt cho sức khỏe. Ngoài ra, ghẹ rất giàu folate, vitamin B1, B12. Đây là những dưỡng chất rất cần thiết cho bà bầu.

Tuy nhiên, phụ nữ mang thai là đối tượng rất nhạy cảm, do đó cần phải cân nhắc khi lựa chọn thực phẩm này vào các bữa ăn.

Nếu ăn quá nhiều ghẹ và ăn không đúng cách có thể ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi vì ghẹ gây đầy bụng, tiêu hóa kém. Đặc biệt một số người có cơ địa dễ bị dị ứng ăn vào rất dễ nổi mẩn, sưng phù. Vậy nên ghẹ là thực phẩm phụ nữ có thai nên tránh ăn nhiều.

Có thai ăn được socola không?

Theo các chuyên gia, có thai ăn socola rất tốt cho sức khỏe. Ngăn ngừa được chứng tiền sản giật, làm cho thai nhi cảm thấy hạnh phúc hơn và giúp cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể.

Mẹ nên chọn socola đen, ít đường là loại tốt nhất. Tuy nhiên, thành phần socola có chứa một lượng caffein, vì thế chỉ nên ăn một thanh nhỏ hoặc một viên kẹo mỗi ngày để đảm bảo không nạp quá 200mg caffein.

Có thai được ăn bánh flan không?

Trong thời kỳ mang bầu nhất là giai đoạn thai nghén, món bánh flan là đồ ăn không thể thiếu của một số mẹ.

Thành phần của bánh gồm nước, sữa tươi, trứng gà, đường cung giúp cung cấp năng lượng, dưỡng chất cho mẹ và bé.

Tuy nhiên, vì có nhiều đường nên mỗi ngày chỉ nên ăn 1 chiếc là thích hợp nhất cho bà bầu.

Có thai không nên ăn mực đúng không?

Có thai được ăn mực nhưng không nên ăn trong 3 tháng đầu
Có thai được ăn mực nhưng không nên ăn trong 3 tháng đầu

Đây chỉ là những lời truyền miệng dân gian không có căn cứ. Thực tế mực là một loại hải sản giàu protein, omega 3, canxi, đạm và nhiều khoáng chất khác.

Do đó, có thai không được ăn mực là một quan niệm sai lầm. Mẹ có thể ăn nhưng nên ăn từ từ để xem có bị dị ứng không, ngoài ra cũng không nên ăn trong 3 tháng đầu tiên và 1 tháng cuối cùng để đảm bảo thai nhi và mẹ an toàn.

Có thai ăn gừng được không?

Mẹ bầu ăn kẹo gừng, uống trà gừng rất tốt cho cơ thể. Cụ thể là:

Giúp lưu thông máu dễ dàng hơn, cải thiện ốm nghén, chữa đầy hơi khó tiêu, tăng lượng máu cung cấp cho thai nhi, điều chỉnh mức độ cholesterol, giảm ho và cảm lạnh…

Tuy nhiên mẹ cũng không nên ăn quá nhiều gừng vì có thể gây nóng, nên dùng với liều lượng vừa phải theo chỉ dẫn của bác sĩ khám thai.

Có thai ăn gì cho con trắng?

Đối với câu hỏi này: Có thai nên ăn gì cho con trắng? Là câu hỏi vẫn được nhiều mẹ thắc mắc. Sắc tố da được quy định nhiều bởi gen, tuy vậy vẫn có thể cải thiện phần nào thông qua việc ăn uống. Bà bầu nên bổ sung những thực phẩm sau để con khỏe mạnh, da dẻ đẹp hơn: Trứng gà, bơ, uống nước dừa, trái cây chứa vitamin C… Điều các mẹ cần chú ý nhất là ăn thế nào để cân bằng dưỡng chất, không ăn quá nhiều có thể gây tác dụng ngược lại.

Có thai 3 tháng đầu nên ăn gì?

Ba tháng đầu tiên việc ăn gì và kiêng ăn gì rất quan trọng
Ba tháng đầu tiên việc ăn gì và kiêng ăn gì rất quan trọng

Trong 3 tháng đầu tiên các chức năng cơ bản của trẻ bắt đầu hình thành. Bổ sung dưỡng chất trong giai đoạn này rất quan trọng. Đặc biệt có thai tuần 6, 7, 8 ăn gì luôn là sự quan tâm đối với các mẹ. Bởi trong giai đoạn này bà bầu hay bị nghén. Lời khuyên dành cho các mẹ trong giai đoạn này là hãy cố gắng bổ sung dưỡng chất như sắt, canxi, vitamin B9… Nên kèm theo các thực phẩm giảm nghén như: bánh mặn, các loại trái cây thanh mát như nho, thanh long.

Nhìn chung, có thai nên ăn gì và kiêng không nên ăn gì là vô cùng cần thiết đối với sự phát triển của mẹ và thai nhi. Việc bổ sung dưỡng chất trong từng giai đoạn giúp cho con phát triển ổn định, hạn chế được những nguy cơ dị tật, chậm phát triển của bé.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.