ĐỪNG BỎ QUA: 4 điều cần lưu ý khi vệ sinh cơ thể sau sinh

0 183

Vệ sinh cơ thể sau khi sinh là việc làm cần thiết để loại bỏ mồ hôi, bụi bẩn, tránh vi khuẩn xâm nhập. Tuy nhiên, vì sức khỏe chưa phục hồi hoàn toàn, dễ bị các tác nhân gây bệnh tấn công nên mẹ cần phải đặc biệt cẩn trọng.

Cùng Mebeaz tìm hiểu trong bài viết này để biết những lững lưu ý không thể bỏ qua khi vệ sinh cơ thể sau sinh nhé!

Nội dung chính trong bài

Những lưu ý khi mẹ vệ sinh cơ thể sau sinh
Những lưu ý khi mẹ vệ sinh cơ thể sau sinh

Việc tắm gội, vệ sinh cơ thể hàng ngày tưởng chừng như đơn giản nhưng đối với các sản phụ thì không thể qua loa, thoải mái như bình thường.

1. Tắm sau khi sinh

Vệ sinh cơ thể sau khi sinh không thể bỏ qua công đoạn tắm. Vậy mẹ cần lưu ý những gì?

– Thời gian:

+ Trước đây, quan niệm xưa cho rằng, sản phụ cần phải kiêng cữ ít nhất 1 tháng mới được tắm sau sinh. Tuy nhiên, điều đó hoàn toàn sai lầm.  Cơ thể bẩn, dễ bị nhiễm khuẩn, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, gây các bệnh về da.

+ Thông thường, sau khi sinh khoảng 3 – 4 (đối với mẹ sinh thường), 5 – 7 ngày (đối với mẹ sinh mổ) sức khỏe dần phục hồi, người mẹ đi lại bình thường là có thể nghĩ đến chuyện vệ sinh cơ thể, tắm bình thường.

– Cách tắm để vệ sinh cơ thể sau khi sinh:

+ Thời gian tắm không nên quá lâu, tránh để cơ thể bị nhiễm lạnh. Tốt nhất chỉ tắm trong khoảng 5 – 10 phút.

+ Nên đổ nước ra chậu rồi dùng gáo múc hoặc dùng vòi hoa sen chứ không nên ngâm mình trong bồn tắm.

+ Kiêng tắm bằng nước lạnh, kể cả mùa đông hay mùa hè cũng nên dùng nước ấm.

Mẹ nên dùng vòi hoặc gáo múc nước thay vì ngâm bồn tắm sau khi sinh
Mẹ nên dùng vòi hoặc gáo múc nước thay vì ngâm bồn tắm sau khi sinh

2. Gội đầu sau khi sinh

So với tắm thì việc gội đầu sau khi sinh đơn giản hơn rất nhiều. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần chú ý:

– Thời gian:

Sản phụ có thể gội đầu sau khi sinh khoảng 3 – 4 ngày (kể cả sinh thường lẫn sinh mổ vì vết mổ sẽ không bị ảnh hưởng khi gội đầu).

– Cách gội đầu khi vệ sinh cơ thể sau sinh:

+ Tương tự khi tắm, mẹ nên gội đầu bằng nước ấm và gội trong khoảng thời gian ngắn.

+ Không dùng quá nhiều dầu gội, gây kích ứng da đầu. Nếu có thể, nên sử dụng những loại dầu gội chiết xuất từ thảo dược tự nhiên hoặc gội bằng bồ kết, nước cốt chanh…

+ Khi gội mát xa da đầu nhẹ nhàng, theo chuyển động tròn, vừa làm sạch da đầu, vừa không tác động quá mạnh vào da đầu.

+ Sau khi gội, không được để tóc ướt mà phải lau khô hoặc sấy khô. Không được để tóc ướt đi ngủ.

 Tương tự khi tắm, mẹ nên gội đầu bằng nước ấm và gội trong khoảng thời gian ngắn.
Tương tự khi tắm, mẹ nên gội đầu bằng nước ấm và gội trong khoảng thời gian ngắn.

3. Vệ sinh vùng kín sau khi sinh

Vệ sinh vùng kín sau khi sinh là việc vô cùng cần thiết để tránh nguy cơ bị viêm nhiễm, mắc các bệnh phụ khoa sau sinh. Vì vậy, mẹ cần chú ý:

– Thời gian:

Tắm, gội có thể chờ vài ngày, thậm chí cả tuần nhưng riêng vùng kín thì cần được vệ sinh sạch sẽ hàng ngày. Đặc biệt là sau khi sinh, tử cung co bóp nhiều để đẩy sản dịch ra ngoài. Vùng kín thường xuyên trong tình trạng ẩm ướt. Nếu không chú ý vệ sinh sẽ tạo điều kiện cho các loại nấm, vi khuẩn tấn công gây bệnh.

– Cách vệ sinh vùng kín sau khi sinh:

+ Nên sử dụng nước ấm hoặc các loại dung dịch vệ sinh chuyên dụng cho phụ nữ sau sinh, sản phẩm có độ pH phù hợp với âm đạo.

+ Không thụt rửa âm đạo quá sâu làm chết vi khuẩn có lợi.

+ Có thể xông vùng kín sau khi sinh bằng các loại lá có tính kháng khuẩn, khử trùng như: lá trầu không, lá chè xanh… để vệ sinh sau sinh. Tuy nhiên, chỉ thực hiện 2 – 3 lần/tuần và thực hiện đúng cách để tránh gây tác dụng phụ.

Vệ sinh vùng kín sau sinh bằng các loại lá như lá trầu không, lá chè xanh
Vệ sinh vùng kín sau sinh bằng các loại lá như lá trầu không, lá chè xanh

+ Thường xuyên thay băng vệ sinh, tránh để “cô bé” lúc nào cũng ẩm ướt, dễ bị vi khuẩn tấn công, gây viêm nhiễm.

+ Không mặc quần lót quá chật. Nên mặc những loại thấm hút mồ hôi, chất liệu co giãn, thoải mái.

4. Vệ sinh bầu ngực sau khi sinh

Sau khi sinh, ngực của mẹ thường căng to, chảy xệ, tiết nhiều sữa. Nếu không vệ sinh đúng cách có thể dẫn đến tình trạng ứ đọng, viêm, tắc tuyến sữa.

– Thời gian:

Việc vệ sinh bầu ngực cần thực hiện trước và sau mỗi lần cho bé bú. Đây là việc tưởng chừng nhỏ nhưng lại vô cùng cần thiết vì bầu ngực chính là nơi bé tiếp xúc trực tiếp để hấp thụ dinh dưỡng từ mẹ. Nếu không được sạch sẽ, chứa nhiều vi khuẩn đồng nghĩa với việc bé cũng rất dễ bị nhiễm bệnh.

– Cách vệ sinh bầu ngực sau khi sinh

+ Các chuyên gia cũng khuyến cáo, mẹ không nên sử dụng các loại xà bông để vệ sinh bầu ngực vì nó có thể dẫn tới tình trạng bị khô rát đầu vú, gây nứt nẻ (nứt cổ gà). Thay vào đó, mẹ cần dùng khăn mềm nhẹ nhàng lau khô đầu vú và xung quanh bầu vú bằng nước ấm sạch sẽ.

+ Sau mỗi cữ bú, mẹ có thể chấm 1 ít sữa lên đầu vú và xung quanh núm vú để làm mềm da, chống nhiễm trùng. Đợi núm vú khô rồi mới mặc áo nịt ngực.

+ Đồng thời, thay tấm lót sữa thường xuyên để đảm bảo núm vú được khô ráo, tránh tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi, phát triển.

Tóm lại, vệ sinh cơ thể sau khi sinh là việc làm cần thiết. Sản phụ có thể vệ sinh bình thường sau khi sức khỏe dần phục hồi, khoảng 3 – 5 ngày. Không kiêng tắm gội quá lâu vì nó có thể là nguyên nhân gây bệnh. Hơn nữa, các mẹ nên đi lại, vận động nhẹ nhàng để đẩy nhanh sản dịch ra ngoài, giúp cơ thể thoải mái, việc vệ sinh cũng đơn giản, dễ dàng hơn.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.