Thực hư: Mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn thì con chân dài, da trắng?

0 2.401

Trứng vịt lộn là món ăn thơm ngon, bổ dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể. Vì vậy, phụ nữ mang thai ăn trứng vịt lộn rất tốt, giúp bồi bổ sức khỏe, tốt cho cả mẹ và bé. Thậm chí nhiều quan niệm còn cho rằng bà bầu ăn trứng vịt lộn thì con sinh ra sẽ nhiều tóc, chân dài, da trắng. Vậy điều này có đúng không? Cùng tìm hiểu trong bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé! 

Nội dung chính trong bài

Bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn
Bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn

Có phải phụ nữ mang thai ăn trứng vịt lộn thì con sinh ra chân dài, da trắng?

Câu trả lời đương nhiên là KHÔNG. Chưa có nghiên cứu hay bằng chứng khoa học nào chỉ ra rằng phụ nữ mang thai ăn trứng vịt lộn thì con sinh ra sẽ chân dài, da trắng, mọc nhiều tóc hay thậm chí có nguy cơ mắc bệnh hen. Tất cả chỉ là quan niệm dân gian hoặc những đồn đoán không có cơ sở khoa học.

Theo đó, họ cho rằng, trứng vịt lộn giàu dinh dưỡng, đặc biệt là giàu canxi thì con sẽ mọc nhiều tóc, chân sẽ dài. Tuy nhiên, điều này không đúng vì chân dài, da trắng, nhiều tóc hay ít tóc chủ yếu là do yếu tố di truyền, chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt của mẹ…

Còn việc trẻ không may bị hen thì đó là vấn đề liên quan đến hệ hô hấp, khi phế quản phản ứng lại với một số yếu tố như khói bụi, lông động vật…Hoặc do yếu tố di truyền, không liên quan đến việc mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn nhiều hay ít. 

Đây mới là lợi ích thật sự khi bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn

– Theo Đông y, trứng vịt lộn có tác dụng tu âm, dưỡng huyết, ích trí, giúp cơ thể nhanh tăng trưởng.

– Còn theo Tây y, trứng vịt lộn chứa rất nhiều dưỡng chất, vitamin A, B, C… , khoáng chất thiết yếu (canxi, sắt…). 1 quả trứng vịt lộn cung cấp khoảng 182kcal năng lượng, 13,6g protein, 12,4g lipit, 82mg canxi… Bà bầu ăn trứng vịt lộn sẽ giúp cung cấp dinh dưỡng, nguồn năng lượng dồi dào cho cơ thể, tăng sức đề kháng.

– Hàm lượng sắt trong trứng vịt lộn còn nhiều hơn trứng gà. Vì vậy, bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn có thể phòng ngừa tình trạng thiếu máu do thiếu sắt trong thai kỳ. Giảm tình trạng đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi do thiếu máu.

– Hàm lượng vitamin A, tiền vitamin A, tốt cho mắt, hệ dẫn truyền thần kinh.

– Lượng canxi dồi dào cũng giúp thai nhi tăng cân nhanh, các chỉ số phát triển đạt chuẩn trong bụng mẹ qua từng giai đoạn.

Tốt là vậy nhưng mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn cần đúng cách để tránh gây HẠI

Liều lượng thích hợp khi bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn

Như đã nói ở trên thì trứng vịt lộn rất giàu dinh dưỡng nhưng chính điều này lại là con dao 2 lưỡi. Các bà mẹ không nên thấy tốt mà ham ăn quá nhiều vì nó thể gây hại, làm tăng lượng cholesterol trong máu, gây béo phì, mắc phải các bệnh về tim mạch, huyết áp, tiểu đường. Đồng thời, gây dư thừa vitamin A sẽ không tốt, có thể gây dị tật bẩm sinh và ngộ độc gan.

Vì vậy, các bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn chỉ ăn 2 quả mỗi tuần (chia cách ngày chứ không ăn cùng lúc).

Bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn cần chú ý liều lượng, không ăn quá 2 quả/tuần
Bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn cần chú ý liều lượng, không ăn quá 2 quả/tuần

Thời điểm ăn

Thời điểm tốt nhất để các bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn là buổi sáng. Tránh ăn vào buổi tối hoặc trước khi đi ngủ vì hàm lượng đạm cao sẽ dẫn đến tình trạng khó tiêu, đầy bụng.

Có thai 3 tháng đầu ăn trứng vịt lộn được không? 

Trong 3 tháng đầu, thai phụ không nên ăn nhiều trứng vịt lộn. Thay vào đó, có thể bổ sung thêm các loại vitamin như axit folic, vitamin A, canxi, sắt từ nguồn thực phẩm khác lành tính và dễ tiêu hơn như: thịt, cá, sữa,…

Bà bầu 3 tháng cuối có nên ăn trứng vịt lộn không? 

Thai kỳ ở giai đoạn tháng thứ 7, 8 thì bà mẹ mang thai vẫn có thể ăn trứng vịt lộn với liều lượng cho phép (tốt nhất 1 quả/tuần). Tuy nhiên, đến tháng cuối thì không nên ăn vì hệ tiêu hóa của mẹ lúc này hoạt động không hiệu quả như bình thường, ăn trứng vịt lộn nhiều đạm có thể dẫn đến đầy bụng, khó tiêu.

1 số lưu ý cho bà bầu khi ăn trứng vịt lộn

Bà bầu ăn trứng vịt lộn cần rửa sạch và luộc chín kỹ để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Nhiều người có thói quen ăn rau răm cùng trứng vịt lộn để giảm độ tanh và kích thích vị giác nhưng bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn thì không nên ăn cùng loại rau này vì nó gây co thắt tử cung và có thể dẫn đến sảy thai.

– Ăn trứng vịt lộn rồi thì các mẹ hạn chế các thực phẩm bổ sung vitamin A vì dễ bị thừa vitamin.

– Những mẹ bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch tốt nhất không ăn trứng vịt lộn do lượng cholestoron quá cao sẽ gây tắc nghẽn động mạch, tăng nguy cơ nhồi máu cơ tim và đột quỵ.

Tóm lại, bà mẹ mang thai ăn trứng vịt lộn rất tốt, bổ dưỡng nhưng không có chuyện sẽ khiến con nhiều tóc, chân dài hay trắng da. Hơn nữa, cần ăn đúng cách, đúng liều lượng thì mới đảm bảo an toàn, tránh tác dụng phụ. Đồng thời, hạn chế ăn nhiều trong 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ các mẹ nhé! 

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.