Bà bầu cần biết: Mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào là tốt nhất?

0 8.302

Tiêm phòng uốn ván mục đích là tạo kháng thể cho mẹ bầu và thai nhi tránh được sự xâm nhập của vi trùng uốn ván trước cuộc “vượt cạn” và cắt dây rốn. Vậy mang thai lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào? Đọc ngay bài viết sau để có câu trả lời.

Nội dung chính trong bài

Tiêm phòng uốn ván rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai
Tiêm phòng uốn ván rất quan trọng đối với phụ nữ mang thai

Tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 có thực sự cần thiết?

Cũng giống như lần mang thai đầu tiên, ở tập 2 chị em cần phải lên kế hoạch tiêm phòng trong đó có lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2

Đây là mũi tiêm quan trọng nhằm loại bỏ nguy cơ vi trùng uốn ván tấn công mẹ bầu và em bé trong lúc chuyển dạ. Chính loại vi trùng này có thể làm bà bầu tăng nguy cơ uốn ván tử cung, em bé bị nhiễm trùng cuống rốn, rối loạn thần kinh thực vật, suy hô hấp thậm chí là tử vong.

Do đó, tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2 là cách tốt nhất để bà bầu bảo vệ bản thân và em bé khỏi sự xâm nhập của vi trùng uốn ván, giảm nguy cơ tai biến sản khoa sau sinh.

Tiêm phòng uốn ván lần 1 rồi có cần tiêm phòng khi mang thai lần 2?

Nhiều mẹ bầu vẫn thắc mắc hoặc nghĩ là đã tiêm phòng uốn ván trong lần sinh đầu rồi thì không cần tiêm ở lần sinh tiếp theo.

Suy nghĩ này hoàn toàn sai lầm. Trong lần tiêm trước mẹ bầu phải tiêm 2 mũi uốn ván thì ở lần mang thai tiếp theo cần phải tiêm 1 thậm chí 2 mũi (nếu các lần sinh cách nhau trên 5 năm) mới đảm bảo hiệu lực của vắc xin ngừa uốn ván.

Vậy mang thai lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào là tốt nhất?

Thai nhi được trên 20 tuần tuổi mẹ bầu mang thai lần 2 nên tiêm phòng uốn ván
Thai nhi được trên 20 tuần tuổi mẹ bầu mang thai lần 2 nên tiêm phòng uốn ván

Thực tế tiêm phòng uốn ván cho bà bầu là tiêm trước phơi nhiễm bởi cơ thể mẹ bầu có thể sẽ bị nhiễm vi trùng này lúc sinh còn em bé thì trong lúc cắt dây rốn.

Đối với câu hỏi mang thai lần 2 tiêm uốn ván khi nào? Theo các chuyên gia nên tiêm từ tháng 4 hoặc 5 trở đi và cách thời điểm dự kiến sinh ít nhất 1 tháng. Lý do là vì 3 tháng đầu bà bầu hay bị ốm nghén, mệt mỏi, nôn ói hơn nữa thai nhi chưa được ổn định nên về mặt chuyên môn sẽ không tiêm trong thời gian này.

Lịch tiêm phòng uốn ván khi mang thai lần 2

Lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2 được thực hiện tại các trạm y tế phường, xã, trung tâm tiêm chủng quốc gia và phụ thuộc vào lần tiêm phòng uốn ván khi mang thai đầu tiên, cụ thể là:

– Nếu như lần đầu chưa tiêm uốn ván thì lần 2 cần tiêm phòng đủ 2 mũi. Mũi đầu tiên là khi thai nhi được 20 tuần tuổi trở lên, mũi thứ 2 cách mũi 1 ít nhất 1 tháng và đảm bảo tiêm trước khi sinh 1 tháng.

– Đối với những mẹ đã tiêm đủ 2 mũi ở lần đầu mang thai thì cần phải tiêm 1 mũi uốn ván khi mang thai lần 2 nếu khoảng cách thời gian giữa các lần mang thai không quá 10 năm. Còn nếu trên 10 năm thì cần phải tiêm 2 mũi mới đảm bảo hiệu lực vắc xin.

– Trường hợp trước khi tiêm phòng uốn ván mang thai lần 2 mà người mẹ đã tiêm đủ 5 mũi uốn ván rồi và mũi cuối cùng cách đây không quá 10 năm thì không cần phải tiêm thêm mũi nào nữa, còn trên 10 năm thì vẫn phải tiêm 2 mũi nhắc lại.

Những lưu ý khi tiêm phòng uốn ván cho bà bầu mang thai lần 2

Nên tới các trung tâm uy tín để tiêm phòng uốn ván khi mang thai
Nên tới các trung tâm uy tín để tiêm phòng uốn ván khi mang thai

Mặc dù nhiều mẹ đã có kinh nghiệm ở tập 1 rồi nhưng với tầm quan trọng của việc tiêm uốn ván khi mang thai lần 2 bà bầu cũng đừng bỏ qua những lưu ý dưới đây:

– Chọn cơ sở uy tín như trạm y tế xã, phương, trung tâm y tế dự phòng để tiêm. Không nên tiêm ở những cơ sở tư nhân, kém chất lượng, không có tiếng tăm.

– Đối với những mẹ có tiền sử sinh non hoặc mang đa thai nên hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm phòng uốn ván sớm hơn để phát huy tác dụng khi em bé chào đời.

– Sau khi tiêm, các mẹ sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như sưng đỏ, đau nhức ở chỗ tiêm đây là những vấn đề bình thường… Mẹ nên ngồi lại cơ sở tiêm chủng khoảng 30 phút để các bác sĩ theo dõi. Trường hợp xuất hiện các triệu chứng như tay chân lạnh, tim đập nhanh, da xanh, khó thở… Cần tới bệnh viên ngay phòng trừ hiện tượng sốc phản vệ sau khi tiêm.

Hy vọng, những thông tin trong bài đã trả lời cho các mẹ câu hỏi mang thai lần 2 tiêm phòng uốn ván khi nào rồi phải không? Ngoài tiêm phòng uốn ván các mẹ cần phải ăn uống đầy đủ, khám thai định kỳ để đảm bảo có một sức khỏe tốt nhất, thai nhi phát triển bình thường, cuối cùng chỉ cần đợi khoảnh khắc “mẹ tròn con vuông”.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.