Mang thai tháng thứ 7, 8, 9 cần chú ý những gì để “vượt cạn” an toàn

0 16

3 tháng cuối của  thai kỳ mẹ đã tiến càng gần tới ngày vỡ chum, do đó cần chuẩn bị đầy đủ để có một hành trình sinh nở thành công. Vậy, mang thai tháng thứ 7, 8, và 9 cần chuẩn bị những gì để vượt cạn an toàn? Cùng đọc bài viết sau đây của Mebeaz để bổ sung ngay những thông tin vẫn đang còn thiếu các mẹ nhé.

Khi bước vào tuần thai thứ 29, mẹ chính thức bước sang tháng thứ 7 của thai kỳ. Đây cũng là tam cá nguyệt thứ 3 trong hành trình mang thai. Kích thước thai nhi to hơn, cơ thể mẹ mệt mỏi và ì ạch hơn, nhiều mẹ bị đau nhức xương khớp tại hông, xương mu hay thường xuyên bị chuột rút vào ban đêm.

Nội dung chính trong bài

Mang thai tháng thứ 7, 8, 9 cần siêu âm và thăm khám định kỳ

Càng về những tháng cuối thai kỳ, bé càng lớn và phát triển nhanh. Tần suất khám thai của mẹ càng ngày càng tăng, đặc biệt là từ tuần thứ 36 trở đi.

Mẹ nên thăm khám và siêu âm định kỳ vào 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ nên thăm khám và siêu âm định kỳ vào 3 tháng cuối thai kỳ

Theo khuyến cáo, tần suất khám thai từ tuần 28 trở đi như sau:

  • Tuần 28 – 36: Hai tuần 1 lần
  • Tuần 36 trở lên: Mỗi tuần 1 lần.

Đặc biệt, khi xuất hiện những biểu hiện bất thường thì cần thăm khám càng sớm càng tốt. Việc can thiệp sớm của các bác sĩ sẽ giúp mẹ có được một thai kỳ an toàn cho tới ngày vỡ chum.

Xây dựng chế độ dinh dưỡng cho cả mẹ và bé

Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng đầy đủ các nhóm chất
Xây dựng chế độ dinh dưỡng lành mạnh, cân bằng đầy đủ các nhóm chất

Khi mang thai tháng thứ 7 trở lên, mẹ càng cần quan tâm nhiều hơn tới chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình. Lúc này, ăn uống không đơn thuần là cung cấp dinh dưỡng cho mẹ và bé mà còn chuẩn bị năng lượng dự trữ cho quá trình sinh nở sắp tới.

Trong giai đoạn mang thai tháng thứ 7 tới tháng thứ 9, kích thước cơ thể em bé tăng nhanh và chèn ép vào đường ruột. Mẹ sẽ cảm thấy cơ thể có hiện tượng khó tiêu và ợ nóng. 

Mẹ nên hạn chế những món ăn quá mặn hay nhiều dầu mỡ, cũng không nên ăn quá no vì dễ gây đầy bụng. Tốt nhất mẹ nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong một ngày để bụng không quá no. Đồng thời tích cực bổ sung đa dạng các nhóm chất: protein, vitamin, khoáng chất và uống 2 – 2.5 lít nước mỗi ngày.

Mẹ tham khảo bài viết: Mẹ mang thai ăn gì để con thông minh, xinh đẹp để xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý.

Lựa chọn một bệnh viện để đi sinh

Việc tìm kiếm một bệnh viện để đi sinh là vô cùng quan trọng khi mang thai tháng thứ 8 trở đi. Tùy thuộc vào khả năng tài chính, tình trạng sức khỏe thai kỳ mà chọn bệnh viện phù hợp.

Chọn một bệnh viện sinh phù hợp với yêu cầu của các mẹ
Chọn một bệnh viện sinh phù hợp với yêu cầu của các mẹ

Chi phí sinh con khá tốn kém, tùy thuộc vào phương pháp sinh và bệnh viện mà có thể giao động từ vài triệu cho tới vài trăm triệu đồng. Một vài bệnh viện cũng không chấp nhận hình thức thanh toán dựa trên bảo hiểm, vì thế mẹ cần chọn lựa và tìm hiểu để tìm được nơi sinh phù hợp nhất.

Nên ưu tiên những bệnh viện có vị trí gần nơi ở. Khi cơn chuyển dạ đến một cách bất ngờ, các bệnh viện gần sẽ kịp thời tiếp nhận và xử lý hơn so với việc phải di chuyển một quãng đường xa.

Sau khi chọn được bệnh viện, tùy thuộc vào khả năng tài chính, có thể tìm hiểu về các dịch vụ sinh nở khác: giường thường, giường dịch vụ, người thân vào phòng sinh cùng…

Lên danh sách và chuẩn bị các vật dụng cho bé yêu

Việc lên danh sách những vật dụng cần thiết cho mẹ sau sinh là vô cùng quan trọng. Mẹ nên làm điều này càng sớm càng tốt, tuyệt đối không để đến những tuần gần sát ngày dự kiến sinh. Có rất nhiều mẹ vỡ chum khi mang thai tuần 37, mang thai tuần 38, thậm chí sớm hơn.

Mẹ lên một danh sách các vật dụng cần thiết như: quần áo, bỉm, bình sữa, bao chân tay, quần áo cho mẹ, bỉm mẹ…

Mẹ chuẩn bị cho mình đầy đủ các vật dụng để đi sinh
Mẹ chuẩn bị cho mình đầy đủ các vật dụng để đi sinh

Một số tiêu chí mẹ tham khảo:

Quần áo cho con: nên chọn loại vải cotton thoáng, mềm, thấm hút mồ hôi. Để đảm bảo dễ dàng khi mặc thì nên chọn loại áo cúc trước ngực chứ không nên chọn loại chui đầu.

Bỉm/tã: tần suất đi vệ sinh của trẻ sơ sinh rất cao, do đó, mẹ nên chọn bỉm tã cho trẻ với số lượng nhiều một chút trong những ngày ở viện. Nên chọn đúng size bỉm sơ sinh, nếu mẹ dùng tã nên chọn loại vải có chất liệu mềm và thấm hút tốt.

Bình sữa: đa phần các mẹ đều nuôi con bằng sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, vì thế việc chuẩn bị bình sữa dường như “hơi thừa”. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ sau khi sinh không có đủ sữa để cho bé bú ngay, do đó, chuẩn bị bình sữa để có thể cho trẻ ăn sữa ngay khi mới chào đời. 

Sữa bột: mẹ nên nghiên cứu và mua sẵn sữa bột để có thể pha sữa mẹ chưa về. Tùy thuộc vào nhu cầu và khả năng tài chính, mẹ có thể chọn sữa nội hoặc các thương hiệu nước ngoài.

Quần áo, bỉm cho mẹ: Khi ở viện, mẹ sẽ mặc đồng phục của bệnh viện. Nhưng khi xuất viện sẽ mặc quần áo của mình về nhà. Tốt nhất, nên chuẩn bị một bộ quần áo cotton dài tay rộng rãi để mặc khi xuất viện. Khi mới sinh xong sản dịch ra rất nhiều, các mẹ cần phải đóng bỉm 1 – 2 hôm. Tùy từng bệnh viện có chuẩn bị sẵn cho mẹ bỉm luôn, nhưng tốt nhất nên chuẩn bị trước.

Nói chung, đây chỉ là những vật dụng cơ bản nhất mẹ cần chuẩn bị. Bên cạnh đó mẹ cũng đừng quên chuẩn bị những vật dụng cá nhân: bàn chải, kem đánh răng, khăn mặt…

Mang thai tháng thứ 7 tới tháng thứ 9, mẹ cần chuẩn bị cho mình một sức khỏe thật tốt, một tinh thần thoải mái để có thể vượt cạn thành công. Cùng với đó, hãy chọn bệnh viện tốt, chuẩn bị tài chính vững chãi và sắm sửa đồ đi sinh chu toàn.

Nếu mẹ còn bất cứ thắc mắc nào về vấn đề mang thai và sau sinh, hãy để lại bình luận để được tư vấn và hỗ trợ nhanh chóng nhất.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.