Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh: Nguy hiểm không? Vì sao? Phải làm sao?

0 130

Nấm lưỡi là một trong những bệnh lý khá phổ biến ở trẻ sơ sinh khiến nhiều bố mẹ phải lo lắng. Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không? Vì sao trẻ lại bị nấm lưỡi và phải làm sao khi con mắc phải bệnh lý này thì không phải ai cũng biết. Các bạn cùng tham khảo bài viết sau để nghe giải đáp từ chuyên gia của Mebeaz nhé!

Nội dung chính trong bài

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh là do một loại nấm có tên gọi là Candida albicans gây ra ở bên trong khoang miệng và bên trên bề mặt lưỡi. Nhiều mẹ thường lầm tưởng nấm lưỡi là những cặn sữa còn đọng lại trên lưỡi trẻ. Đến khi phát hiện ra đó là bệnh thì điều trị mất thời gian hơn rất nhiều. 

Nhận biết được dấu hiệu sẽ giúp mẹ có biện pháp điều trị kịp thời. Dấu hiệu là nó giống như các mảng đốm sữa xuất hiện ở phần mềm lưỡi, bên trong má và vòm miệng của bé. Không giống như cặn sữa, các mảng này không tự tróc mà nó có thể gây chảy máu khi bị loại bỏ.

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?
Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Vậy nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không?

Sau khi biết về khái niệm và biểu hiện triệu chứng về bệnh nấm lưỡi thì các mẹ cũng đang tò mò xem liệu nó có nguy hiểm không. Tuy nhiên các mẹ cũng không cần quá căng thẳng bởi theo ý kiến của các bác sĩ, chuyên khoa thì nấm miệng rất hiếm khi gây hại. Nó không làm suy giảm hệ miễn dịch hay dẫn tới một bệnh lý khác có ảnh hưởng đến các cơ quan, các mô khác trên cơ thể.

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi?

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh và sau đây là một trong những nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi:

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh quá kém

Theo ý kiến của các chuyên gia y tế tại Sở Y tế quốc gia, Vương quốc Anh, loại nấm này xuất hiện ở cả trong miệng người khỏe mạnh nhưng nó không gây ra vấn đề gì. Tuy nhiên, loại nấm này rất nhanh lớn, có thể tấn công đối với người có sức đề kháng kém hay bị nhiễm trùng khoang miệng. 

Trẻ sơ sinh vốn có sức đề kháng kém, ít có khả năng chống nhiễm trùng nên là đối tượng dễ mắc bệnh nhất. Tuy nhiên ở người trưởng thành, người già, cả nam lẫn nữ đang bị bệnh đều có thể mắc bệnh. 

Vì sao trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi?
Sức đề kháng kém cũng là một trong những nguyên nhân gây nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh

Có thể lây truyền từ người mẹ

Phụ nữ bị viêm âm đạo do nấm Candida gây ra khi mang thai cũng rất dễ khiến con sinh ra mắc bệnh nấm lưỡi. Thậm chí sau khi sinh, các mẹ mắc bệnh phụ khoa do loại nấm này mà cho con bú cũng dễ lây nhiễm sang cho con. Vì thế, khi phát hiện mình bị viêm nhiễm phụ khoa cần sớm được điều trị, tránh cho con bú để không ảnh hưởng tới con.

Nếu trẻ sơ sinh sử dụng thuốc kháng sinh

Ngoài các nguyên nhân trên, khi trẻ sơ sinh sử dụng một loại thuốc kháng sinh nào đó để điều trị cũng rất dễ khiến nấm Candida tấn công. Vì thế các mẹ cần chú ý kiểm tra lưỡi của trẻ sơ sinh sau mỗi lần sử dụng kháng sinh nhé!

Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh phải làm sao?

 Khi bị nấm lưỡi tất nhiên sẽ phải điều trị, có rất nhiều phương pháp điều trị khác nhau. Đơn giản nhất là sử dụng thuốc chữa nấm lưỡi. Nó có ở dạng bột, dạng nước hoặc kem với thành phần có tác dụng ngừa vi nấm candida phát triển giúp ngăn chặn tình trạng bệnh nặng hơn. Tuy nhiên, tất cả các loại thuốc đều có thể mang lại những tác dụng phụ cho trẻ như: buồn nôn, nôn ói, tiêu chảy,…

  • Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh trong trường hợp nhẹ, mẹ chỉ cần dùng sử dụng gạc thấm nước muối hoặc dung dịch iodine povidine 1% để lau miệng cho bé mỗi ngày. Ngoài ra, kết hợp với các loại thuốc chữa nấm như nystatin – phù hợp với mọi lứa tuổi. Cách sử dụng là rơ ở miệng cho trẻ 100.000 đơn vị/lần, 4 lần/ngày và thường hiệu quả sau 7 ngày.
  • Đối với trường hợp trẻ bị nấm lưỡi lâu ngày nên đưa trẻ đến bệnh viện để điều trị theo phác đồ điều trị của bác sĩ nhi khoa.
Nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh phải làm sao?
Sử dụng gạc chấm dung dịch để vệ sinh lưỡi cho trẻ sơ sinh

Lưu ý: Để phòng tránh nấm Candida quay trở lại các mẹ mỗi khi cho con ăn xong phải cho con tráng miệng. Với trẻ sơ sinh dùng gạc mềm, thấm nước muối sinh lý 0,9% để lau lưỡi cho trẻ.  

Bài viết trên chúng tôi hy vọng đã giúp các bạn biết nấm lưỡi ở trẻ sơ sinh có nguy hiểm không, vì sao trẻ sơ sinh bị nấm lưỡi và phải làm sao để giải quyết tình trạng này. Với những chia sẻ trên hy vọng sẽ giúp các mẹ biết cách chăm sóc răng miệng cho con hơn. Chúc các bé luôn mạnh khỏe, hay ăn chóng lớn!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.