Bà bầu bị nhau tiền đạo phải làm sao? Nên ăn gì, kiêng gì? 

0 9.797

Nhau tiền đạo (rau tiền đạo) khi mang thai là một biến chứng rất nguy hiểm trong thai kỳ. Thông thường nhau thai bám mặt trước, mặt sau, còn đối với bà bầu bị nhau tiền đạo vị trí bánh nhau bám thấp hoặc nhau thai bám gần cửa cổ tử cung thậm chí che lấp toàn bộ cổ tử cung.

Nội dung chính trong bài

Nhau tiền đạo (rau tiền đạo) là gì? Nguyên nhân bà bầu bị nhau tiền đạo?

Nhau thai là phần cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi. Ở những bà bầu bình thường là nhau thai bám mặt trước, mặt sau, bên trên, bên trái, bên phải thành tử cung. Còn ở những bà bầu bị nhau tiền đạo (rau tiền đạo) thì vị trí bám của nhau thai thấp, có thể che lấp một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung. 

Vị trí bám nhau thai bình thường và nhau tiền đạo
Vị trí bám nhau thai bình thường và nhau tiền đạo

Không có nguyên nhân rõ ràng trong các trường hợp bà bầu bị nhau tiền đạo, tuy nhiên khả năng cao thuộc về những mẹ nằm trong các trường hợp sau:

+ Có tiền sử bị nhau tiền đạo trong lần mang thai trước.

+ Mẹ bầu đã từng sinh mổ.

+ Đã thực hiện một số tiểu phẫu như cắt bỏ u xơ, u nang ở tử cung, nạo phá thai nhiều lần.

+ Mang đa thai.

+ Đã từng hút thuốc lá hoặc bị nhiễm khói thuốc lá bị động.

+ Phụ nữ lớn tuổi mang thai có nguy cơ bị nhau tiền đạo cao hơn.

Các dạng khác nhau của nhau tiền đạo (rau tiền đạo)

Dựa vào vị trí hình thành nhau thai, có thể chia các trường hợp nhau tiền đạo (rau tiền đạo) thành những dạng dưới đây:

– Nhau tiền đạo bám vị trí thấp: Là bánh nhau bám vào thân tử cung nhưng 1 đoạn nhỏ vẫn bám vào phần dưới tử cung. Trong trường hợp này, bà bầu sẽ bị chảy máu nhẹ nhưng nguy cơ sẽ làm vỡ ối sớm.

– Nhau tiền đạo bám bên: Khi bánh nhau bám ở phần dưới tử cung nhưng chưa tới cổ tử cung. Hiện tượng này cũng sẽ làm bà bầu bị chảy máu nhẹ khi mang thai.

– Nhau tiền đạo bám mép: Là khi bờ của bánh nhau bám vào mép tử cung, nhau thai bám gần cửa cổ tử cung.

– Nhau tiền đạo bán trung tâm:  Bánh nhau chưa che lấp toàn bộ cổ tử cung mà chỉ che một phần, có thể sờ thấy múi nhau và màng ối.

– Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: Xảy ra khi bánh nhau che lấp toàn bộ cổ tử cung. Đây là trường hợp nguy hiểm nhất, gây chảy máu nhiều.

Các dạng bám của nhau tiền đạo
Các dạng bám của nhau tiền đạo

Nhau tiền đạo (rau tiền đạo) khi mang thai nguy hiểm như thế nào?

Mức độ nguy hiểm của nhau tiền đạo phụ thuộc vào thời kỳ hình thành. Nếu là trong tam cá nguyệt thứ nhất (3 tháng đầu) thì chưa quá nguy hiểm. Lý do là khi thai nhi lớn lên, phần cơ ở cổ tử cung cũng sẽ kéo dài ra, bánh nhau sẽ được “đẩy” lên phía trên, cách xa cổ tử cung.

Tuy vậy, đa phần hiện tượng bà bầu bị nhau tiền đạo lại được phát hiện ở tam cá nguyệt thứ 3 (3 tháng cuối). Điều này sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng như: Chảy máu âm đạo, mất máu, băng huyết sau sinh thậm chí là tử vong.

Không chỉ có thế, thai nhi cũng sẽ có nguy cơ bị sinh non, suy thai do thiếu máu, tỷ lệ tử vong có thể lên tới 30 – 40% nếu không được xử lý kịp thời.

Cách chữa, xử lý đối với hiện tượng nhau tiền đạo

Bằng các biện pháp siêu âm, khám thai bác sĩ dễ dàng phát hiện ra bà bầu bị nhau tiền đạo. Lúc này, bác sĩ sẽ khuyến cáo mẹ thực hiện các việc sau:

– Tránh quan hệ tình dục vì có thể gây ra chảy máu âm đạo.

– Hạn chế các hoạt động mạnh như tập thể dục, làm việc nặng nhọc, tư thế thấp người.

– Bổ sung lượng sắt theo đơn của bác sĩ.

– Không thụt rửa âm đạo mạnh, không đưa vật gì vào vùng kín.

– Nếu thấy chảy máu nhiều bà bầu nên tới bệnh viện ngay để được theo dõi và điều trị kịp thời. Có thể sẽ phải nằm viện và được truyền thuốc chống co thắt, chống chảy máu âm đạo, cố gắng giữ thai ổn định ít nhất là tới 36 tuần.

Bà bầu bị nhau tiền đạo cần hạn chế vận động, làm việc nặng
Bà bầu bị nhau tiền đạo cần hạn chế vận động, làm việc nặng

– Thông thường đối với các trường hợp nhau tiền đạo xuất hiện ở những tháng cuối thai kỳ sẽ được chỉ định mổ. Bác sĩ sẽ theo dõi tình trạng bệnh nhân, cần thiết có thể phải mổ trước ngày dự kiến sinh.

Mang thai bị nhau tiền đạo nên ăn gì, kiêng gì?

Nếu không may gặp phải tai biến thai kỳ nguy hiểm này, chị em thường đặt câu hỏi bà bầu bị nhau tiền đạo nên ăn gì kiêng gì?

Câu trả lời là không có một chế độ ăn uống riêng biệt nào dành cho những mẹ bị nhau tiền đạo. Tất cả các mẹ bầu nên tuân thủ quy tắc ăn uống sau:

– Bổ sung đầy đủ dưỡng chất : Vitamin, chất đạm, tinh bột, chất béo, ngoài ra nên bổ sung nhiều hơn thực phẩm chứa canxi, sắt đặc biệt là thời điểm 3 tháng cuối thai kỳ.

– Không nên ăn những thực phẩm tái sống, cay nóng khiến dạ dày bị kích thích, tiêu chảy.

– Không nên sử dụng một số thực phẩm gây kích thích co bóp tử cung như: Ngải cứu, nghệ, rau ngót, mướp đắng, rau chùm ngây, quả đào, đu đủ xanh…

Khi bị nhau tiền đạo không nên ăn thực phẩm co bóp tử cung
Khi bị nhau tiền đạo không nên ăn thực phẩm co bóp tử cung

– Dân gian có bài thuốc từ củ gai giúp phụ nữ động thai, ra máu cũng rất tốt, bà bầu có thể tham khảo.

Không ít chị em phát hiện mình bị nhau tiền đạo rất căng thẳng, sợ hãi, “nín thở” giữ con. Điều này thực sự không có lợi cho sự phát triển của bé. Khám thai và siêu âm định kỳ là lời khuyên tốt nhất lúc này. Nếu mẹ làm theo sự tư vấn của bác sĩ thì việc chuyển dạ “mẹ tròn con vuông” sẽ chẳng có gì khó khăn.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 3.3]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.