3 bước cơ bản trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh!

0 123

Việc tiêm chủng theo định kỳ đối với trẻ sơ sinh cha mẹ nào cũng cần nắm được để giúp con phòng tránh bệnh nguy hiểm. Thế nhưng, có mấy ông bố bà mẹ biết rõ quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh như thế nào? Nắm được điều đó sẽ giúp cha mẹ chuẩn bị sẵn tinh thần để chuẩn bị tốt cho con khi tiêm phòng.

Nội dung chính trong bài

Bước đầu của quy trình: Khám sàng lọc trước khi tiêm chủng cho trẻ sơ sinh

Bước đầu tiên trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không thể bỏ qua đó là khám sàng lọc. Việc khám sàng lọc trước khi tiêm chủng sẽ giúp phát hiện những bất thường cần lưu ý để quyết định xem trẻ sơ sinh có thể tiêm chủng hay tạm hoãn hoặc không thể tiêm loại vaccine nào đó.

Khám lâm sàng sẽ được chia làm 2 bước nhỏ đó là: hỏi tiền sử và các thông tin liên quan của trẻ sơ sinh từ bố mẹ, sau đó quan sát tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ.

Hỏi tiền sử và các thông tin liên quan về sức khỏe của bé:

Trước tiên, bố mẹ phải chuẩn bị phiếu/sổ tiêm chủng cho con để ghi tên tuổi, địa chỉ vào. Sau đó, là các câu hỏi bác sỹ thường hỏi trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh là:

  • Con đã đủ 2,5kg chưa?
  • Con có bú (ăn), uống, ngủ chơi bình thường không?
  • Con có đang sốt hay mắc bệnh gì không?
  • Con có đang sử dụng thuốc hay phương pháp điều trị nào không?
  • Con có tiền sử dị ứng với loại vaccine hay có phản ứng với thuốc từ lần tiêm trước không?
  • Các loại thức ăn hay thuốc nào khiến con bị dị ứng?
3 bước cơ bản trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh!
Bác sỹ sẽ hỏi một ngàn câu hỏi với người đưa bé đi tiêm chủng

Sau khi bác sỹ đưa ra hàng loạt câu hỏi thì phụ huynh nên trả lời thành thật để quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh diễn ra suôn sẻ. Bên cạnh đó, bác sỹ sẽ quan sát tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ để đưa ra quyết định tiêm chủng hay không.

Bác sỹ quan sát tình trạng sức khỏe hiện tại của trẻ

Khi hỏi liên tục các câu hỏi về tình trạng sức khỏe của trẻ sơ sinh khi tiêm chủng, bác sỹ sẽ quan sát bên ngoài của bé xem có bất thường gì không. Việc quan sát chủ yếu để xác định xem:

  • Thể trạng hiện tại, màu da, niêm mạc của trẻ ra sao?
  • Tinh thần trẻ có được tỉnh táo, nhanh nhẹn, khỏe mạnh hay không?
  • Xem trẻ có biểu hiện ốm/sốt không?

Tất cả những điều trên là bước đầu của quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh không thể bỏ qua. Phụ huynh nên lưu ý để có thể theo dõi sức khỏe của con trước khi khám.

Chỉ định tiêm chủng cho trẻ sơ sinh nằm trong bước thứ 2 của quy trình

Sau khi kiểm tra sàng lọc cơ bản thì bác sỹ sẽ đưa ra chỉ định tiêm chủng. Đây là bước rất quan trọng trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh. Đối với trẻ có thể tiêm chủng thì bác sỹ sẽ chỉ định loại vaccine theo đúng lịch tiêm chủng và chống chỉ định với từng loại vaccine theo hướng dẫn cụ thể.

Một số trường hợp bác sỹ sẽ hoãn tiêm chủng như:

  • Trẻ sơ sinh đang ốm;
  • Không thể tiêm luôn khi trẻ sơ sinh đang bị sốt;
  • Hoãn tiêm cho trẻ đang mắc các bệnh nhiễm trùng cấp tính.

Một số trường hợp không được tiêm (chống chỉ định) như:

  • Có phản ứng mạnh với những lần tiêm trước đó;
  • Nghiêm cấm với các trường hợp chống chỉ định theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất với từng loại vaccine cụ thể.
3 bước cơ bản trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh!
Nghiêm cấm tiêm chủng cho trẻ sơ sinh khi con có phản ứng mạnh với lần tiêm trước

Bước cuối trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh là tư vấn tiêm chủng

Tư vấn tiêm chủng là những lời khuyên, chỉ dẫn của bác sỹ trước và sau quá trình tiêm. Quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh cũng không nên bỏ qua bước này! Một số vấn đề bác sỹ sẽ đề cập khi tư vấn tiêm chủng cho trẻ sơ sinh đó là:

  • Thông báo các loại vaccine được tiêm chủng giúp phòng tránh những bệnh gì?
  • Đề cập đến những phản ứng có thể xảy ra sau khi tiêm chủng:  

– Sốt nhẹ (<38,5 độ C), đau tại chỗ tiêm, sưng nhẹ tại vị trí tiêm,… Đây là những phản ứng thông thường.

– Các phản ứng nặng như sốc phản vệ và một số phản ứng nặng có thể xảy ra tùy từng loại vaccine. Các trường hợp này cần theo dõi và sẽ được chữa trị khỏi nếu phát hiện kịp thời.

  • Bác sỹ sẽ hướng dẫn theo dõi, chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng:

– Phải để bé ở lại điểm tiêm 30 phút.

– Theo dõi sát sao bé 1 ngày sau khi về nhà, các dấu hiệu như: việc ăn uống ngủ nghỉ của bé, nhiệt độ, thở, phát ban, phản ứng tại chỗ tiêm, đại tiểu tiện và các bất thường khác.

– Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào bất thường, bố mẹ không yên tâm thì nên đến cơ sở y tế để kiểm tra.

  • Bác sỹ sẽ hẹn ngày tiêm chủng tiếp theo.
3 bước cơ bản trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh!
Quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh kết thúc là bác sỹ sẽ hẹn ngày tiêm chủng tiếp theo

Trên đây là 3 bước nằm trong quy trình tiêm chủng cho trẻ sơ sinh mà các bố mẹ nên nắm được. Chúc các bạn nuôi con khỏe mạnh và phát triển tốt!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.