Sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi thế nào là tốt?

0 2.135

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi rất mỏng manh và nhạy cảm. Nuôi con trong thời kỳ này mẹ cần theo dõi các chỉ số phát triển của bé để biết bé có đang phát triển tốt không? Đồng thời chăm sóc thật tốt cho con để con khỏe mạnh, tăng trưởng ổn định.

Nội dung chính trong bài

Sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi

Hẳn là mẹ sẽ rất muốn biết trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi đã biết làm gì, cơ thể bé vận động ra sao đúng không? Trong giai đoạn này, mẹ sẽ thấy bé thay đổi theo từng tuần một.

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi phát triển theo từng tuần
Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi phát triển theo từng tuần

Trẻ sơ sinh 1 tuần tuổi

Đây là thời gian trẻ bắt cuộc sống tự lập: tự thở và thích nghi với thế giới bên ngoài. Giai đoạn này, trẻ sẽ ngủ rất nhiều từ 16 – 18 tiếng. Hầu như chỉ có khi ăn và đi vệ sinh bé mới thức giấc.

Trẻ sơ sinh 2 tuần tuổi

Bé bắt đầu có các cử động mang tính kiểm soát hơn: cử động chân, tay, miệng… Bé bắt đầu ngủ ít đi và thức dài hơn trước, bé cũng bắt đầu khóc nhiều hơn ở tuần này.

Trẻ sơ sinh 3 tuần tuổi

– Bé khóc nhiều hơn và có thể kéo dài cho tới khi bé được 6 tuần tuổi.

Trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi ở tuần thứ 3 đã bắt đầu nhận thức được những gì xung quanh mình, có thể nhìn thấy những vật ở khoảng cách gần. Vì thế mẹ đừng ngạc nhiên khi bé nhìn yêu mặt mẹ.

– Ở độ tuổi này, mẹ nên chọn cho bé những loại đồ chơi sáng màu bé sẽ rất yêu thích.

Trẻ sơ sinh 4 tuần tuổi

– Mẹ nên cho bé trải nghiệm việc nằm sấp, di chuyển cánh tay và giữ đầu bé lên.

– Bé bằng đầu tạo ra tiếng ồn mới, biết chơi đồ chơi, thích thú khi nhìn thấy đồ chơi nhiều màu sắc.

– Cũng trong giai đoạn này, một số em bé có thể đã biết cười.

Một vài chỉ số cần quan tâm của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

Mẹ nên biết các chỉ số của trẻ sơ sinh từ 0 - 1 tháng tuổi
Mẹ nên biết các chỉ số của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

Để biết trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi có đang phát triển khỏe mạnh hay không? Mẹ cần theo dõi một vài chỉ số dưới đây:

Chỉ số cân nặng của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

– Bé trai: Lúc mới sinh bé sẽ có cân nặng dao động từ 2,5 – 4 kg, mức trung bình là 3,2 kg. Khi đầy tháng bé đạt 3,8 – 6,4 kg, trung bình là 5,1 kg.

– Bé gái: Khoảng 2,4 – 3,8 kg, trung bình đạt 3,1 kg. Khi đầy tháng từ 3,6 – 5,9kg, trung bình là 4,8 kg.

Chỉ số chiều cao của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

– Bé trai: 46,8 – 53,6 cm, trung bình 50,2 cm. Đầy tháng 42,3 – 61,5 cm, trung bình 56,9 cm. 

– Bé gái: 46,4 – 52,8 cm, trung bình 49,6 cm. Lúc đầy tháng 52,7 – 60,5 cm, trung bình 56,1 cm.

Vòng đầu trẻ sơ sinh từ  0 – 1 tháng tuổi

– Bé trai: 31,8 – 36,3 cm, trung bình 34 cm, khi đầy tháng 35,5 – 40,7 cm, trung bình 38,1 cm.

– Bé gái: 30,9 – 36,1 cm, trung bình 33,5 cm. Lúc đầy tháng 35 – 39,8 cm, trung bình 37,4 cm.

Vòng ngực của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

– Bé trai: 29,3 – 35,3 cm, trung bình 32,3 cm. Lúc đầy tháng 33,7 – 40,9 cm, trung bình 37,3 cm.

– Bé gái: 29,4 – 35 cm, trung bình 32,2 cm. Lúc đầy tháng 32,9 – 40,1 cm, trung bình 36,5 cm.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh 12 tuần tuổi và những điều cha mẹ cần biết

Thóp trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

Đầu của trẻ sơ sinh 0 đến 1 tháng tuổi có thể sẽ méo mó
Đầu của trẻ sơ sinh 0 đến 1 tháng tuổi có thể sẽ méo mó

Thóp bé khi mới sinh ra vẫn chưa đầy hẳn, mẹ sẽ thấy một số bé “nhấp nhô, phập phồng” nhiều là hiện tượng rất bình thường. Ngoài ra, đầu bé do ảnh hưởng của quá trình sinh nở có thể dài hơn, méo mó cũng không có gì đáng lo ngại. Sau 6 tháng bé sẽ trở lại bình thường mẹ nhé.

Mẹ lưu ý, những chỉ số phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi chỉ mang tính chất tương đối, trẻ có thể thấp hoặc cao hơn một chút cũng không có vấn đề gì quá nghiêm trọng, miễn sao bé đang ở khoảng cho phép là được.

Cách chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi

Để chăm sóc trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi ngoài ngoài vấn đề ăn, ngủ mẹ còn phải chú ý tới cách vệ sinh, tắm rửa, theo dõi tình trạng sức khỏe của con:

Dinh dưỡng của trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi

Sữa mẹ là nguồn thức ăn chính của bé trong thời kỳ này. Các bác sĩ khuyên mẹ, để sữa nhiều và nhanh sau khi sinh thì mẹ cần phải cho bé bú càng sớm càng tốt, cho bú nhiều và đều đặn giữa 2 bên để kích thích tuyến sữa.

Trong thời gian này mẹ nên bổ sung dinh dưỡng cân bằng, không nên kiêng khem quá mức ảnh hưởng tới nguồn sữa. Ngoài ra, tư thế cho bé bú cũng cần phải đúng cách: Cho bé ngậm hết phần núm và phần nhũ hoa, tránh chỉ ngậm đầu ti sẽ làm nứt ti khiến mẹ bị đau. Bên cạnh đó, mẹ cũng đừng quên vệ sinh sạch sẽ, massage thường xuyên trước mỗi cữ bú để sữa về nhiều, tránh tắc sữa sau khi sinh.

Mẹ nên cho con bú đúng cách để kích thích tuyến sữa hoạt động
Mẹ nên cho con bú đúng cách để kích thích tuyến sữa hoạt động

Trẻ sơ sinh từ 0 tháng tuổi dạ dày còn rất nhỏ, vì thế mẹ không nên để các cữ bú cách nhau quá lâu. Không nhất thiết là phải canh theo giờ mà hãy cho bé bú theo nhu cầu của con.

Vấn đề giấc ngủ của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi

Giấc ngủ chiếm phần lớn thời gian của con. Và giấc ngủ cũng đóng một vai trò vô cùng lớn đối với trẻ. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, hormone tăng trưởng sẽ được tiết ra trong lúc trẻ ngủ. Trẻ có giấc ngủ ngon, ổn định sẽ giúp cho hệ thần kinh, hệ xương phát triển tốt hơn.

Cách chăm sóc cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi tốt nhất là mẹ nên chuẩn bị cho con một căn phòng yên tĩnh, thoáng đãng, chú ý thay tã bỉm để con không bị khó chịu khi ngủ.

Trong tháng đầu tiên, việc trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi khóc đêm là chuyện hết sức bình thường. Một số mẹ vì mong muốn trẻ ngủ đêm nhiều hơn nên cố gắng giữ cho bé thức vào ban ngày. Điều này tưởng chừng khoa học nhưng lại không tốt cho bé, không những không cải thiện được tình hình mà càng làm cho bé hay cáu gắt, quấy khóc nhiều hơn. Lời khuyên cho mẹ là đừng cản giấc ngủ của con, nên để con ngủ theo nhu cầu. 

Vấn đề vệ sinh, tắm rửa cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi

Tắm cho trẻ sơ sinh khó khăn nhất là thời kỳ đầu. Chính vì thế nhiều chị em lần đầu làm mẹ thậm chí còn không dám tự tay tắm cho bé. Tuy nhiên, chỉ một thời gian “thực hành” mẹ sẽ quen ngay thôi! Mặc dù vậy, mẹ cũng đừng quên những lưu ý sau khi tắm bé:

– Phòng tắm kín gió và sạch sẽ, nước tắm khoảng 36 – 38 độ C.

– Mẹ không nhất thiết phải tắm cho bé hàng ngày. Nếu thời tiết quá lạnh thì mẹ chỉ cần lau người cho con là được, chú ý vệ sinh vùng kín cho bé thường xuyên.

Không nhất thiết phải tắm bé thường xuyên
Không nhất thiết phải tắm bé thường xuyên

– Thời điểm tắm bé: Nên chọn vào khung giờ nhiều ánh nắng mặt trời để con không bị lạnh.

– Mẹ không nên tắm quá 10 phút vì thân nhiệt trẻ sơ sinh dễ xuống thấp.

– Khi tắm mẹ không nên tắm từng bộ phận mà hãy “nhúng” toàn bộ cơ thể trẻ vào chậu nước, làm như vậy con sẽ không bị lạnh.

Vệ sinh, tắm rửa cho trẻ sơ sinh từ 0 – 1 tháng tuổi hay bất kỳ tuổi nào cũng rất quan trọng. Da con sạch, thoải mái con sẽ phát triển tốt, ngủ ngon, không quấy khóc.

Trên đây là một số kiến thức về sự phát triển của trẻ sơ sinh từ 0 đến 1 tháng tuổi. Hy vọng, sẽ giúp mẹ tự tin hơn trong việc nuôi con khôn lớn. Thời gian này, mẹ cũng đừng quên lịch tiêm phòng cho con, hãy cho bé đi khám ngay khi có những biểu hiện bất thường về sức khỏe.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.