Tắc tia sữa có mủ phải làm sao? Những cách chữa nhanh nhất mẹ cần biết

0 15

Tắc tia sữa có mủ phải làm sao là câu hỏi được rất nhiều mẹ sau sinh đặt ra. Thực tế, tắc tia sữa là vấn đề 70% các mẹ sau sinh phải đối mặt. Nếu có kinh nghiệm và biện pháp điều trị phù hợp, tình trạng sẽ nhanh chóng được khắc phục. Tuy nhiên, nếu mẹ không có cách chữa phù hợp thì hoàn toàn có thể gây nên hiện tượng tắc tia sữa có mủ.

Những hệ lụy mà tắc tia sữa có mủ gây ra rất lớn. Chính vì thế, cần nhanh chóng tìm được hướng khắc phục phù hợp.

Nội dung chính trong bài

Hiểu đúng về tắc tia sữa có mủ

Khi bị bị tắc tia sữa, tình trạng bệnh sẽ diễn biến nặng theo từng ngày. Nếu trong khoảng 1 tuần mà mẹ chưa giải quyết được thì rất dễ dẫn đến có mủ.

Sữa trong bầu ngực bị đọng lại dài ngày sẽ dễ bị ôi, tắc nghẽn, cương cứng và dẫn đến có mủ. Lúc này, mẹ không đơn thuần chỉ có một bầu ngực cương cứng mà có thể sẽ sốt, ngực đau đớn khi chỉ chạm nhẹ…

Khi đi thăm khám, mẹ sẽ được chẩn đoán bị viêm vú hoặc áp xe vú. Ở thời điểm này, mẹ cần hết sức cẩn trọng khi cho bé bú vì trong sữa có lẫn mủ.

Tắc tia sữa có mủ là tình trạng nhiều mẹ gặp phải
Tắc tia sữa có mủ là tình trạng nhiều mẹ gặp phải

3 Dấu hiệu điển hình khi bị tắc tia sữa có mủ

Khi nhận thấy 3 dấu hiệu sau đây chắc chắn mẹ đã bị tắc tia sữa có mủ.

1. Đầu núm vú xuất hiện những  đốm trắng, có hiện tượng chảy mủ

Hiện tượng dễ nhận biết nhất chính là trên đầu ti có xuất hiện các đốm trắng. Nó chính là các đốm mủ và có hiện tượng rỉ mủ từ đầu vú.

Lúc này cơ thể mẹ đã bắt đầu cảm nhận thấy sự đau đớn và mệt mỏi.

2. Ngực nóng sát và đầu vú sưng đau

Không chỉ đau, ngực mẹ cứng như những cục đá, kèm theo hiện tượng nóng ran và đau rát. Đầu vú bị sưng to và đau rát. Chỉ cần chạm tay vào hay ngon ngậm ti mẹ sẽ đau đớn vô cùng.

3. Sốt cao, ớn lạnh, co giật

Nếu tình trạng viêm tắc tia sữa có mủ mẹ sẽ xuất hiện tình trạng sốt cao. Chỉ khi nào tình trạng này được giải quyết thì mới có thể cắt sốt. Cơ thể liên tục trên 38 độ.

Sốt cao kéo dài khiến cơ thể mẹ bị ớn lạnh, nếu không kiểm soát tốt có thể gây nên hiện tượng co giật.

Xem thêm:

Tắc tia sữa có mủ nguy hiểm như thế nào? 

 Như đã nói, tắc tia sữa sau sinh là tình trạng mà đa phần các mẹ sau sinh đều gặp phải. Và, tắc tia sữa có mủ là giai đoạn gần như xấu nhất của hiện tượng này.

Tắc tia sữa có mủ nguy hiểm như thế nào? 
Tắc tia sữa có thể gây nên tình trạng áp xe vú

Mẹ cần nhanh chóng tìm cho mình phương pháp cải thiện nhanh chóng và an toàn nhất để không gây nên nguy hiểm cho sức khỏe cũng như tính mạng.

Nếu không có phương pháp điều trị phù hợp, những nguy hiểm và diễn biến nghiêm trọng sẽ xảy ra và khiến mẹ có có thể kiểm soát. 

Cùng với đó, tắc tia sữa có mủ ảnh hưởng tới chất lượng sữa, sức khỏe mẹ bé. Đây cũng sẽ là tiền đề khiến nhiều bệnh lý nguy hiểm xuất hiện.

Gây áp xe vú: Các cục sữa vón cục và đông cứng nếu không được khơi thông, hoàn toàn có thể gây nên hiện tượng áp xe vú, hình thành nên các khối viêm mãn tính. Tuyến sữa cũng bị tổn thương nghiêm trọng, cơ thể tiết sữa bị ảnh hưởng và không thể nào tiết được sữa nữa. Khả năng hoại tử bầu ngực rất cao.

Gây suy nhược cơ thể: Ngực đau buốt, nhức nhối kèm theo sốt cao khiến sức khỏe ảnh hưởng. Kèm theo đó, đây là giai đoạn mẹ mới sinh, sức khỏe chưa ổn định nên rất dễ bị suy nhược.

Tiền để cho nhiều bệnh lý phát triển: Sự viêm nhiễm của bầu ngực là tiền đề khiến rất nhiều bệnh lý có môi trường để phát triển: u nang vú, u xơ tuyến vú…

Tắc tia sữa có mủ phải làm sao? Mẹ nên làm càng sớm càng tốt

Bình tĩnh

Điều quan trọng hàng đầu khi bị tắc tia sữa có mủ chính là bình tĩnh. Đặc biệt, với những mẹ sau sinh lần đầu, kinh nghiệm chưa có cần cẩn trọng để xử lý.

Tuyệt đối không tự ý uống thuốc hay đắp ngực, không dùng các mẹo chữa tắc tia sữa nếu như không có sự am hiểu rõ ràng. Việc các mẹ tự ý sử dụng các phương pháp điều trị có thể gây nên những tác dụng phụ không đáng có.

Thăm khám

Cần thăm khám tại những địa chỉ uy tín càng sớm càng tốt để xác định lại tình trạng hiện tại. Bằng máy móc, kinh nghiệm, các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đưa ra hướng điều trị phù hợp.

Hiện nay, có nhiều phương pháp điều trị khác nhau như:

– Dùng thuốc

– Làm tiểu phẫu, phẫu thuật

– Châm cứu, bấm huyệt…

Cân nhắc tình trạng thực tế của mỗi mẹ: nặng – nhẹ để có hướng điều trị.

Thăm khám
Tắc tia sữa có mủ tốt nhất nên thăm khám càng sớm càng tốt

Sử dụng thuốc 

Thông thường khi tắc tia sữa có mủ mẹ bắt buộc phải sử dụng thuốc và kết hợp với việc thông tắc tia sữa mới có thể cải thiện được. Điều này cần thực hiện càng sớm càng tốt để tình trạng tắc tia sữa không bị lan sang các tia khác.

Áp dụng một số phương pháp điều trị tại nhà

Để tình trạng tắc tia sữa không bị tiến triển sang mức có mủ, mẹ có thể áp dụng ngay những phương pháp sau:

– Ngay khi có dấu hiệu tắc sữa cần cho bé bú càng sớm càng tốt.

– Duy trì các cữ bú theo định kỳ.

– Tiến hành vệ sinh sạch sẽ núm vú trước và sau khi cho con bú.

– Một số mẹo dân gian mẹ có thể áp dụng: Dùng lá mít, chải lược, đắp men rượu, lá bắp cải, lá bồ công anh…

– Trong trường hợp, mẹ dư sữa thì sau mỗi cữ bú nên dùng máy hút sữa để hút hết phần sữa còn trong bầu ngực, trữ trong tủ lạnh để cho con bú sau…

Một số câu hỏi liên quan đến tắc tia sữa có mủ

Bị tắc tia sữa có mủ thì có nên cho bé bú không?

Khi bị tắc tia sữa có mủ, trong sữa sẽ lẫn với mủ. Do đó, tuyệt đối không cho trẻ bú trong giai đoạn này.

Trong mủ có rất nhiều chất độc hại, viêm nhiễm nếu như nạp vào cơ thể có thể gây nên các bệnh lý đường tiêu hóa hoặc hô hấp. Cùng với đó, lượng dinh dưỡng trong trong sữa thấp khiến việc bú sữa không có nhiều tác dụng.

Rất nhiều trẻ còn gặp phải tình trạng: đau bụng, tiêu chảy, hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng về sau.

Mẹ không nên làm gì khi bị tắc tia sữa có mủ

Để quá trình chữa tắc tia sữa có mủ nhanh chóng được khắc phục. Có một số vấn đề mẹ tuyệt đối không được làm:

– Không tác động quá mạnh vào bầu ngực khiến cho nang và mô tuyến vú bị tổn thương.

– Không tắm nước nóng: Các ống sữa sẽ bị co lại, khó khơi thông và tình trạng có mủ trầm trọng hơn.

– Không uống nhiều nước: Nhiều mẹ có xu hướng sợ uống nước vì uống nhiều nước thì lượng sữa tiết ra nhiều. Tuy nhiên, khi tắc tia sữa có mủ, mẹ thường bị sốt cao, toát mồ hôi nhiều. Do đó, cần uống nhiều nước cho cơ thể hơn. 

Bài viết nhỏ, giúp bạn trả lời câu hỏi: Tắc tia sữa có mủ phải làm sao cũng như cách khắc phục một cách nhanh chóng và an toàn. Tuy nhiên, để tình trạng này không xảy ra thì ngay khi có hiện tượng tắc sữa mẹ cần có phương pháp cải thiện ngay.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.