Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, béo phì, vào con không vào mẹ

0 7.308

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, béo phì luôn nằm trong top những từ khóa được rất nhiều người tìm kiếm. Mẹ nào cũng sợ bổ sung dưỡng chất khiến thân hình “quá khổ”. Vậy hãy để Mebeaz gợi ý thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ ngay dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Cân nặng sau khi sinh luôn là nỗi ám ảnh của các bà bầu
Cân nặng sau khi sinh luôn là nỗi ám ảnh của các bà bầu

Bà bầu tăng cân như thế nào là hợp lý?

Mang thai tăng cân là bình thường. Tuy nhiên có những mẹ tăng nhiều, có mẹ tăng ít, có mẹ tăng tới hơn 20 kg trong suốt quá trình mang thai… Trước khi quyết định hãm cân hay tìm hiểu thực đơn để bà bầu không tăng cân, hãy tham khảo một số yếu tố ảnh hưởng tới cân nặng của bà bầu dưới đây:

– Kích thước của thai nhi từ 2.800 gr – 3.600 gr;

– Nhau thai nặng 500 gr – 900 gr;

– Dịch ối: 900 gr;

– Bầu ngực tăng: 500 gr;

– Tử cung: 900 gr.

– Lượng máu tăng lên khoảng 1.400 gr;

– Lượng mỡ là: 2.300 gr;

– Mô và các dịch của cơ thể khoảng 1.800 gr – 3.200 gr.

Theo khuyến cáo của bác sĩ mức tăng cân hợp lý cho bà bầu là 9 – 15 kg. Trường hợp một số mẹ thiếu cân hoặc gầy có thể tăng 12,7 – 18,3 kg. Ngược lại, các bà bầu thừa cân, béo phì thì chỉ nên tăng khoảng 7 – 10 kg, mang song thai tăng khoảng 16 – 20 kg. 

Từ những điều trên cho thấy, điều kiện cần và đủ cho bà bầu trong quá trình mang thai là thỏa mãn đồng thời 2 vấn đề sau: Đảm bảo cân nặng tối thiểu được khuyến cáo và không tích lũy mỡ thừa vào cơ thể. Muốn thực hiện được điều này cần có một chế độ ăn uống hợp lý và khoa học, các mẹ vẫn “rỉ tai” nhau là thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ.

Thực đơn cho bà bầu không tăng cân béo phì, vào con không vào mẹ

Thông thường, thời điểm 3 tháng đầu có thai bà bầu sẽ chưa tăng cân mạnh, phần vì lý do ốm nghén, phần vì kích thước thai nhi, tử cung, dịch, nước ôi cũng chưa nhiều. 

Khoảng 3 tháng giữa và nhất là 3 tháng cuối là lúc cân nặng của bà bầu bắt đầu tăng mạnh. Lúc này hãy thực hiện tốt những nguyên tắc dưới đây:

Nguyên tắc ăn uống để bà bầu không tăng cân, béo phì

– Ăn đủ chất: Việc nạp đầy đủ các dưỡng chất sẽ giúp cho thai nhi phát triển khỏe mạnh, giảm thiểu các nguy cơ gây dị tật đồng thời cũng đảm bảo cho sức khỏe của bà bầu tốt nhất.

Ưu tiên hàng đầu cho mẹ bầu là ăn uống đủ chất
Ưu tiên hàng đầu cho mẹ bầu là ăn uống đủ chất

– Chia nhỏ các bữa ăn: Thay vì ăn 3 bữa chính thì các mẹ có thể chia thành 5 – 7 bữa nhỏ. Điều này không chỉ giúp bổ sung lượng calo cần thiết mà còn là giải pháp để bà bầu bị ốm nghén có đủ năng lượng. Hơn nữa chia nhỏ bữa ăn còn làm ổn định lượng đường trong máu, giảm nguy cơ tích lũy mỡ thừa.

– Ăn nhiều rau củ, quả, thực phẩm nhiều chất xơ vừa giúp cải thiện hệ tiêu hóa, lại khiến cho chị em có cảm giác no lâu hơn.

– Chú ý đồ ăn vặt: Hạn chế ăn vặt hoặc giảm thiểu những đồ ăn vặt nhiều đường. Không nên ăn sau 21 giờ đêm.

– Tập thói quen ăn chậm nhai kỹ: Điều này giúp cho dạ dày sẽ có cảm giác nhanh no hơn, kiềm chế bà bầu ăn nhiều hơn từ đó ăn ngon miệng trong suốt bữa ăn.

Gợi ý thực đơn hàng ngày cho bà bầu để “vào con không vào mẹ”

Thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ
Thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ

Bà bầu nào còn thắc mắc ăn gì để mẹ không tăng cân con lại lớn hãy thực hiện tốt thực đơn dưới đây:

– Tinh bột: Mỗi ngày nên ăn 2 – 3 bát cơm gạo lứt. Hãy bắt đầu bữa sáng với bánh mì hoặc khoai lang.

– Chất đạm: Không thể thiếu trong thực đơn dinh dưỡng của mẹ bầu đặc biệt là thịt bò. Tuy nhiên, chị em có thể chế biến các món luân phiên nhau trong tuần và đừng quên cá là nguồn cung cấp chất đạm dồi dào nhưng lại không làm tăng cân cho bà bầu.

– Rau xanh, củ, quả: Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, béo phì nhất định không thể thiếu những thực phẩm này. Đây là nguồn cung cấp chất xơ giúp cải thiện hệ tiêu hóa nhưng cũng giúp cho bà bầu ăn uống ngon miệng hơn, không thèm ăn vặt. Những loại rau, quả có màu xanh đậm nhiều axit folic rất tốt cho hệ thần kinh của thai nhi.

– Trứng: Rất tốt cho thai nhi nhưng chỉ nên dùng 2 – 3 quả / 1 tuần thôi mẹ nhé.

– Sữa: Bao gồm sữa tươi, sữa cho bà bầu, sữa thực vật… Mỗi ngày chị em có thể uống 2 – 3 lít sữa sau các bữa ăn chính. Lưu ý, nên chọn những loại sữa có thành phần ít đường để tránh nguy cơ béo phì hoặc tiểu đường thai kỳ.

– Nước: Đảm bảo uống đủ 2,5 – 3 lít nước mỗi ngày gồm sữa, nước trắng, nước trái cây ép, canh…

– Các bữa phụ: Thực đơn cho bà bầu vào con không vào mẹ sẽ hạn chế những món đồ ăn vặt nhiều đường, bánh kẹo. Mẹ bầu có thể ăn một ít hoa quả để quên đi cơn đói.

Trên đây là một số gợi ý về thực đơn cho bà bầu không tăng cân, béo phì, vào con không vào mẹ. Lời khuyên dành cho các chị em là hãy thăm khám thai định kỳ, hỏi ý kiến bác sĩ về cân nặng trong giai đoạn đó là hợp lý chưa? Ưu tiên chế độ ăn uống để thai nhi phát triển toàn diện nhất.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.