Loại vacxin nào có thể tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh?
Bệnh tiêu chảy ở trẻ sơ sinh tưởng như đơn giản nhưng có thể lấy đi tính mạng trẻ thơ. Vì thế, việc tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh không thể thờ ơ. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng cần nắm được đâu là loại vacxin sử dụng cho con mình khi tiêm phòng để an tâm về vấn đề tiêm chủng. Theo dõi bài sau để thấy được nguyên nhân dẫn tới và loại vacxin nào được sử dụng trong bài viết sau!
Nội dung chính trong bài
Vì sao trẻ sơ sinh bị tiêu chảy?
Vô vàn nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy ở trẻ sơ sinh nhưng thường thì bởi những nguyên nhân sau:
- Trẻ sơ sinh bị tiêu chảy do nhiễm virus rota: Đây có lẽ là nguyên chính nhiều trẻ gặp phải nhất. Loại virus này có thể lây nhiễm ở mọi nơi, mọi thứ bé chạm vào qua miệng, da,… Trẻ sơ sinh lại chưa có sức đề kháng nhiều để chống lại nên loại virus rota này có thể gây nguy hiểm cho bé.
- Do dị ứng với sữa mẹ: Chế độ ăn uống của mẹ sau sinh thường sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn sữa cho con bú. Vì thế mới có chế độ kiêng cữ để an toàn cho cả 2 mẹ con.
- Thay đổi đột ngột chế độ ăn của trẻ: Đang cho trẻ bú sữa mẹ lại chuyển qua bú sữa bình, sữa công thức cũng làm trẻ bị tiêu chảy.
- Do trẻ bị rối loạn tiêu hóa, ruột kém hấp thu chất dinh dưỡng.
Nếu mẹ có một chế độ ăn uống hợp lý, con không dị ứng sữa mẹ khi sinh ra thì có thể loại trừ nguyên nhân thứ 2, 3, 4. Vậy nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ sơ sinh bị tiêu chảy đó là do nhiễm virus rota. Cho nên việc tiêm phòng rota cho trẻ sơ sinh là hết sức cần thiết. Vậy có những loại vacxin tiêu chảy cho trẻ sơ sinh nào có thể sử dụng?
Loại vacxin nào có thể tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh?
Vấn đề trẻ sơ sinh bị tiêu chảy tưởng chừng như đơn giản nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của con. Vì thế, thay vì việc chủ quan bố mẹ nên tìm hiểu các loại vacxin có thể tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là gì.
Hiện nay, vacxin rotavirus được bào chế dưới dạng ống. Ưu điểm của nó là không gây sưng đau cho con cũng như việc thực hiện cho con uống dễ dàng hơn. Các mẹ có thể tham khảo một số loại vacxin uống ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh như: Vacxin Rotarix – của Bỉ, Vacxin Rotateq – của Mỹ, Vacxin Rotavin – M1 – của Việt Nam.
Vắc-xin Rotarix – của Bỉ
Vacxin Rotarix phải uống 2 liều. Mỗi liều cách nhau ít nhất 1 tháng. Liều cuối phải uống trước khi bé được 6 tháng tuổi. Loại vacxin ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh này sử dụng tốt nhất trong giai đoạn từ 2 – 5 tháng tuổi. Trẻ sơ sinh có thể uống kể từ khi được 6 tuần tuổi và nên uống liều thứ 2 cách thứ 1 ít nhất 4 tuần.
Vacxin Rotateq – của Mỹ
Vacxin Rotateq của Mỹ phải uống 3 liều, cách nhau ít nhất 1 tháng. Liều cuối phải uống trước khi bé được 32 tuần tuổi.
Vacxin Rotavin – M1 – của Việt Nam
Vacxin Rotavin của Việt Nam sử dụng được 2 lần. Việt Nam là nước sản xuất thành công loại vacxin ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh đứng thứ 2 Châu Á (sau Trung Quốc) và đứng thứ 4 trên thế giới.
Vacxin này có thể sử dụng cho bé từ 6 – 10 tuần tuổi (liều thứ 1) và liều thứ 2 sử dụng sau 2 tháng.
Lưu ý: Các bé trên 5 tháng mới bắt đầu uống thì chỉ uống được loại Rotateq mà không uống được Rotarix. Khả năng bảo vệ thường trực lên đến 3 năm sau khi tiêm chủng. Việc tiêm phòng ngừa virus rota càng sớm càng tốt.
Một vài lưu ý cho bố mẹ khi tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh
Uống hay tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh bằng vacxin ngừa Rotavirus sẽ gây ra một số tác dụng phụ như chán ăn, tiêu chảy, ói, đau bụng, sổ mũi sau khi tiêm. Tuy nhiên, không phải bé nào cũng gặp phải tình trạng trên mà nó chỉ chiếm 5 – 15%. Nếu gặp phải tác dụng phụ của vacxin như sau thì bố mẹ nên chú ý:
- Nếu con ói và trớ sau khi tiêm 30 phút thì nên cho trẻ uống vacxin ngừa tiêu chảy loại khác thay thế
- Không nên cho bú mẹ trước và sau khi tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh 30 phút.
- Đánh lạc hướng sự chú ý của con vào mũi tiêm để việc tiêm phòng dễ dàng hơn.
- Nên hoãn tiêm phòng tiêu chảy cho trẻ sơ sinh khi mắc bệnh, sốt hoặc đang bị tiêu chảy, nôn.
Việc nắm được loại vacxin nào để tiêm phòng ngừa tiêu chảy cho trẻ sơ sinh là điều cơ bản bố mẹ cần biết. Bên cạnh đó là những lưu ý để không mắc phải khi đưa con đi tiêm. Chúc các ông bố bà mẹ tiêm phòng cho con đầy đủ để con có thể phát triển khỏe mạnh.
Nguồn: Mebeaz.com