Trẻ bị sởi Đức có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả

0 125

Sởi Đức là một bệnh lý khá phổ biến ở trẻ em hiện nay. Bệnh lý này gây nên nhiều hoang mang lo lắng cho các bậc phụ huynh và sự khó chịu cho bé. Hiểu đúng về tình trạng trẻ bị sởi Đức cũng như có phương pháp điều trị phù hợp chắc chắn giúp bé yêu của bạn có thể khỏi bệnh sớm và tránh được những di chứng nặng nề.

Nội dung chính trong bài

Sởi Đức là gì? Nó khác gì so với sởi thường?

Bệnh sởi Đức là gì?

Sởi Đức hay còn có nhiều tên gọi khác như: Rubella, sởi ba ngày… là một bệnh lý do virus truyền nhiễm gây nên. Bằng mắt thường, ta có thể dễ dàng nhận ra bệnh này thông qua những đốm đỏ (ban) khá đặc trưng.

Trước đây, bệnh lý này vô cùng phổ biến ở trẻ em. Nhưng, hiện nay Nhà nước và Bộ Y tế cho tiêm phòng vaccin liên phòng Sởi – Rubella thì số trẻ mắc bệnh có xu hướng giảm xuống rõ rệt.

Trẻ bị sởi Đức có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Sởi Đức là một bệnh lý do virus truyền nhiễm gây nên

Bệnh sởi Đức khác gì sởi thường?

Các triệu chứng của bệnh sởi Đức thường nhẹ hơn nhiều so với bệnh sởi thường. Về  cơ bản, chúng có một số dấu hiệu khá giống nhau như: trẻ mắc bệnh có xu hướng sốt cao từ 38 – 39 độ và kèm theo các dấu hiệu viêm đường hô hấp như: hắt hơi, ho, sổ mũi…

Một số dấu hiệu khác nhau như:

  • Dấu hiệu phát ban:

 Bệnh sởi thường: Các dấu hiệu thường xuất hiện sau khoảng 2 – 3 ngày sốt và mẹ sẽ nhận thấy các nốt ban đỏ xuất hiện từ phía tai trẻ sau đó lan ra mặt và toàn thân. Khi các nốt bay đi thứ tự cũng như lúc mọc và thường để lại vết thâm.

Bệnh sởi Đức: Các nốt phát ban xuất hiện và bay đi không tuân thủ bất cứ một quy tắc nào và nó cũng thường không để lại các vết thâm trên da của trẻ.

  • Nổi hạch: 

Trẻ mắc bệnh sởi Đức có xu hướng bị nổi hạch nhiều hơn. Vị trí mọc của hạch thường là ở sau cổ, sau tai và sau quai hàm, bẹn.

4 Dấu hiệu khi trẻ mắc bệnh sởi Đức

Trẻ em mắc bệnh sởi Đức thường có các dấu hiệu bệnh nhẹ. Sau khoảng 16 – 18 ngày phơi nhiễm bệnh thì các triệu chứng bệnh đầu tiên sẽ xuất hiện. Nhiều mẹ ban đầu sẽ nhầm lẫn trẻ bị cúm, nhưng cần quan sát kỹ để nhận biết được các dấu hiệu bệnh đặc thù.

Sốt

Dấu hiệu đầu tiên khi trẻ mắc bệnh chính là sốt. Trẻ sốt nhẹ khoảng 38 độ, kèm theo đó là tình trạng đau rát họng, đau đầu, chảy nước mũi trong, cơ thể mệt mỏi. Thời gian kéo dài khoảng 1 – 4 ngày; khi phát ban xuất hiện thì sốt giảm.

>> Xem thêm: Hỏi – Đáp: Trẻ bị sởi có sốt không? Sốt cao mấy ngày?

Phát ban

Trẻ bị sởi Đức có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Phát ban là dấu hiệu dễ nhận biết ở trẻ mắc bệnh sởi Đức

Các nốt phát ban xuất hiện không theo thứ tự nào. Nó có hình tròn hoặc hình bầu dục; xuất hiện chủ yếu ở đầu và mặt; sau đó lan ra toàn thân. Các nốt có màu hồng hoặc màu đỏ, kích thước khoảng 1 – 2mm. Chúng có thể đứng riêng lẻ hoặc liên kết với nhau tạo thành những mảng lớn.

Trẻ sẽ cảm thấy ngứa và có xu hướng gãi nhưng mẹ hãy khuyên và chăm sóc bé cẩn thận để bé tránh làm xước các nốt ban. Sau khoảng 3 ngày thì những nốt ban sẽ biến mất và không để lại tình trạng da bị thâm.

Sưng hạch

Các hạch nhỏ xuất hiện tại nách, cổ, sau tai, bẹn… gây nên tình trạng đau đớn cho trẻ. Thường khi các nốt phát ban bay hết thì hạch cũng sẽ biến mất.

Đau nhức:

Các triệu chứng đi kèm khi trẻ bị sởi Đức đó là đau nhức và viêm kết mạc.

Các dấu hiệu bệnh ở trẻ không phải đều giống nhau. Có những trẻ còn không xuất hiện triệu chứng đầy đủ khiến cho mẹ có xu hướng nhầm lẫn sang các bệnh lý khác.

Bệnh sởi Đức có nguy hiểm với trẻ không?

Về mặt bản chất, bệnh sởi Đức ở trẻ không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm. Bệnh hoàn toàn có thể điều trị nhanh chóng và các bé phục hồi hiệu quả. Với những trường hợp không điều trị sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm và hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong.

Các biến chứng trẻ có thể gặp phải khi bị sởi Đức

Trẻ bị sởi Đức có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Trẻ bị sởi Đức không điều trị kịp thời có thể gây nên biến chứng nguy hiểm

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh khi mắc bệnh sởi Đức thường kéo theo các triệu chứng của bệnh viêm phổi. Điều này khiến cho sức đề kháng cũng như khả năng miễn dịch của trẻ kém đi và dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: viêm tai, viêm phổi, viêm màng não…

Nếu như hệ miễn dịch của trẻ bị suy yếu thì rất dễ mắc phải những bệnh lý nghiêm trọng khác. Đặc biệt, với trẻ nhỏ nếu không tiêm vaccin phòng bệnh Rubella thì tỉ lệ mắc bệnh là 100%. Không điều trị đúng và kịp thời hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong.

Bệnh sởi Đức trẻ em hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch

Bệnh sởi Đức được lây lan qua nhiều con đường khác nhau, chủ yếu là đường hô hấp. Nếu như không biết cách phòng tránh cũng như ngăn chặn bệnh thì nó hoàn toàn có thể bùng phát thành dịch khó kiểm soát.

Bản thân trẻ nhỏ chưa thể ý thức được việc kiểm soát và hạn chế lây lan bệnh chính vì thế các bậc phụ huynh cần phải thực hiện và cần làm tốt điều này. Nếu không khống chế dịch, các virus hoàn toàn biến đổi và gây nên hiện tượng kháng thuốc gây nên sự nguy hiểm cho người bệnh.

Mách mẹ cách phòng tránh bệnh sởi Đức ở trẻ hiệu quả

Đừng để trẻ bị bệnh rồi mới chăm sóc, hãy nghĩ cách phòng bệnh và hạn chế tối đa những tác động của bệnh lý này tới trẻ.

Tiêm phòng đầy đủ

Trẻ bị sởi Đức có nguy hiểm không? Cách phòng tránh bệnh hiệu quả
Tiêm phòng là cách phòng bệnh sởi Đức hiệu quả nhất

Cho tới thời điểm hiện tại, bệnh sởi Đức ở trẻ vẫn chưa có thuốc để điều trị đặc hiệu. Nhưng, nó có vaccin phòng bệnh để ngăn ngừa virus tấn công cơ thể trẻ.

Chính vì thế, mẹ hãy cho trẻ tiêm đủ mũi tiêm: Sởi – quai bị – Rubella. Hãy kiểm tra lại sổ tiêm của trẻ, nếu chưa tiêm mũi này thì hãy đưa trẻ đi tiêm càng sớm càng tốt.

Trước khi có thai cần kiểm tra miễn dịch Rubella

Trong tất cả các đối tượng mắc bệnh lý này thì phụ nữ có thai chính là đối tượng dễ bị tấn công và mắc bệnh nhất. Khi mắc phải bệnh này những biến chứng ảnh hưởng tới thai nhi lại vô cùng nghiêm trọng.

Do vậy, trước khi quyết định có thai cần phải kiểm tra sức khỏe cơ thể đã có khả năng kháng Rubella chưa. Nếu cơ thể thực sự khỏe mạnh hãy có thai mẹ nhé!

Hạn chế tới những nơi đông người, nơi công cộng

Để phòng bệnh cho trẻ, tốt nhất hãy hạn chế tới những nơi đông người. Bản chất của bệnh sởi Đức là lây qua đường hô hấp, chỉ cần một người mắc bệnh hắt hơi thì hàng chục người xung quanh có thể mắc bệnh.

Xây dựng cho trẻ một lối sống lành mạnh với một chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp bé nâng cao sức khỏe và tăng cường sức đề kháng. Vào những ngày nắng nóng với độ ẩm không khí cao bệnh thường có xu hướng dễ lây lan và bùng phát. Hạn chế cho trẻ ra ngoài nhiều.

Trẻ bị sởi Đức không phải là một vấn đề quá nghiêm trọng. Nhưng, mẹ cần phát hiện cũng như điều trị sớm để có thể có thể hạn chế những biến chứng bệnh gây ra. Cho trẻ tiêm phòng đủ 2 mũi vaccin Sởi – Rubella để phòng bệnh là hiệu quả nhất.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.