Trẻ bị táo bón lâu năm đi ngoài ra máu do đâu? Cách chữa ra sao?

0 34

Tình trạng trẻ bị táo bón không phải là vấn đề quá xa lạ hiện nay. Tuy nhiên, trong một số trường hợp do mẹ chủ quan khiến tình trạng táo bón của trẻ quá nặng tới mức đi ngoài ra máu. Nhiều bé rơi vào cảnh sợ đi vệ sinh, ám ảnh bởi những cơn đau. 

Vậy, cách khắc phục tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu như thế nào cho an toàn và hiệu quả? Cùng tham khảo ngay bài viết sau đây!

Trẻ bị táo bón lâu năm đi ngoài ra máu do đâu?
Tình trạng trẻ bị táo bón khá phổ biến hiện nay

Nội dung chính trong bài

Tâm sự của các mẹ trên khắp các diễn đàn về tình trạng trẻ bị táo bón

– Mẹ Xu Xu: Bé con nhà em 9 tháng, từ 6 tháng em bắt đầu cho bé tập ăn dặm, mọi chuyện khá ổn suôn sẻ. Tuy nhiên, từ tháng thứ 8 tới giờ em đi làm lại, có bà nội cháu trông hàng ngày. Ăn uống thì bé uống sữa em vắt để trong tủ và ăn cháo xay em nấu mỗi sáng. Nhưng không hiểu sao gần đây con bị táo bón quá. Táo tới mức đi vệ sinh mà kèm chảy máu. Em nghe mấy chị công ty mách uống men vi sinh, cũng có cho con uống mà thấy không ăn thua! Em lo quá!

Mẹ Bim: Các mom ơi, con em 18 tháng, bị táo do rất lười ăn rau. Dù em có làm cách nào thì cứ có rau là cháu lè ra hoặc bỏ đồ ăn. Vì lười ăn rau nên mỗi khi đi vệ sinh như một cực hình, kêu la ầm ĩ. Có mom nào có cách nào chỉ em với ạ!

– Mẹ An Nhiên: Làm sao để bé không bị táo bón nữa các mẹ ơi. Con em gần 2 tuổi ăn uống tốt nhưng lại hay bị táo bón. Nhiều lúc bé có đi ra máu. Tình trạng này kéo dài gần nửa năm nay rồi. Em cho ăn thêm rau, sữa chua và hoa quả mà cảm thấy không ăn thua.

– Mẹ Bông: Em khổ tâm quá! Con e được hơn tuổi đang ăn cháo mà bị táo liên tục. Đã còi nay còn còi hơn, 14 tháng được có 9,5kg. Bé ăn cháo cũng được, em cũng tích cực cho bé ăn nhiều loại thực phẩm giàu dinh dưỡng mà bé táo quá mỗi lần đi vệ sinh lại thấy thương. Các mẹ có cách nào trị táo bón an toàn cho trẻ không mách em với! Em cảm ơn.

– Mẹ Sam: 4 – 5 tháng nay Sam nhà em táo quá. Con bé chưa được hai tuổi, ăn uống không có gì đặc biệt mà em còn cho thêm nhiều rau vào trong khẩu phần ăn hàng ngày nhưng vẫn bị táo. Có mẹ nào có con bị táo giống em không ạ? Mách em cách chữa với.

– Mẹ Gấu: Em và mẹ chồng gần đây luôn khó chịu với nhau chỉ vì con em bị táo bón. Em có dặn bà ở nhà cho cháu ăn thêm rau hay hoa quả xay nhưng mà lại tích cực cho cháu ăn thịt “cho nó lớn”. Mỗi lần thằng bé đi vệ sinh là mặt đỏ rực vì rặn, có lần còn chảy máu sót không chịu được. Chẳng lẽ em lại cho con đi nhà trẻ sớm!

Trong thực tế, có rất nhiều trẻ dưới 24 tháng gặp phải tình trạng táo bón. Điều này khiến cho bất cứ bậc phụ huynh nào cũng lo lắng và luôn tìm kiếm trẻ bị táo bón phải làm thế nào. Hãy bình tĩnh để giải quyết vấn đề mẹ nhé!

Một số thông tin về tình trạng trẻ bị táo bón ra máu Mebeaz chia sẻ!

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón

Thực tế, tình trạng trẻ bị táo bón ra máu là một hiện tượng phổ biến, nhưng các bậc cha mẹ cần phải chú ý quan sát vì hoàn toàn có thể nhầm lẫn sang các bệnh lý khác. Một số bệnh lý nguy hiểm khác cũng có biểu hiện là đi ngoài ra máu nhưng vô tình cha mẹ bỏ qua khiến cho tình trạng bệnh có xu hướng nghiêm trọng hơn.

Nếu  trẻ bị táo bón ra máu thì thường máu sẽ bám ở phía bên ngoài của phân và lượng máu thường ít, là máu tươi. Trong trường hợp máu có màu đen thì đó không phải là táo bón, nên thăm khám càng sớm càng tốt.

Nguyên nhân khiến trẻ bị táo bón
Có khá nhiều nguyên nhân khách quan – chủ quan gây nên tình trạng táo bón

Nguyên nhân nào gây nên tình trạng trẻ bị táo bón đi ngoài ra máu?

Tổn thương thực thể ở đường tiêu hóa: Về cơ bản, nguyên nhân này khá hiếm gặp, nó chỉ chiếm khoảng 5% trong tổng số các nguyên nhân gây nên bệnh lý này. Một số dị tật bẩm sinh như: Bệnh suy giáp trạng (bệnh Myxoedeme); phình to đại tràng (bệnh Hipschsprung)…

Một số trẻ gặp phải tình trạng nứt hậu môn, trĩ… chính vì thế trẻ đi ngoài thường bị đau do co thắt tại khu vực hậu môn. Một số sai lầm trong chế độ ăn uống hàng ngày như: ăn nhiều đạm, ít rau, uống ít nước… Có những trẻ còn do pha sữa quá đặc, ăn nhiều sữa bò cũng gây nên bệnh táo bón.

Trẻ mắc một số bệnh: Một số bệnh lý ở trẻ như còi xương, thiếu máu, suy dinh dưỡng, đang trong giai đoạn dùng thuốc kháng sinh có codein…. Với một số trẻ đã lớn còn có một số trẻ chịu ảnh hưởng của yếu tố thần kinh như: trẻ đi lớp sợ cô không dám xin đi vệ sinh, trẻ không có thói quen đi vệ sinh đúng giờ…

Những nguy hiểm nếu mẹ không điều trị sớm khi trẻ bị táo bón lâu ngày kèm ra máu

Những nguy hiểm nếu mẹ không điều trị sớm khi trẻ bị táo bón lâu ngày kèm ra máu
Khi trẻ bị táo bón có thể gây nên nhiều tình trạng nguy hiểm

Nếu tình trạng trẻ bị táo bón ra máu không được điều trị sớm và dứt điểm thì không những nó chỉ gây nên tình trạng đau đớn cho trẻ mỗi lần đi vệ sinh mà còn gây nên những tình trạng nguy hiểm liên quan tới trực tràng, hậu môn của trẻ.

– Viêm vùng hậu môn: Qua những vết nứt những con vi khuẩn có cơ hội xâm nhập lại chính hậu môn qua những vết nứt.

– Nhiễm khuẩn máu: Những vết nứt rơi vào tình trạng chảy máu chưa thể phục hồi ngay khi bị vi khuẩn tấn công có thể gây nên tình trạng nhiễm khuẩn máu.

– Trĩ: Phía bên trong hậu môn bị tổn thương, phình ra và hình thành nên những búi trĩ.

– Ung thư trực tràng: Tình trạng táo bón kéo dài quá lâu, máu cứ chảy nhiều hoàn toàn có thể gây nên tình trạng ung thư trực tràng về sau.

Để trẻ không bị táo bón nên làm gì?

Nếu không muốn phải trả lời câu hỏi làm gì khi bé bị táo bón nặng thì mẹ cần có phương pháp phòng cho bé càng sớm càng tốt.

Về cơ bản, để phòng bệnh táo bón ở trẻ có 3 yếu tố cơ bản cần quan tâm chính là:

Chế độ dinh dưỡng:

Bổ sung chế độ dinh dưỡng hợp lý, ăn nhiều chất xơ, hoa quả tươi, dầu ăn.

Hạn chế các loại thực phẩm có hàm lượng tinh bột cao, không uống nước ngọt, đồ uống có gas.

Cho bé uống sinh tố nhiều hơn, trong các loại sinh tố thường có chứa hàm lượng vitamin cao, nhiều chất xơ.

Đảm bảo cho trẻ uống đủ nước dù trẻ không đòi uống nước.

Chế độ dinh dưỡng
Cho trẻ ăn nhiều rau xanh hơn

Điều chỉnh hành vi, tâm lý trẻ

Có nhiều trẻ lười đi vệ sinh mỗi ngày, có những trẻ ngồi không đúng tư thế.

Mẹ nên hướng dẫn trẻ để có được tư thế ngồi thoải mái và dễ chịu nhất.

Uống thuốc làm mềm phân

Với những trẻ bị táo bón lâu năm thì cách chữa táo bón cho trẻ chính là mẹ nên cho trẻ sử dụng thêm sản phẩm giúp hỗ trợ làm mềm phân mà các bác sỹ kê đơn.

Những loại thuốc này có tác dụng giúp cấu trúc phân mềm, trẻ dễ đi vệ sinh, không còn đau đớn. Tuy nhiên, cần thăm khám để mua thuốc chứ không tự ý mua tại các quầy thuốc.

Trẻ bị táo bón ra máu là một hiện tượng phổ biến nhưng không được coi nhẹ. Các bậc cha mẹ nên dành thời gian, sự quan tâm và thay đổi những thói quen, chế độ sinh hoạt giúp cho bé lấy lại sự cân bằng. Chắc chắn, điều này sẽ khiến trẻ không còn cảm giác sợ hãi mỗi khi đi vệ sinh.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.