Top 5 câu hỏi thường gặp khi trẻ bị thủy đậu mẹ nên biết

0 155

Khi trẻ bị thủy đậu, các ông bố bà mẹ thường vô cùng lo lắng. Hàng trăm câu hỏi được đặt ra: bé liệu có gặp nguy hiểm khi mắc bệnh này, có cần tiêm phòng hay không, nên xử trí ra sao để có kết quả nhanh… Vậy thì, hãy cùng Mebeaz.com tìm hiểu ngay những vấn đề được các bậc phụ huynh hiện nay đặc biệt quan tâm khi trẻ mắc bệnh này.

Nội dung chính trong bài

Nguyên nhân nào khiến trẻ bị thủy đậu?

Bản thân thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm và lây lan qua đường hô hấp với tác nhân gây bệnh là virus Varicella Zoster. Chính vì thế, với trẻ sơ sinh đây cũng chính là nguyên nhân và con đường lây bệnh.

Do lây nhiễm qua đường hô hấp

Top 5 câu hỏi thường gặp khi trẻ bị thủy đậu mẹ nên biết
Trẻ bị thủy đậu chủ yếu do lây qua đường hô hấp

Dù là người lớn hay trẻ nhỏ thì bệnh thủy đậu cũng lây qua đường hô hấp hoặc thông qua tiếp xúc trực tiếp da kề da. Với trẻ sơ sinh, thời gian bé tiếp xúc với mẹ là 24/24; vì thế nếu mẹ mắc bệnh thủy đậu thì nguy cơ lây sang con là cực lớn. Nếu mẹ phát hiện mình bị thủy đậu thì nên dùng máy vắt sữa duy trì lượng sữa; đồng thời cách ly hoàn toàn với bé và không cho bé bú.

Do bẩm sinh

Nhiều mẹ bầu trong quá trình mang thai không may mắc bệnh thủy đậu và điều trị không dứt điểm. Điều này khiến cho bào thai trong bụng mang mầm bệnh. Khi trẻ chào đời chỉ cần có điều kiện thuận lợi thì bệnh sẽ phát triển.

Những dấu hiệu khi trẻ bị thủy đậu là gì?

Các dấu hiệu trẻ bị thủy đậu khá dễ nhận biết. Mẹ có thể thông qua những dấu hiệu bệnh sau đây để cân nhắc bé có mắc bệnh thủy đậu hay không:

Sốt, đau đầu và mệt mỏi

Thông thường, 90% trẻ sơ sinh mắc bệnh đều là do bị nhiễm bệnh từ người thân. Bệnh chủ yếu lây qua đường hô hấp, những tiếp xúc thông thường hàng ngày của người thân. Chỉ một cái hắt hơi cũng có thể khiến hàng ngàn con virus được giải phóng ra môi trường và sống vài giờ để lây nhiễm sang người khác.

Trẻ thường sốt cao từ 39 – 39.5 độ C. Cơ thể mệt mỏi, ngứa ngáy khiến trẻ quấy khóc, chán ăn, bỏ bú. Ban đầu mẹ có thể nhầm lẫn sang một số bệnh lý khác.

Top 5 câu hỏi thường gặp khi trẻ bị thủy đậu mẹ nên biết
Sốt, đau đầu và phát ban là dấu dấu hiệu đầu tiên khi mắc bệnh này

>> Xem thêm: Trẻ bị thủy đậu có kèm sốt cao không? Sốt mấy ngày?

Phát ban

Phát ban chính là một dấu hiệu đặc thù khi trẻ mắc bệnh thủy đậu. Những nốt ban đỏ thường xuất hiện ở mặt sau đó lan xuống thân, bụng, chân tay… Những nốt ban này sẽ dần phát triển thành những mụn bọc nước bên trong. Chỉ cần bé gãi hay mẹ chạm mạnh thì các nốt ban này hoàn toàn có thể bị vỡ.

Nhiều mẹ thường nhầm lẫn nốt thủy đậu với các nốt khi mắc bệnh sởi hay sốt phát ban thông thường. Tuy nhiên, có một số dấu hiệu mẹ có thể so sánh:

– Các nốt thủy đậu có hình hạt đậu nhỏ và gây ngứa ngáy.

– Các nốt này phồng lên, bên trong có dịch nước.

– Thường thì sau 2 – 3 ngày các nốt này sẽ đóng vảy.

Trẻ sơ sinh bị thủy đậu có sao không? Có nguy hiểm không?

Mặc dù, bản thân thủy đậu là một bệnh lý lành tính nhưng nếu không có phương pháp điều trị phù hợp và điều trị kịp thời thì nó có thể gây nên những biến chứng cực kì nguy hiểm. 

Top 5 câu hỏi thường gặp khi trẻ bị thủy đậu mẹ nên biết
Nếu không điều trị kịp thời bệnh có thể gây nên những biến chứng nguy hiểm

Nhiễm trùng da: Đây có lẽ là biến chứng thường gặp nhất ở trẻ sơ sinh. Trẻ thường có thói quen gãi khi ngứa, bé chưa thể ý thức được việc mình làm. Khi các mụn nước vỡ ra rất dễ gây nên tình trạng nhiễm trùng.

Viêm màng não: Có khá nhiều bé do điều trị không đúng cách khiến cho trẻ bị suy giảm sức để kháng, viêm màng não. Biến chứng này hoàn toàn có thể dẫn tới tử vong. Tuy nhiên, trường hợp này phổ biến ở người lớn hơn trẻ em.

Các biến chứng khác như: Nhiễm trùng huyết, viêm phổi, suy giảm miễn dịch… Một số bé còn gặp phải tình trạng viêm tai, viêm tai giữa, viêm thanh quản.

Vậy nên, trẻ sơ sinh bị thủy đậu có sao không? Thì câu trả lời là có nếu như cha mẹ không sớm phát hiện và điều trị bệnh.

Trẻ đã bị thủy đậu có cần tiêm phòng nữa không?

Vaccin thủy đậu được chỉ định tiêm cho bé từ 12 tháng tuổi – 12 tuổi và người trưởng thành chưa mắc bệnh thủy đậu. Thời gian miễn dịch khi tiêm vaccin này là 15 năm. Sau khoảng thời gian này có thể tiếp tục tiêm lại để phòng bệnh.

Trong trường hợp, bé yêu của bạn chưa đủ tuổi để tiêm (hoặc bạn chưa tiêm) mà đã mắc bệnh này và được bác sĩ chẩn đoán cũng như làm các xét nghiệm khẳng định mắc bệnh thủy đậu thì không cần tiêm phòng nữa. Vì, cơ thể trẻ đã hình thành nên những miễn dịch tự nhiên. 

Nhưng, trong trường hợp bạn tự chẩn đoán và chữa bệnh cho con thì tốt nhất nên cho trẻ tiêm phòng vaccin đầy đủ. Khi trẻ đã mắc bệnh thủy đậu, tiêm phòng thêm vaccin phòng bệnh này thì cơ thể hoàn toàn không sao cả.

Vậy nên, trẻ đã bị thủy đậu có cần tiêm phòng nữa không thì câu trả lời là KHÔNG mẹ nhé!

Xử trí khi trẻ bị thủy đậu đơn giản, nhanh chóng bằng cách nào?

Thực tế, xử lý khi trẻ bị thủy đậu không quá phức tạp và khó khăn. Nhưng, cần chăm sóc bé cẩn thận để bệnh không kéo dài.

Khi thấy trẻ có những dấu hiệu của bệnh thủy đậu thì tốt nhất nên cho bé tới các cơ sở y tế để thăm khám. Tùy thuộc vào tình trạng thực tế của bé mà các bác sĩ sẽ đưa ra những phương pháp điều trị bệnh kịp thời, sử dụng các loại thuốc phù hợp.

>> Xem thêm: Trẻ bị thủy đậu bao nhiêu ngày thì khỏi? 4 lưu ý để nhanh hết bệnh!

Cách ly bé, giữ gìn vệ sinh thật sạch

Top 5 câu hỏi thường gặp khi trẻ bị thủy đậu mẹ nên biết
Nên cách ly bé với môi trường bên ngoài

– Phát hiện bé bị thủy đậu cần phải nhanh chóng cách ly bé tại nhà cho tới khi bé khỏi hẳn. Tốt nhất, cho bé nằm trong phòng riêng, thoáng mát, nên có ánh sáng mặt trời.

– Bất cứ ai khi tiếp xúc với bé cũng cần đeo khẩu trang. Nên cho bé dùng riêng các vật sinh hoạt cá nhân: bát đũa, cốc chén, bình nước…

– Cắt móng tay cho trẻ sạch sẽ, nếu có thể hãy dùng bao vải để bọc tay tránh tình trạng bé gãi vỡ các mụn nước. Tắm rửa hàng ngày bằng nước sạch và mặc quần áo rộng rãi, thoáng mát.

– Hãy để các nốt mụn nước tự vỡ. Khi mụn vỡ dùng xanh Methylene chấm nhẹ lên mụn.

Về dinh dưỡng

Cho bé ăn các thức ăn dạng lỏng và mềm. Cho trẻ uống nhiều nước và tăng cường bổ sung vitamin.

Về sử dụng thuốc

 – Nếu trẻ sốt cao, hãy sử dụng thuốc hạ sốt đúng liều lượng và nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ. Trong trường hợp các nốt ban vỡ và có mủ cần sử dụng kháng sinh theo hướng dẫn.

– Nếu trẻ có hiện tượng lừ đừ và mệt mỏi hãy nhanh chóng đưa trẻ tới bệnh viện để thăm khám và điều trị kịp thời.

Trẻ bị thủy đậu mẹ cần phải nhanh chóng nắm bắt biểu hiện bệnh cũng như có được phương pháp xử lý hiệu quả. Hy vọng bài viết nhỏ có thể giúp các mẹ chăm sóc bé hiệu quả và an toàn hơn.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.