Cần bác sĩ giúp: Trẻ đang bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không?

0 3.668

Thưa bác sĩ, bé nhà em được 3 tháng, theo đúng lịch thì phải đi tiêm vaccin 6 bệnh, synflorix và uống vaccin tiêu chảy nhắc lại. Thế nhưng hiện bé lại đang bị tiêu chảy thì có nên tiêm phòng không ạ? Bây giờ em đưa bé đi chích ngừa luôn vaccin tiêu chảy thì có chữa được bệnh không?

Nguyễn Thanh Nga

trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng
Có nên tiêm phòng khi trẻ đang bị tiêu chảy hay không?

Trả lời

Chào chị Nguyễn Thanh Nga,

Tiêm vaccin là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hiệu quả phòng ngừa của vaccin nếu bà mẹ tuân thủ theo đúng lịch tiêm chủng có thể lên tới 90% hoặc hơn.

Trẻ đang bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không?

Để trả lời câu hỏi trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không của chị, chúng tôi sẽ cung cấp cho chị một số thông tin cụ thể về vaccin.

Vaccin thực chất là chế phẩm có nguồn gốc từ chính các vi sinh vật gây bệnh (đã được làm yếu hoặc làm chết đi), sau đó đưa vào cơ thể người để tự tạo miễn dịch đặc hiệu chủ động và tăng sức đề kháng của con người với một số bệnh.

Như vậy, bản thân vaccin chính là mầm bệnh. Khi đưa vào cơ thể, nếu bản thân người được tiêm phòng không thể tự sinh ra kháng thể thì nguy cơ mắc bệnh sẽ rất cao. Do đó, bác sĩ khuyến cáo chỉ nên tiêm phòng khi trẻ thực sự khỏe mạnh.

Điều này có nghĩa là trẻ đang bị tiêu chảy có nên tiêm phòng hay không cần được xem xét kỹ lưỡng. Tuy nhiên, nếu chỉ tiêu chảy nhẹ thì bác sĩ sẽ thăm khám và quyết định có chủng ngừa cho trẻ hay không.

trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng
Khi trẻ bị tiêu chảy, bác sĩ cần thăm khám để quyết định có nên tiêm phòng cho trẻ hay không

Chị cũng có hỏi về việc trẻ đang bị tiêu chảy thì chích ngừa luôn vaccin tiêu chảy có chữa được bệnh không thì chúng tôi xin trả lời là không được. Vaccin (bất kỳ là loại nào) cũng chỉ dùng để phòng bệnh, không thể dùng để chữa bệnh.

Một số lưu ý khác khi tiêm phòng cho trẻ

Ngoài lưu ý tiêm phòng khi trẻ đang bị tiêu chảy, các bậc cha mẹ còn cần biết một số kiến thức khác về vaccin như sau:

– Tiêm phòng phải thực hiện theo đúng lịch, tiêm đúng vị trí, đúng liều. Nếu vì lý do nào đó mà không thể tiêm nhắc lại trong thời hạn quy định thì nên bố trí thời gian để tiêm mũi tiếp theo cho đúng lịch, không cần tiêm lại từ đầu. Đây là cách tốt nhất để phát huy tối đa hiệu quả của việc tiêm phòng.

Xem thêm: Lịch tiêm phòng cho trẻ sơ sinh mới nhất 2019

– Không tiêm phòng bệnh bại liệt khi trẻ đang bị tiêu chảy, bị sốt, nôn mửa, mắc bệnh ác tính hoặc nhiễm HIV.

– Không tiêm phòng lao khi trẻ sinh non quá yếu, trẻ nhẹ cân, trẻ đang mắc bệnh ngoài da hoặc bệnh cấp tính.

– Không tiêm phòng viêm não Nhật Bản với trẻ đã từng dị ứng với vaccin viêm não Nhật Bản, trẻ đang sốt cao, đang bị bệnh tim, thận, ung thư máu, bệnh gan, đái tháo đường.

trẻ bị tiêu chảy có nên tiêm phòng
Ngoài tiêu chảy, cần lưu ý đến nhiều vấn đề sức khỏe khác của trẻ trước khi quyết định tiêm phòng

– Không tiêm phòng thương hàn với trẻ đang bị tiểu đường, bệnh thận.

– Không tiêm phòng bạch cầu, uốn ván, ho gà khi trẻ đang mắc bệnh nhiễm khuẩn.

– Nếu trẻ không mắc bệnh thì trước hôm tiêm phòng cần theo dõi xem trẻ có đang bị tiêu chảy hay gặp vấn đề gì về đường tiêu hóa hay không.

– Không để trẻ bú mẹ quá no hoặc quá đói trước khi tiêm phòng.

– Trẻ có thể bị sốt sau khi tiêm phòng, đây là vấn đề xảy ra ở hầu hết các trẻ. Sau khi uống vaccin ngừa tiêu chảy, trẻ cũng có thể bị tiêu chảy một vài ngày rồi sẽ hết. Khi thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường, đừng ngại đưa trẻ đến gặp bác sĩ.

Trên đây là câu trả lời về việc trẻ đang bị tiêu chảy có nên tiêm phòng không cùng một số lưu ý khác dành cho chị Nguyễn Thanh Nga. Chúc chị và cháu luôn mạnh khỏe!

MẸ CÓ BIẾT?

Tiêm phòng là cách tốt nhất để giúp trẻ phòng tránh được một số bệnh lý nguy hiểm. Thế nhưng để việc tiêm phòng có thể phát huy tác dụng, bản thân cơ thể các con cần có được một hệ miễn dịch và hàng rào đề kháng khỏe mạnh. Để làm được điều này, cách tốt nhất là cho con bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ đến khi tròn 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn thế nữa.

Nếu mẹ đang gặp phải tình trạng thiếu sữa, ít sữa hay mất sữa cho con hãy tham khảo VIÊN UỐNG LỢI SỮA MABIO. Mabio không chỉ giúp sữa mẹ tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ mà còn giúp mẹ nhanh chóng phục hồi sức khỏe sau sinh.

Cơ chế 4 tác động có trong Mabio giúp mẹ tăng số lượng, chất lượng sữa mẹ, phục hồi sức khỏe nhanh chóng và thon gọn vóc dáng sau sinh. Sản phẩm được bào chế từ 100% thảo dược thiên nhiên, an toàn cho sức khỏe mẹ và bé. Đã được kiểm chứng an toàn bởi Viện kiểm nghiệm thuốc Trung Ương, chứng nhận bởi cục ATTP (số cấp phép 22862/2017/ATTP-XNCB).

Viên uống lợi sữa Mabio

1. Cơ chế 1: Tăng số lượng sữa

Mabio kích thích cơ thể tiết hoocmon Prolactin giúp sữa mẹ tràn trề, sữa đặc và thơm mát. Lượng sữa về nhiều giúp thông tuyến sữa, hỗ trợ điều trị mất sữa ở mẹ sau sinh.

Sau 5 – 7 ngày: ngực căng tức nhiều hơn, cảm giác sữa về, số lượng sữa tiết ra bắt đầu nhiều hơn hoặc sữa đặc (hoặc đục) sánh hơn.

Sau 10 – 15 ngày: Lượng sữa về nhiều, thơm.

Sau 30 ngày: Sữa về nhanh, về đều, mỗi cữ bé bú no nê, lượng sữa ổn định.

2. Cơ chế 2: Tăng chất lượng sữa mẹ

Cơ thể mẹ sẽ hấp thụ dinh dưỡng và tăng cường chuyển hóa trong cơ thể, giúp cơ thể tổng hợp chất dinh dưỡng vào sữa, làm tăng chất lượng sữa mẹ. Sữa mẹ sẽ sánh đặc, thơm hơn và mát hơn. Mẹ có thể chủ động bổ sung các vitamin (C, D,…) cho con qua dinh dưỡng hàng ngày giúp bé hấp thu, phát triển tốt hơn.

Cơ chế 3: Rút ngắn thời gian phục hồi sức khỏe sau sinh, hạn chế các bệnh hậu sản: Cao biển súc, cao tàu bay, cao ích mẫu giúp điều hòa khí huyết, đẩy hết sản dịch ra ngoài và hạn chế tối đa viêm nhiễm sau sinh.

Cao hương phụ giúp mẹ ăn ngủ ngon hơn, giảm căng thẳng stress trong những ngày đầu nuôi con (lo lắng, stress trong việc nuôi nấng, chăm bẵm bé).

Cơ chế 4: Thon gọn vóc dáng sau sinh: Thành phần chè vằng lợi sữa với hàm lượng thích hợp không chỉ kích thích tăng tiết sữa mà còn giúp mẹ giảm cân hiệu quả.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.