Trẻ có bị lây thủy đậu không và làm sao để con tránh căn bệnh này?

0 111

Bệnh thủy đậu cũng như nhiều bệnh lý khác, nó không gây nguy hiểm nhưng để lại nhiều biến chứng ảnh hưởng đến sức khỏe. Vậy trẻ có bị lây thủy đậu không? Làm sao để trẻ không bị lây thủy đậu? Đó là những băn khoăn của các mẹ đang nuôi con nhỏ. Cùng tìm hiểu ngay trong bài viết sau để biết câu trả lời và cách phòng tránh cho bé nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ có bị lây thủy đậu không?

Bệnh thủy đậu là bệnh truyền nhiễm do virus Varicella zoster gây ra và thường xảy ra ở trẻ nhỏ. Sau khi tiếp xúc với tác nhân gây bệnh, thời gian ủ bệnh từ 1 – 3 tuần. Trong thời gian đầu trẻ sẽ cảm thấy bình thường và virus thủy đậu có thể lây sang người khác trong khoảng 1 ngày trước khi có dấu hiệu đầu tiên của bệnh đến 5 ngày sau khi nốt đỏ xuất hiện.

Bệnh thủy đậu có thể lây truyền qua nhiều con đường khác nhau như: tiếp xúc trực tiếp, qua không khí từ các giọt nhỏ dịch tiết đường hô hấp, chất dịch của nốt phỏng và gián tiếp lây qua đồ vật vừa mới nhiễm dịch của nốt phỏng hoặc niêm mạc,.. 

Trẻ có bị lây thủy đậu không và làm sao để con tránh căn bệnh này
Trẻ có bị lây thủy đậu qua nhiều con đường khác nhau

Trẻ nhỏ, đặc biệt là trẻ sơ sinh có sức đề kháng kém, bệnh lại lây lan qua nhiều con đường tiếp xúc khác nhau mà trẻ nhiều khi chưa ý thức được. Cho nên, không những trẻ có bị lây thủy đậu mà còn rất dễ để bị lây. Các bậc phụ huynh cần đặc biệt lưu ý để chăm sóc và bảo vệ con khỏi căn bệnh này.

Trẻ có bị lây thủy đậu triệu chứng như thế nào?

Trước khi biết cách phòng tránh nó, cha mẹ nên hiểu những dấu hiệu khi trẻ bị thủy đậu sẽ như thế nào để có biện pháp điều trị kịp thời. Những trẻ có bị lây thủy đậu sẽ gặp phải những triệu chứng sau:

  • Trước khi có các triệu chứng của bệnh là dấu hiệu cảnh báo như: ho nhẹ, chảy nước mũi, bỏ bú, thở khò khè (xuất hiện trước phát ban 2 – 3 ngày).
  • Trẻ sốt cao từ 39 – 39,5 độ C.
  • Phát ban đỏ, ban đầu xuất hiện ở mặt, sau lan xuống bụng, tay chân rồi phát ra toàn cơ thể. ban này sẽ hình thành mụn nước.
  • Quấy khóc, khó chịu, ngứa toàn thân.
  • Ước tính trẻ 3 tháng tuổi bị thủy đậu sẽ có số lượng mụn nước từ 250 – 500 cái.
Trẻ có bị lây thủy đậu không và làm sao để con tránh căn bệnh này
Phát ban đỏ là dấu hiệu khá rõ về thủy đậu

Lưu ý: Nốt thủy đậu khiến nhiều người liên tưởng đến sởi, sốt phát ban. Mẹ có thể nhận biết các nốt thủy đậu như sau: Hình hạt đậu nhỏ, rất ngứa, nốt căng phồng như nốt bỏng, bên trong là dịch màu trắng đục, sau 2 – 3 ngày nốt đó chuyển đóng vảy và sau đó là những đốm nhỏ.

Làm sao để trẻ không bị lây thủy đậu?

Làm sao để trẻ không bị lây thủy đậu khi trong nhà có người mắc bệnh hay môi trường học tập của con có người bị bệnh? Có lẽ các mẹ đang rất băn khoăn, vậy cùng theo dõi xem cách phòng tránh căn bệnh này như thế nào ngay sau đây:

Tiêm vắc xin phòng ngừa thủy đậu theo quy định tiêm chủng

Để có thể phòng tránh bệnh thủy đậu, việc làm đầu tiên của cha mẹ là tiêm phòng thủy đậu cho con đúng thời gian quy định. Đây là việc làm rất quan trọng và cần thiết đối với trẻ, mẹ nên đưa con đến những trung tâm tiêm chủng uy tín, chất lượng. 

  • Đối với trẻ từ 12 tháng tuổi tới 12 tuổi, tiêm 2 liều, liều thứ 2 cách liều thứ nhất trên 6 tuần trong khoảng 4 – 6 tuổi để gia tăng hiệu quả phòng bệnh và giảm việc mắc thủy đậu trở lại dù trước đó đã tiêm phòng.
  • Đối với trẻ trên 13 tuổi, thanh niên và người lớn thì cũng tiêm 2 liều cách nhau 6 tuần là tốt nhất.
Trẻ có bị lây thủy đậu không và làm sao để con tránh căn bệnh này
Tiêm vắc xin phòng bệnh là cách tránh bị lây thủy đậu tốt nhất

Bổ sung vitamin C mỗi ngày

Bên cạnh việc tiêm phòng cho trẻ để tránh bị lây thủy đậu thì cha mẹ cần chú ý đến chế độ ăn của con. Việc bổ sung vitamin C mỗi ngày để tăng sức đề kháng cho cơ thể là việc làm cần thiết. Đối với các bé vẫn bú sữa mẹ thì mẹ có thể bổ sung cho bản thân rồi dưỡng chất đó sẽ qua sữa mẹ khi cho con bú. Đối với các bé đã có thể ăn uống bình thường thì mẹ cho con bổ sung trực tiếp.

Vitamin C có nhiều trong các loại trái cây có màu đỏ như: Họ nhà cam, quýt, đu đủ, nho, táo,…

Trẻ có bị lây thủy đậu không và làm sao để con tránh căn bệnh này
Bổ sung vitamin C để tăng sức đề kháng phòng bệnh

Cần phải cách ly với người mắc bệnh

Để trẻ không bị lây bệnh thì chắc chắn phải cho trẻ cách ly với người bị bệnh. Nếu có thể thì không cho tiếp xúc hoặc hạn chế tiếp xúc nhất có thể. Bắt buộc thì nên cho trẻ đeo khẩu trang cẩn thận.

Trẻ có bị lây thủy đậu hay không một phần phụ thuộc vào việc chăm sóc con của bạn như thế nào. Hãy tiêm phòng cho trẻ đúng thời gian quy định và bổ sung dưỡng chất cũng như tránh xa những người và những nơi có nguồn bệnh. Hy vọng các mẹ có nhiều kiến thức hơn trong việc chăm sóc con yêu của mình và chúc các bé luôn vui khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.