Trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao? Cách chữa nhanh, hiệu quả

0 376

Hăm tã là hiện tượng thường gặp ở trẻ sơ sinh khiến bé khó chịu, quấy khóc. Vậy trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao? Mẹ theo dõi ngay bài viết dưới đây để nắm được các cách chữa hăm tã hiệu quả nhé!

Nội dung chính trong bài

Hăm tã ở trẻ sơ sinh
Hăm tã ở trẻ sơ sinh

Tìm hiểu: Hăm tã ở trẻ sơ sinh là gì? Dấu hiệu nhận biết

Hăm tã ở trẻ sơ sinh (viêm da tã lót) là một dạng viêm da ở vùng mặc tã. Bệnh thường xuất hiện ở trẻ trong giai đoạn mang tã và có thể khiến vùng da bị ảnh hưởng của bé ửng đỏ, thậm chí nứt nẻ, đóng vẩy và có thể dẫn tới mưng mủ ở khu vực da bị hăm.

Dấu hiệu nhận biết trẻ sơ sinh bị hăm tã:

  • Đầu tiên vùng da ở hậu môn bị sưng đỏ, sau lan dần ra tới mông, đùi. Kèm theo đó là mùi khai nồng. Mẹ sờ vào vùng da ửng đỏ của bé cũng sẽ có cảm giác nóng râm ran.
  • Nặng hơn nữa da vùng quanh hậu môn có màu đỏ tươi, sau thành loét đỏ, chảy nước, chảy máu dẫn tới nhiễm khuẩn.
  • Vùng da bị tổn thương của bé dễ kích ứng, đau rát, khiến bé khó chịu, nhất là khi quần áo cọ vào hay khi tiếp xúc với nước tiểu.
  • Trẻ sơ sinh bị hăm tã sẽ quấy khóc nhiều hơn bình thường, kém ăn, ngủ ít.

Vậy trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao?

Hăm tã ở trẻ sơ sinh tuy không gây nguy hại nhiều đến sức khỏe nhưng các mẹ cũng không nên chủ quản vì nếu không tìm cách chữa kịp thời, bệnh có thể chuyển thành dạng nấm hoặc nhiễm khuẩn, khiến da bé bị viêm nhiễm, lở loét. Vậy trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao?

Trẻ sơ sinh bị hăm tã các mẹ NÊN

– Lập tức ngừng đóng tã, bỉm cho bé: Khi thấy bé xuất hiện những dấu hiệu hăm tã ở trẻ sơ sinh (vùng da xung quanh hậu môn ửng đỏ, sưng phồng, sờ vào thấy nóng nóng…), mẹ cần bỏ bỉm, tã để vùng mông bé được thông thoáng nhất có thể, tránh để tã, bỉm cọ xát vào da làm đau bé.

– Vệ sinh sạch sẽ cho bé: Rửa vùng kín và khu vực đóng tã cho bé bằng nước ấm, sạch rồi thấm khô bằng khăn bông mỗi lần bé đi vệ sinh, thay tã mới. Khi rửa cần phải nhẹ nhàng, tránh làm bé đau hoặc xây xước da.

– Nếu có thể, mẹ nên để da bé tiếp xúc với không khí trong khoảng thời gian ngắn sau khi thay bỉm. Việc này sẽ giúp bé cảm thấy dễ chịu, thoải mái hơn và các vết hăm cũng sẽ mau lành hơn.

– Kiểm tra tã thường xuyên: Nếu thấy tã, bỉm của bé đã ướt hoặc bẩn thì cần thay kịp thời, tránh để da bé tiếp xúc lâu với phân, nước tiểu.

– Mẹ có thể thoa kem chống hăm: Dùng loạichứa oxit kẽm sau mỗi lần thay tã.

– Hỏi ý kiến bác sĩ: Nếu tình trạng hăm tã ở trẻ sơ sinh không được cải thiện, kéo dài trên 5 ngày, khiến bé sốt, quấy khóc, khó chịu, bỏ bú. Các vết hăm bị phồng rộp, mưng mủ, thậm chí chảy máu….

Trẻ sơ sinh bị hăm tã mẹ KHÔNG nên

– Quên không thay tã trong nhiều giờ, để phân, nước tiểu tiếp xúc lâu với làn da đang bị tổn thương của bé.

– Quấn tã quá chặt khiến vùng da bị cọ xát mạnh hơn.

– Bôi phấn rôm (sẽ làm bít các lỗ chân lông, tăng thêm tình trạng hăm tã). 

– Không dùng các loại khăn ướt có cồn để lau mông hay vùng kín khi trẻ sơ sinh đang bị hăm tã.

– Sử dụng nhiều loại kem bôi mà không tham khảo ý kiến bác sĩ chuyên khoa Nhi (điều này sẽ làm tăng nguy cơ dị ứng).

Cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh nhanh chóng, hiệu quả

Có rất nhiều cách chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh. Mẹ chỉ cần sớm phát hiện và tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng để chọn phương pháp điều trị thích hợp, hiệu quả:

Chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng cách tự nhiên

– Dùng lá khế hoặc lá trầu không: Dùng lá khế, đem rửa sạch rồi để ráo, giã nát với chút muối và cho vào nồi đun sôi với nước rồi chắt lấy nước. Sau đó dùng khăn sạch, giặt trong nước lá khế và thấm nhẹ nhàng lên vùng da bị hăm của bé.

– Búp ổi hoặc lá ổi: Rửa sạch rồi cho vào nồi đun lấy nước, rửa cho bé ngày 3 lần.

– Lá chè xanh hoặc lá vối non: Rửa sạch và đun sôi một nắm lá chè xanh hoặc lá vối non, để nguội rồi lọc lấy nước, bỏ bã và lấy nước này để rửa vùng da bị hăm tã ở trẻ sơ sinh. Mẹ nên rửa ngày 3 lần cho bé rồi lau khô da và bôi thuốc nếu thấy cần thiết.

Chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng cách rửa với 1 số loại lá có tính sát khuẩn
Chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh bằng cách rửa với 1 số loại lá có tính sát khuẩn

– Cỏ roi ngựa: Mẹ đem phơi khô hoặc rửa sạch và sao khô, cho vào nước sôi hãm khoảng 15 phút. Dùng bông mềm thấm nước này chấm vào các vết hăm da của bé, để dung dịch tự khô. Mỗi ngày mẹ làm từ 2 – 3 lần để chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh.

– Sữa mẹ: Trong sữa mẹ có chứa nhiều kháng sinh tự nhiên, giúp diệt khuẩn, làm sạch da, từ đó giúp giảm các triệu chứng hăm tã. Mẹ chỉ cần nhỏ vài giọt sữa lên vùng da bị hăm và để khô trong không khí trước khi cho bé mặc tã mới.

– Dầu dừa: Mẹ chỉ cần thoa một lớp mỏng lên vùng da phát ban nhằm làm dịu và giúp dưỡng da ẩm, mềm. Tuy nhiên, cần dùng dầu dừa nguyên chất và rửa sạch tay trước khi thoa dầu dừa lên vùng da đang bị hăm của bé.

Dùng các sản phẩm đặc trị hăm tã ở trẻ sơ sinh

– Chọn kem chống hăm có chứa chất dexpanthenol (chất tiền vitamin B5) để duy trì độ ẩm tối đa cho làn da, giúp da nhanh hồi phục mà không làm khô hay bong vẩy.

– Loại kem chống hăm có chứa lanolin (chiết xuất từ mỡ cừu tự nhiên) cũng rất tốt. Lanolin có cấu tạo lipid gần gũi với chất bã nhờn của người, vừa có chức năng tạo “hàng rào bảo vệ” không cho da bé tiếp xúc với các tác nhân gây kích ứng da như nước tiểu, phân vừa không ngăn cản sự trao đổi khí ở da bé, giúp da bé luôn khỏe mạnh.

– Loại kem có thành phần là kẽm oxyt hoặc có chiết xuất hydrocarbon cũng phù hợp để chữa hăm tã ở trẻ sơ sinh, giữ vùng da bị ngứa không dính nước tiểu.

– Sử dụng dầu Oliu xoa nhẹ nhàng vào vùng da bị hăm của trẻ sơ sinh cũng sẽ giúp bé giảm mẩn đỏ, nhanh phục hồi làn da. Các loại tinh dầu cho bé giúp da thoáng mát cũng có tác dụng rõ rệt.

Vậy là đọc xong bài viết, các mẹ đã biết trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao rồi chứ. Nếu ở mức độ nhe thì mẹ chỉ cần chăm sóc tốt, vệ sinh sạch sẽ, làn da bé sẽ nhanh chóng phục hồi. Trường hợp đã áp dụng những cách chữa hăm chúng tôi nói bên trên mà tình trạng không thuyên giảm thì mẹ cần đưa bé đi khám bác sĩ sớm để điều trị kịp thời nhé!

Nguồn: Mebeaz.com 

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.