2 mốc trẻ sơ sinh dễ bị rối loạn tiêu hóa: Mẹo xử lý hiệu quả

0 208

Sức đề kháng của trẻ sơ sinh rất yếu nên dễ mắc phải các bệnh lý nếu không được chăm sóc cẩn thận. Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa là một trong những bệnh lý khá nguy hiểm đối với sức khỏe của trẻ. Vậy căn bệnh này thường gặp ở những độ tuổi nào? Cách xử lý và phòng tránh ra sao? Các mẹ cùng theo dõi bài viết sau của Mebeaz nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường gặp ở độ tuổi nào?

Trẻ sơ sinh được tính từ 0 – 12 tháng tuổi dễ mắc phải các bệnh về da, đường hô hấp, hệ tiêu hóa,.. Trong đó rối loạn tiêu hóa là căn bệnh khá phổ biến với các dấu hiệu như trớ sữa, tiêu chảy, táo bón, bú kém, đau bụng,… Nguyên nhân chủ yếu do mẹ không cho bú đúng cách, chế độ ăn của mẹ không được đảm bảo hoặc bé mắc phải bệnh lý liên quan đến hệ tiêu hóa.

Vậy ở độ tuổi nào trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa?

Trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa kém nên không đủ sức kháng lại các tác nhân gây hại, rất dễ mắc phải các bệnh lý ở cơ quan này. Đặc biệt, rối loạn tiêu hóa ở trẻ 3 tháng tuổi là trường hợp gặp nhiều nhất. Ngoài ra, khi hệ tiêu hóa chưa hoàn thiện các vòng cơ co bóp không đồng đều khi đưa các thực phẩm từ bên ngoài vào như thức ăn, thuốc, nước uống hoặc sự vận động của trẻ. 

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường gặp ở độ tuổi nào?
Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường gặp ở trẻ từ 0 – 3 tháng tuổi

Nếu trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa sẽ ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày và sức khỏe của con như mất nước, nôn ói, bỏ bú, suy dinh dưỡng,.. Nghiêm trọng hơn khi bị tiêu chảy không được chữa trị kịp thời sẽ mất nước nhiều dẫn tới tử vong. 

Trẻ bắt đầu ăn dặm 

Trẻ bắt đầu làm quen với các loại thức ăn ngoài sữa mẹ được gọi ăn dặm. Sự thay đổi chế độ dinh dưỡng này có thể khiến hệ tiêu hóa của trẻ chưa quen dẫn tới rối loạn. Đó là do hệ tiêu hóa của trẻ chưa kịp thích nghi, chưa thể tiêu hóa được thức ăn, làm việc quá tải khiến hệ vi sinh mất cân bằng. Trong đó, nếu trẻ sơ sinh ăn dặm quá sớm (dưới 6 tháng tuổi) càng dễ mắc phải tình trạng này bởi lúc này hệ tiêu hóa còn quá yếu.

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường gặp ở độ tuổi nào?
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm làm thay đổi dinh dưỡng, hệ tiêu hóa chưa thích nghi được gây rối loạn

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa xử lý như thế nào?

Khi trẻ có những biểu hiện của rối loạn tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, đau bụng, nôn trớ thì cần được xử lý bằng các biện pháp phù hợp đối với từng trường hợp. Cụ thể như:

  • Táo bón: Nếu như mẹ đang cho con bú thì mẹ cần bổ sung trực tiếp các thực phẩm giàu chất xơ, rau xanh vào khẩu phần ăn của mình. Đối với các bé mới ăn dặm nên bắt đầu bằng việc xay các loại rau xanh, đồng thời cho bé uống nhiều nước, cho bé hoạt động nhiều hơn để nhuận tràng.
  • Tiêu chảy: Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa ở trường hợp này khá phổ biến và cũng rất nghiêm trọng, nếu bé bị tiêu chảy mẹ cũng cần cho bé uống nhiều nước để bổ sung hàm lượng nước bị mất đi, đồng thời cho bé uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
  • Đau bụng: Trẻ sơ sinh đau bụng là dấu hiệu rất nguy hiểm vì có thể là triệu chứng của lồng ruột. Khi này con chưa thể nói mà chỉ quấy khóc nhiều và khó chịu, đi ngoài. Nếu như đi ngoài xong mà con vẫn vậy thì cần đưa bé đi khám ngay để tìm ra nguyên nhân và cách điều trị.
  • Nôn trớ: Nếu như trẻ bị nôn trớ thì phần nhiều nguyên nhân là do cách mẹ cho bé bú. Mẹ hãy thử cho bé ngồi bụng áp vào bụng mẹ, đồng thời ngậm kín núm vú để tránh hít phải khí bên ngoài. Sau khi bú xong nên bế bé vài phút mới cho bé nằm nghiêng một bên tránh nôn trớ.

>>> Xem thêm: Vì sao trẻ sơ sinh bị đầy bụng, ăn không tiêu, khó đi ngoài?

Trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa xử lý như thế nào?
Mẹ đang cho bé bú thì nên bổ sung thật nhiều rau xanh

Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Để phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh các mẹ cần:

  • Cho con bú mẹ hoàn toàn trong ít nhất 6 tháng đầu đời.
  • Trong thời gian cho con bú, mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ ăn khoa học. Vậy trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa mẹ nên ăn gì? Mẹ nên bổ sung đầy đủ có đầy đủ 4 nhóm thức ăn từ bột đường, chất béo, chất đạm, chất xơ – vitamin. 
  • Cho trẻ ăn dặm từ tháng thứ 7 khi hệ tiêu hóa có thể tiêu hóa được tinh bột.
  • Nên cho trẻ ăn từ dạng lỏng đến loãng sau đó mới đặc sệt để con thích nghi khi chuyển từ sữa mẹ sang tinh bột.
  • Nên cho con ăn từ từ, bắt đầu bằng các loại rau củ quả sau đó mới đến các loại thịt.

 

Cách phòng tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh
Cho bé bú mẹ ít nhất 6 tháng đầu đời tốt cũng có thể tránh rối loạn tiêu hóa ở trẻ sơ sinh

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các mẹ biết trẻ sơ sinh bị rối loạn tiêu hóa thường gặp ở độ tuổi, giai đoạn nào để biết cách phòng tránh. Những trường hợp có dấu hiệu thì cần có biện pháp xử lý đúng và kịp thời tránh gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ. Chúc các bé ngoan, khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.