5 Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú xong bị sôi bụng! Cách xử lý!

0 351

Tình trạng trẻ sơ sinh bú xong bị sôi bụng khiến cho các mẹ khá hoang mang và lo lắng. Vậy, nguyên nhân nào khiến cho trẻ bú xong lại bị sôi bụng? Hướng khắc phục như thế nào cho hiệu quả? Cùng Mebeaz đi tìm câu trả lời ngay trong bài viết sau đây!

Nội dung chính trong bài

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bú xong bị sôi bụng

Đối với trẻ sơ sinh bú bình và trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn thì tình trạng sôi bụng sau khi bú do những nguyên nhân khác nhau gây ra.

Trẻ sơ sinh bú bình

Trẻ sơ sinh bú bình
Trẻ sơ sinh bú bình có thể bị sôi bụng do chưa quen với sữa

– Bất cứ đứa trẻ nào khi mới chào đời thì hệ tiêu hóa của bé vẫn vô cùng non nớt. Vì lẽ đó, nếu mẹ cho trẻ uống sữa ngoài quá sớm sẽ khiến cho trẻ khó có thể thích nghi được với mùi sữa, điều này có thể gây nên hiện tượng sôi bụng.

– Việc vệ sinh bình sữa, các dụng cụ pha sữa nếu không đảm bảo vệ sinh hoàn toàn có thể khiến trẻ sơ sinh bị sôi bụng sau khi bú. Không chỉ vậy, trẻ cũng có thể gặp phải một số bệnh lý liên quan tới đường tiêu hóa như: rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy…

– Tư thế cho bé bú không đúng, trẻ không ngậm hết khớp ti của bình cũng có thể khiến trẻ hít nhiều không khí. Điều này gây nên tình trạng đầy hơi và sôi bụng sau khi bú.

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn

Trẻ sơ sinh bú mẹ hoàn toàn
Mẹ ăn đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ có thể khiến bé sủi bụng

– Tình trạng trẻ sơ sinh bú sữa mẹ bị sôi bụng có thể liên quan trực tiếp tới chế độ dinh dưỡng mà mẹ ăn hàng ngày. Nếu mẹ ăn quá nhiều dầu mỡ, các loại thực phẩm cay nóng thì hoàn toàn có thể khiến cho bé bị sôi bụng.

– Khi cho bé bú, không điều chỉnh tư thế bú, khiến trẻ ngậm ti mẹ không đúng, nhiều khí tràn vào gây đầy hơi.

Để chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ tham khảo cách sau!

Để có thể điều trị tình trạng trẻ sơ sinh bú xong bị sôi bụng mẹ bắt buộc phải tìm hiểu được nguyên nhân gây nên tình trạng này ở trẻ là do đâu. Nếu trẻ có đi kèm với các triệu chứng khác như nôn trớ, bỏ bú, khóc… thì nên cho trẻ thăm khám càng sớm càng tốt.

Cùng với đó, Mebeaz mách mẹ một số cách điều trị tại nhà vừa đơn giản lại hiệu quả.

Để chấm dứt tình trạng trẻ sơ sinh bị sôi bụng, mẹ tham khảo cách sau!
Massage bụng bé theo chiều kim đồng hồ

 – Massage bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ, vuốt nhẹ sống lưng trẻ khoảng 30 phút sau khi trẻ bú để bé có thể ợ hơi; sau đó mới đặt trẻ xuống giường.

– Chọn loại sữa công thức phù hợp với trẻ, nên chọn những loại sữa có hàm lượng lactose thấp để hệ tiêu hóa có thể hoạt động dễ dàng hơn.

– Chọn bình, núm vú phù hợp, khi cho trẻ bú bắt buộc phải để trẻ ngậm núm ti đúng khớp, tránh tình trạng khí tràn vào trong.

– Mẹ nên chọn cho mình loại thực phẩm lành mạnh, giàu chất dinh dưỡng; hạn chế tối đa đồ ăn cay nóng cũng như nhiều dầu mỡ.

– Nếu bé khóc khi đang bú và bạn nghe thấy tiếng sôi từ bụng bé thì nhanh chóng đổi tư thế cho bé bú. Mẹ nên đặt bé lên vai sau đó vỗ nhẹ lưng để bé có thể ợ được.

Hướng dẫn phòng ngừa khi trẻ sơ sinh bú xong bị sôi bụng

Tình trạng trẻ sơ sinh bú xong bị sôi bụng nếu không được quan tâm và điều trị sớm sẽ dẫn tới sự khó chịu cho bé, hấp thu dinh dưỡng gặp nhiều khó khăn. Về lâu dài, trẻ sẽ gặp phải tình trạng sụt cân, ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển về sau.

Hướng dẫn phòng ngừa khi trẻ sơ sinh bú xong bị sôi bụng
Nên vỗ lưng bé sau khi bú để bé có thể ợ

Một số cách phòng ngừa mẹ không nên bỏ qua nếu muốn bé yêu của mình khỏe mạnh.

  • Tích cực cho trẻ bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu. Sữa mẹ luôn là nguồn dinh dưỡng tốt nhất trong giai đoạn đầu đời của trẻ, mẹ nên xây dựng cho mình một chế độ dinh dưỡng hợp lý, nếu gặp phải tình trạng loãng sữa, ít sữa… thì nên bổ sung thêm các sản phẩm hỗ trợ như cốm lợi sữa, Mabio
  • Nếu mẹ không thể cho con bú và bắt buộc phải sử dụng sữa ngoài thì cần phải tìm hiểu kỹ các loại sữa cũng như cách pha chế, cách vệ sinh dụng cụ.
  • Khi cho trẻ bú xong không nên đặt trẻ nằm ngay mà nên bế vác bé, vỗ nhẹ lưng để trẻ có thể ợ. Điều này giúp hạn chế tình trạng sặc sữa. 
  • Mẹ xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao, ăn nhiều rau xanh đồng thời không ăn các đồ ăn nóng, nhiều dầu mỡ.

Về cơ bản, trẻ sơ sinh bú xong bị sôi bụng không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng mẹ tuyệt đối không được bỏ qua. Bất cứ sự chủ quan nào của cha mẹ cũng hoàn toàn có thể gây nên những biến chứng đáng tiếc với con trẻ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.