Trẻ sơ sinh đánh rắm xì hơi nhiều mà không đi ngoài phải làm sao?

0 1.654

“Thưa chuyên gia: Trẻ sơ sinh đánh rắm xì hơi nhiều có mùi thối nhưng không đi ngoài thì có sao không? Bé nhà em dạo gần đây xì hơi liên tục và rất nặng mùi. Em phải làm gì để khắc phục tình trạng này?”

Đây là câu hỏi của chị Thanh Thủy (26 tuổi – Quảng Ninh). Câu chuyện nghe thì có vẻ không được “thơm tho” cho lắm nhưng nó phản ánh sự thật rất đời thường của nhiều bà mẹ bỉm sữa. Vậy chị Thủy cùng bạn đọc theo dõi phần chia sẻ của Mebeaz dưới đây nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi như thế nào được gọi là nhiều?

Về hiện tượng đánh rắm, xì hơi chắc hẳn chúng ta chẳng còn ai xa lạ gì phải không? Ngay cả người lớn trưởng thành cũng cần phải làm chuyện đó. Thử tượng tượng một ngày nào đó nếu chúng ta không được xì hơi thì chắc hẳn cái bụng sẽ rất phản đối đấy. Cảm giác chướng căng rất khó chịu.

Vì vậy, hoạt động đánh rắm, xì hơi của trẻ sơ sinh không có gì được cho là bất thường cả. Điều đáng nói ở đây chính là số lần xì hơi của bé nhiều hơn so với ngày bình thường thì cha mẹ mới cần phải xem xét lại. 

Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều chứng tỏ hệ tiêu hóa lên tiếng
Trẻ sơ sinh xì hơi nhiều chứng tỏ hệ tiêu hóa lên tiếng

Theo các bác sĩ, nếu một đứa trẻ sơ sinh đánh rắm xì hơi nhiều, hơn 10 lần/ ngày, bụng căng và chướng, bú kém, nôn trớ… là hệ tiêu hóa đang gặp vấn đề.

Nguyên nhân khiến trẻ đánh rắm, xì hơi nhiều lần trong ngày

– Do thức ăn của mẹ: Mẹ ăn phải những thực phẩm gây đầy hơi như nước ngọt có ga, trà, cà phê, sô cô la, đậu nành, món ăn nhiều gia vị cay nóng… sẽ khiến cho hệ tiêu hóa của trẻ “lên tiếng”.

– Trẻ khó khăn trong việc hấp thụ đường lactose: Đây là một loại đường có nhiều trong sữa công thức, sữa bò và cả ở sữa mẹ. Nếu không thể tiết ra enzym lactase để chuyển hóa lactose thì chất này sẽ lắng đọng ở hệ tiêu hóa và gây ra các vấn đề chướng bụng, đầy hơi cho bé.

– Bé ăn dặm quá sớm: Nếu cho em bé ăn quá sớm (trước 5 – 6 tháng tuổi), trong khi hệ tiêu hóa còn “non nớt” chưa tiêu thụ được các loại thực phẩm thô, thì hậu quả sẽ là trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi và đầy bụng đấy mẹ.

– Tư thế cho con bú: Nhiều mẹ không ngờ rằng chính tư thế cho con bú không phù hợp sẽ vô tình khiến em bé nuốt nhiều không khí vào bụng. Từ đó làm cho em bé bị chướng bụng và phải xì hơi ra thôi.

–  Bé đang phải dùng thuốc kháng sinh: Mẹ đã hiểu lý do vì sao sau mỗi lần dùng thuốc kháng sinh các bác sĩ sẽ phải kê thêm men tiêu hóa cho trẻ rồi chứ? Kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn nhưng đồng thời cũng làm lợi khuẩn trong đường ruột bị mất đi. Từ đó gây ra các vấn đề rối loạn tiêu hóa, đầy bụng, táo bón cho trẻ.

Kháng sinh là một nguyên nhân khiến trẻ đánh rắm nhiều
Kháng sinh là một nguyên nhân khiến trẻ đánh rắm nhiều

Vậy vì sao trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi có mùi thối nhưng không đi ngoài?

Trước tiên là vấn đề mùi. Tất cả những thực phẩm mẹ ăn hàng ngày đều có thể khiến “sản phẩm đầu ra” của trẻ sơ sinh nặng mùi. Chẳng hạn, nếu mẹ ăn nhiều tỏi, măng tây, bột mì, cải, súp lơ, khoai tây… đều khiến trẻ sơ sinh xì hơi có mùi thối.

Còn với trẻ sơ sinh đánh rắm xì hơi nhiều nhưng không đi ngoài. Về điều này thì các mẹ chỉ nên quan tâm tới vế trước thôi nhé. Không phải cứ đánh rắm hay xì hơi nhiều là trẻ phải đi ngoài đâu. Nếu tần suất đi vệ sinh của trẻ ổn định, tính chất phân không quá khô cứng thì không cần phải lo lắng.

Tóm lại, mẹ chỉ cần quan tâm giải quyết vấn đề khó tiêu, rối loạn tiêu hóa. Còn vấn đề có mùi hay không đi ngoài thì sẽ “tự khắc” giải quyết khi hệ tiêu hóa của con ổn định hơn.

Trẻ đánh rắm, xì hơi nhiều có sao không?

Ở mỗi người, hơn 80% khả năng miễn dịch đều nằm ở đường ruột. Vì thế trong giai đoạn đầu đời của trẻ cha mẹ cần phải quan tâm nhiều tới hệ tiêu hóa của con. Hệ tiêu hóa gặp vấn đề sẽ dẫn tới tình trạng em bé biếng ăn, cơ thể không thể hấp thụ được chất dinh dưỡng.

Ngoài ra, hệ tiêu hóa bị mất cân bằng vi sinh đường ruột, hại khuẩn nhiều hơn làm cho sức đề kháng của con bị giảm sút và đương nhiên bé dễ mắc bệnh hơn. Do đó, khi thấy trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi kèm theo chướng bụng, nôn trớ nhiều thì hãy tìm cách cải thiện sớm cho em bé.

Trẻ xì hơi do đầy bụng thì mẹ cần phải cải thiện sớm
Trẻ xì hơi do đầy bụng thì mẹ cần phải cải thiện sớm

Mặc dù vậy, các mẹ cũng phải hiểu một vấn đề là: Có ăn vào thì ắt phải thải ra. Mà thời gian ăn của bé lại liên tục như vậy thì hỏi sao hệ tiêu hóa không hoạt động “hết công suất”, hỏi sao con không đánh rắm, xì hơi nhiều. 

Do đó, chỉ khi nào bé đánh rắm xì hơi nhiều lần trong ngày (cụ thể là hơn 10 lần), bụng căng chướng thì mới nên lo lắng mẹ nhé!

Mách mẹ xử lý đúng cách khi trẻ sơ sinh đánh rắm, xì hơi nhiều

Đánh rắm, xì hơi nhiều ở trẻ sơ sinh không phải là bệnh lý. Mẹ hoàn toàn có thể khắc phục cho em bé với những cách làm sau:

– Thể dục cho con: Mỗi ngày mẹ nên dành khoảng 3 – 4 lần để massage bụng và tập thể dục cho bé. Động tác massage mẹ thực hiện ở phần bụng và lưng theo chiều kim đồng hồ từ đó sẽ giúp tăng cường lưu thông máu và giảm cảm giác đầy hơi. Xen kẽ với các bài tập “đi xe đạp” là mẹ nắm lấy 2 chân của bé và di chuyển như bé đang đi xe đạp.

– Chườm ấm cho trẻ: Mẹ dùng một túi chườm ấm hoặc một chiếc khăn sạch nhúng nước ấm đắp lên bụng trẻ. 

– Mẹ nên thay đổi lại thực đơn của mình. Loại bỏ những thực phẩm dễ bị đầy bụng, nhiều dầu mỡ. 

– Chú ý tư thế bú sao cho đầu trẻ cao hơn so với bụng trẻ để sữa sẽ trôi xuống dưới còn khí sẽ ở phía trên. Đồng thời mẹ nên vỗ ợ hơi cho bé sau mỗi lần bú. Mẹ xem cách vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.

Mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú
Mẹ nên vỗ ợ hơi cho trẻ sau mỗi lần bú

Mẹ Thủy thân mến, nếu thấy trẻ sơ sinh đánh rắm xì hơi nhiều kèm chướng đầy bụng, nôn ói, quấy khóc lâu ngày; Mẹ dùng các biện pháp kể trên không cải thiện thì tốt nhất hãy đưa trẻ đi khám. Đừng tự ý mua thuốc sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe của con đấy!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.