Trẻ sơ sinh đầy bụng, ăn không tiêu: Nguyên nhân và cách trị

0 200

Hệ tiêu hóa không tốt là một trong những nguyên nhân khiến trẻ biếng ăn. Vậy trẻ sơ sinh bị đầy bụng ăn không tiêu, khó đi ngoài mẹ phải làm sao? Chị em quan tâm tới chủ đề này hãy theo dõi và lưu lại lại viết dưới đây để áp dụng cho bé yêu của mình nhé.

Nội dung chính trong bài

Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy bụng ăn không tiêu rất hay xảy ra
Hiện tượng trẻ sơ sinh bị đầy bụng ăn không tiêu rất hay xảy ra

Dấu hiệu nào cho thấy trẻ sơ sinh đang bị đầy bụng, ăn không tiêu?

Tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng ăn không tiêu rất phổ biến ở những em bé từ 0 – 3 tháng tuổi khi hệ tiêu hóa của trẻ đang trong giai đoạn hoàn thiện. Ngoài ra, khi bước sang độ tuổi ăn dặm (từ 6 – 12 tháng tuổi) trẻ cũng thường xuyên gặp tình trạng này do phải làm quen với những dạng thức ăn mới. Biểu hiện điển hình của một em bé bị đầy bụng khó tiêu là:

– Bụng trẻ to, chướng căng, ợ hơi liên tục. Dùng bàn tay vỗ nhẹ vào bụng sẽ thấy phát ra tiếng kêu như tiếng trống.

– Đôi khi mẹ có thể nghe thấy tiếng “sôi èo èo” phát ra từ bụng trẻ.

– Trẻ bứt rứt, hay quấy khóc, bú kém hơn.

– Trẻ hay bị nôn ói.

– Trẻ liên tục xì hơi, phân khi thì táo bón khi thì lỏng. Đa phần các trường hợp trẻ sơ sinh bị đầy bụng ăn không tiêu và không đi ngoài được.

– Trẻ khó ngủ, ngủ không ngon giấc.

Vì sao trẻ sơ sinh bị đầy bụng, ăn không tiêu, khó đi ngoài?

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng đầy bụng ăn không tiêu ở trẻ sơ sinh, trong đó phải kể đến những lý do sau đây:

  • Mẹ ăn phải thức ăn gây đầy hơi: Ở giai đoạn sơ sinh, thức ăn chính của trẻ là sữa mẹ. Nếu mẹ ăn phải những thực phẩm gây đầy hơi thì trẻ cũng có thể bị đầy bụng, khó tiêu. Chẳng hạn như rau cải, các loại đậu, súp lơ xanh, quả bơ, đào, lê…
Một số loại thức ăn mẹ ăn vào có thể khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu
Một số loại thức ăn mẹ ăn vào có thể khiến trẻ đầy bụng, khó tiêu
  • Hệ tiêu hóa quá tải đường lactose: Một số em bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức bị đầy hơi là do cơ thể trẻ không tiết ra đủ lượng enzyme lactase để tiêu hóa được lượng đường lactose trong sữa.
  • Sử dụng kháng sinh: Mẹ cứ để ý mà xem. Sau mỗi đợt dùng thuốc kháng sinh, trẻ đều có dấu hiệu ăn uống không ngon miệng, đầy bụng. Nguyên nhân là kháng sinh tiêu diệt vi khuẩn gây hại nhưng cũng đồng thời tiêu diệt lợi khuẩn có trong đường tiêu hóa của trẻ.
  • Trẻ ăn thức ăn không phù hợp độ tuổi: Mẹ cho trẻ ăn dặm quá sớm, trẻ ăn phải những loại thức ăn mà hệ tiêu hóa chưa tiêu hóa được sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn lên men, gây ra tình trạng đầy bụng ăn không tiêu ở trẻ sơ sinh.
  • Các cữ ăn, bú của trẻ quá gần nhau: Dạ dày của trẻ sơ sinh nhỏ, mỗi cữ ăn hay bú trẻ cần có khoảng thời gian để tiêu hóa và hấp thụ. Nếu các bữa ăn của trẻ quá gần nhau sẽ khiến bé dễ bị nôn trớ, thức ăn chưa kịp tiêu hóa bị đẩy xuống đường ruột sinh ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.
  • Trẻ không tiêu hóa được protein trong sữa: Khi hệ tiêu hóa của trẻ không thể tiêu hóa được hết những loại protein có trong sữa mẹ hoặc sữa công thức, sữa tươi cũng sinh ra tình trạng đầy bụng, khó tiêu.

Hậu quả của việc bị đầy bụng, ăn không tiêu ở trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh bị đầy bụng ăn không tiêu và khó đi ngoài là biểu hiện của rối loạn tiêu hóa ở trẻ. Tuy không nguy hại cho tính mạng và có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn nhưng có thể ảnh hưởng rất nhiều tới sức khỏe của con.

Trẻ sơ sinh có thể chậm lớn vì thường xuyên đầy bụng
Trẻ sơ sinh có thể chậm lớn vì thường xuyên đầy bụng

Trẻ liên tục nôn trớ, khó chịu, quấy khóc, vò đầu bứt tóc dẫn tới biếng ăn, chậm phát triển. Hơn nữa bản thân những người mẹ cũng sẽ mất nhiều thời gian, sức lực để chăm em bé.

Mặc dù vậy, nếu phát hiện sớm tình trạng trẻ sơ sinh bị đầy bụng ăn không tiêu, các mẹ có thể áp dụng một số cách đơn giản là có thể cải thiện nhanh chóng.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh đánh rắm xì hơi nhiều mà không đi ngoài phải làm sao?

Biện pháp cải thiện hệ tiêu hóa, chữa chứng đầy bụng, ăn không tiêu ở trẻ

Tuy vào biểu hiện và triệu chứng của trẻ mẹ có thể áp dụng một số cách chữa đầy bụng khó tiêu ở trẻ sơ sinh dưới đây:

Massage chữa đầy bụng cho trẻ sơ sinh

Với cách này mẹ có thể áp dụng thường xuyên cho bé yêu của mình, kể cả bé có bị đầy bụng hay không. Làm như sau: Dùng các ngón tay nhẹ nhàng xoa lên bụng trẻ theo chiều kim đồng hồ từ rốn ra phía ngoài. 

Lưu ý nên thực hiện sau khi trẻ ăn hoặc bú 30 phút. Có thể thoa một chút dầu tràm mỏng kết hợp massage, trẻ sẽ rất thoải mái, dễ chịu, hết đầy bụng.

Kích thích bé xì hơi

Nếu muốn hệ tiêu hóa của con được ổn định, mẹ nên kích thích để bé xì hơi. Cách làm rất đơn giản như sau: ôm bé sát vào ngực và mẹ hơi ngả người ra sau hoặc mẹ có thể bế bé sao cho bụng bé nằm ngang trên cánh tay của mẹ. Tay còn lại của mẹ vuốt lưng của bé để bé xì hơi dễ dàng hơn.

Động tác kích thích trẻ sơ sinh xì hơi
Động tác kích thích trẻ sơ sinh xì hơi

Mẹ cũng có thể áp dụng cách chữa trị đầy bụng khó tiêu cho trẻ sơ sinh là đặt bé nằm ngửa và thực hiện động tác đi xe đạp cho bé, cách này cũng giúp đẩy khí ra khỏi bụng em bé.

Chữa đầy bụng ở trẻ sơ sinh bằng cách chườm ấm

Rất đơn giản, mẹ sử dụng một chiếc khăn tay nhúng nước ấm vắt khô hoặc túi chườm ấm có nhiệt độ phù hợp đắp lên bụng trẻ. Sử dụng một chiếc khăn khác quấn lên bụng để cố định lại. Cách này sẽ khiến cho trẻ dễ chịu hơn, nhanh chóng hết đầy bụng, khó tiêu.

Vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

Trẻ bú mẹ hoặc bú bình quá nhanh sẽ nuốt một lượng lớn không khí vào trong bụng. Kết quả là bé hay bị đầy bụng, nôn trớ. Để cải thiện vấn đề này, mẹ nên vỗ ợ hơi cho con.

Sau mỗi cữ bú, mẹ ôm bé vào lòng sao cho đầu bé tựa vào vai của mẹ. Một tay giữ bé, một tay vỗ nhẹ vào lưng con (các ngón tay khum lại tạo thành một khoảng trống ở giữa như vậy trẻ sẽ không đau). Cách này sẽ giúp trẻ ợ hơi nhanh chóng.

Bổ sung men tiêu hóa cho trẻ

Sau mỗi đợt điều trị kháng sinh hoặc trẻ bị đầy hơi khó chịu lâu ngày, mẹ nên bổ sung thêm men vi sinh, tăng cường lợi khuẩn cho bé. Cách này không những cải thiện chứng đầy bụng, ăn không tiêu, khó đi ngoài ở trẻ mà còn giúp trẻ tăng cường sức đề kháng cho con.

Nên bổ sung men vi sinh cho trẻ sau mỗi đợt điều trị kháng sinh
Nên bổ sung men vi sinh cho trẻ sau mỗi đợt điều trị kháng sinh

Bản thân người lớn chúng ta cũng ít nhiều đã trải qua trình trạng bụng dạ đầy chướng và khó chịu như thế nào? Với những em nhỏ nhất là trẻ sơ sinh bị đầy bụng ăn không tiêu dẫn tới khó đi ngoài thì không chỉ là vấn đề sức khỏe, sức đề kháng mà còn ảnh hưởng tới bé cả về tâm lý. Vậy mẹ hãy áp dụng những cách cải thiện như trên và hãy chăm sóc hệ tiêu hóa của con thật tốt nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.