Trẻ sơ sinh mặt đỏ: Nguyên nhân và cách giải quyết tại nhà
Có rất nhiều nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh mặt đỏ. Một trong số những nguyên nhân đó là do con hay gồng mình, vặn mình. Ngoài ra còn các nguyên nhân nào khác không? Các mẹ theo dõi bài viết sau và tìm hiểu cách giải quyết cùng Mebeaz nhé!
Nội dung chính trong bài
Tại sao trẻ sơ sinh mặt lại đỏ?
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng trẻ sơ sinh mặt đỏ. Một số nguyên nhân thường gặp đó là:
- Do sinh lý của nhiều bé cứ vặn mình hay gồng mình là đỏ mặt nhưng sẽ mất đi nhanh chóng chỉ sau 3 – 5 phút.
- Do bệnh lý là thiếu canxi, vitamin D với biểu hiện rõ nhất là gồng mình đỏ mặt kèm rên rỉ, ói ọc, nấc cụt,…
- Ngoài ra, cũng có những trường hợp trẻ sơ sinh nổi mẩn đỏ trên mặt khiến bề mặt da bị sần phù và nổi mụn li ti. Đây là vấn đề thuộc bệnh lý của da như: nhiễm trùng da, hăm, rôm sảy, viêm da tiết bã ở trẻ sơ sinh,…
Bên cạnh các nguyên nhân có thể khiến làn da mặt của trẻ bị đỏ thì ngay từ khi mới chào đời, trẻ sơ sinh đã có làn da đỏ hỏn, đỏ bầm. Tuy nhiên đây là điều bình thường, sau một thời gian sắc tố da của trẻ sẽ thay đổi và ổn định hơn.
Trẻ sơ sinh mặt đỏ có nguy hiểm không?
Dựa vào các nguyên nhân kể trên thì các mẹ cũng biết trẻ sơ sinh mặt đỏ có nguy hiểm hay không rồi đúng không?
Tùy thuộc vào từng nguyên nhân mà mức độ nguy hiểm tới trẻ có diễn ra hay không.
- Nếu như trẻ chỉ bị đỏ mặt do vấn đề sinh lý là điều rất bình thường, mẹ không cần lo lắng, sẽ dừng hẳn khi đến tháng thứ 2, 3. Nếu trẻ vẫn ăn ngủ bình thường và lên cân đầy đủ thì không sao.
- Nếu thiếu canxi và vitamin D nếu không được bổ sung đầy đủ lâu ngày sẽ dẫn tới tình trạng còi xương suy dinh dưỡng. Vì vậy phải bổ sung đầy đủ nhưng đối với vitamin D và canxi cần có thời gian để cơ thể hấp thụ từ từ mỗi ngày. Để giảm các triệu chứng này cũng có thể cần đến vài tháng.
- Khi mặt trẻ sơ sinh bị đỏ cùng các dấu hiệu khác của bệnh lý về da hầu như đều làm cho trẻ khó chịu và mất thẩm mỹ. Nghiêm trọng hơn là khi đau khó chịu con sẽ lười ăn, bỏ bú.
Phải làm sao khi trẻ sơ sinh mặt đỏ?
Khi tìm ra được nguyên nhân thì cách giải quyết vấn đề sẽ trở nên đơn giản và nhanh chóng. Trẻ sơ sinh gồng mình, vặn mình gây đỏ mặt do sinh lý sẽ có cách giải quyết tại nhà như sau:
- Thay tã bỉm loại êm áo, mặc quần áo rộng rãi, thoải mái cho trẻ để trẻ ngủ ngon.
- Kiểm tra nhiệt độ phòng và không gian ngủ của trẻ xem phù hợp chưa. Không nên để nhiệt độ quá nóng hay quá lạnh, phù hợp nhất là 25 – 27 độ.
- Khi bên cạnh bé, mỗi khi bé gồng mình đỏ mặt hãy vuốt ve, xoa dịu bé nhẹ nhàng bé sẽ cảm thấy thoải mái và an toàn hơn.
- Tắm nắng thường xuyên cho bé là rất cần thiết để tổng hợp vitamin D cho da của trẻ, tránh tình trạng dẫn tới bệnh lý là thiếu canxi và vitamin D.
- Chế độ dinh dưỡng của mẹ cho con bú cũng rất quan trọng để con đầy đủ dinh dưỡng, phát triển khỏe mạnh.
- Thường xuyên kiểm tra da của bé có bị viêm đỏ, loét hay nổi mẩn đỏ gì không.
Trường hợp nào trẻ cần đi khám ngay?
Một số trường hợp sau cha mẹ cần đưa bé đi khám ngay:
- Hạ canxi máu: Với các biểu hiện cụ thể như ngủ không yên giấc, hay giật mình, gồng mình kèm các biểu hiện như nôn mửa, rụng tóc, đổ mồ hôi trộm, quấy khóc, hay nấc và chậm lên cân,…diễn ra nhiều ngày
- Da bị tổn thương, nổi mẩn đỏ cũng nên đưa trẻ đi khám để rõ nguyên nhân, không nên tự ý bôi thuốc hay sử dụng kinh nghiệm dân gian nào.
- Khi trẻ sơ sinh hay vặn mình mặt đỏ và khó ngủ, lười ăn, sút cân hay quấy khóc cũng cần đưa trẻ đi khám để tìm ra nguyên nhân để xử lý kịp thời.
Bài viết trên chúng tôi đã giúp các mẹ biết trẻ sơ sinh mặt đỏ có nguy hiểm không và cách giải quyết như thế nào. Hy vọng với những kiến thức trên sẽ giúp các mẹ chăm sóc bé được tốt hơn. Chúc các bé ngoan, hay ăn chóng lớn và chúc các mẹ luôn mạnh khỏe, tự tin!
Nguồn: Mebeaz.com