Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nghe? Các dấu hiệu nhận biết trẻ bị điếc bẩm sinh

0 1.610

Thính giác là 1 trong 5 giác quan quan trọng, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập và phát triển sau này của trẻ. Vậy trẻ sơ sinh mấy tháng biết nghe? Cách kiểm tra thính giác của trẻ như thế nào? Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị điếc mẹ cần nắm được bao gồm những gì?

Cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để hiểu rõ hơn nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nghe

Trẻ sơ sinh có nghe được không?

Câu trả lời là CÓ. Thực tế, trong thời gian mang thai, bé đã có thể nghe thấy những âm thanh xung quanh nhưng chủ yếu là nghe thấy giọng nói của bạn. Khi lớn hơn một chút, bé sẽ bắt đầu lắng nghe tất cả các âm thanh khác để thu thập thêm thông tin.

Vì vậy mà rất nhiều mẹ đã thực hiện thai giáo hoặc cho con nghe nhạc, kể chuyện ngay từ khi con còn ở trong bụng với mong muốn con thông minh, sau này sẽ học giỏi, tư duy nhanh nhẹn. 

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết nghe?

Như đã nói ở trên thì trẻ sơ sinh hoàn toàn có khả năng nghe được. Tuy nhiên, khi bé được khoảng 1 tháng tuổi, lúc này thính giác mới phát triển đầy đủ, bé có thể lắng nghe hết những âm thanh xung quanh, tiếng ồn, tiếng nói chuyện, đặc biệt là giọng nói, tiếng ru của mẹ, bà. 

Tuy nhiên, dù bé nghe thấy nhưng cũng cần mất 1 khoảng thời gian mới có thể phản ứng lại với những âm thanh mà bé nghe được. 

Quá trình phát triển thính giác của trẻ

Trẻ sơ sinh

Ngay khi chào đời, bé đã chú ý đến những âm thanh khác nhau xung quanh mình. Bé sẽ cố gắng lắng nghe những âm cao và cố gắng đáp lại. Bạn có thể thấy điều này rõ nhất khi hát ru bé ngủ hoặc nếu có tiếng ồn bất ngờ xuất hiện, bé sẽ giật mình, hoảng loạn và quấy khóc.

Trẻ khoảng 3 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, thính giác của bé đã phát triển tốt hơn. Bé đã có thể nhìn thẳng bạn khi nghe bạn nói hoặc nhìn xung quanh. Thậm chí, bé còn có thể đáp lại bằng cách tạo ra tiếng ồn như tiếng lắc lư, ọ ọe. Đây là cách để bé nói chuyện với bạn. Tuy nhiên, cũng sẽ có lúc bé sẽ không thèm quay lại nhìn bạn. Điều này không có nghĩa là bé không nghe thấy mà chỉ đơn giản là do bé đang mất tập trung hoặc đang cảm thấy buồn chán.

Trẻ 4 tháng tuổi

Ở giai đoạn này, bé bắt đầu phản ứng lại những âm thanh mà bé nghe thấy. Thậm chí, bé còn mỉm cười khi bạn gọi bé. Lúc này, nếu bạn nói chuyện với bé, bé sẽ cố gắng sao chép âm thanh mà bạn tạo ra.

Trẻ 6 – 7 tháng tuổi

Ở độ tuổi này, bé đã có thể phân biệt được những âm thanh xung quanh. Bé cũng có thể lắng nghe những âm thanh không quá lớn và phản ứng lại theo cách của mình.

Trẻ từ 1 tuổi 

Lúc này, bé đã nhận ra hầu hết các âm thanh và thậm chí bé còn có một số bài hát mà mình yêu thích nữa đấy.

Dấu hiệu trẻ sơ sinh bị điếc bẩm sinh 

Cha mẹ có thể quan sát và phát hiện sớm các vấn đề về thính giác ở trẻ dựa vào các dấu hiệu nhận biết trẻ bị điếc hoặc nghe kém như:

– Trẻ dưới 8 tháng tuổi: Không giật mình khi nghe những âm thanh lớn, không có phản ứng gì trước tiếng nói của bạn.

– Trẻ từ 12 tháng – 18 tháng tuổi: Không bắt đầu bằng việc bắt chước và sử dụng được một số từ đơn như ba, bà… hoặc không thể phân biệt các đồ vật xung quanh mình, không nghe được tivi ở mức âm lượng bình thường.

– Trẻ 2 tuổi: Không thể làm theo những yêu cầu đơn giản mà thiếu những gợi ý bằng hình ảnh, hành động hoặc không thể lặp lại các cụm từ.

– Trẻ 3 tuổi: Không thể định hướng được nơi phát ra âm thanh hoặc không hiểu và không sử dụng được những từ như: đi, con, to, lớn…

– Trẻ 4 tuổi: Không thể kể ra một vài việc chúng làm gần đây.

– Trẻ 5 tuổi: Không thể thực hiện được một cuộc trò chuyện đơn giản, hoặc những câu trẻ nói rất khó hiểu.

– Lứa tuổi đến trường: Việc suy giảm chức năng nghe ở lứa tuổi này đôi khi được xác định bằng sự thiếu tập trung, hay lơ là, học lực giảm sút, thường xuyên bị cảm lạnh hoặc đau tai.

Làm thế nào giúp thính giác của bé phát triển tốt hơn?

Để giúp thính giác của bé phát triển tốt hơn, mẹ có thể thử áp dụng 1 số biện pháp như:

– Đọc sách hoặc hát ru cho bé nghe mỗi ngày để tăng sự tập trung của trẻ. Mẹ có thể thực hiện vào buổi tối trước khi đi ngủ, nhiều thời gian rảnh rỗi.

– Cho bé nghe nhạc rồi mẹ hát theo hoặc nghe theo.

– Chọn những món đồ chơi có âm thanh, phát ra tiếng nhạc vui nhộn. 

– Khi bé đủ lớn, mẹ có thể cho bé chơi 1 số nhạc cụ thông thường.

Hy vọng bài viết đã cung cấp thêm nhiều kiến thức bổ ích, giúp mẹ hiểu được quá trình phát triển thính giác của trẻ cũng như khả năng nghe của bé ngay từ khi mới chào đời. Hãy tương tác với con nhiều hơn để hỗ trợ bé phát triển toàn diện nhé!

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.