Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo? Bé hay nhìn ngược lên trần nhà phải làm sao?

0 3.403

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo? Bé có thể nhìn bao xa? Bé hay nhìn ngược lên trần nhà phải làm sao? Đây là những câu hỏi được rất nhiều bà mẹ quan tâm, lo lắng trong những năm tháng đầu đời của con. Vậy hãy cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để có câu trả lời cũng như hiểu rõ hơn về sự phát triển thị giác của bé yêu nhé! 

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh mấy tháng thì biết nhìn

Trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn theo? 

Đôi mắt của bé đã có thể nhìn thấy khi mới vừa chào đời, nhưng mọi thứ đều rất mờ, chủ yếu là màu đen, trắng và các sắc thái xám. Thị lực của trẻ chỉ bằng 5% so với một người trưởng thành, hơn nữa, lúc này não vẫn chưa sẵn sàng để xử lý và giải thích những thông tin phức tạp. Do đó, khả năng xử lý màu sắc của bé vẫn còn rất hạn chế. 

Trong những tháng tiếp theo, bé sẽ dần phát triển thị giác về màu sắc. Trẻ sơ sinh sẽ phát triển thị giác đầy đủ vào cuối tháng thứ 9 và hoàn thiện khi bé 1 tuổi. Bé sẽ thích nhìn theo những màu sắc có độ tương phản cao và hình thể rõ ràng.

Trẻ có thể nhìn bao xa?

Trẻ sơ sinh có thể nhận ra ánh sáng, hình dạng và chuyển động, tuy nhiên, bé chỉ có thể nhìn xa khoảng 8 đến 15 inch (tương đương 20 – 38cm), chỉ đủ xa để nhìn rõ khuôn mặt của người đang bế bé. Nói cách khác, khuôn mặt của bạn là điều thú vị nhất đối với bé ở độ tuổi này. Vì vậy hãy nhớ dành nhiều thời gian cho để bạn và bé có thể ngắm nhìn nhau.

Khi bé được 6 tháng thì thị lực của bé sẽ đạt khoảng 20/60, tức là lúc này tầm nhìn của bé đã rõ hơn rất nhiều, quan sát vật thể 20 feet rõ như khi người lớn quan sát vật thể cách 60 feet (khoảng 1,8m). Đến khi con tròn 3 tuổi thì phần lớn tầm nhìn cũng như thị lực của bé đã phát triển tương đối đầy đủ.

Mắt trẻ như thế nào là bình thường?

Cha mẹ cần phải theo dõi thị lực của trẻ để xem con có phát triển bình thường hay không. Nếu có các dấu hiệu dưới đây thì hãy cho con đến bác sỹ để kiểm tra:

  • Mắt của bé không chuyển động bình thường. Ví dụ: một bên di chuyển và bên còn lại thì không, hoặc một bên di chuyển không đồng bộ với bên mắt còn lại (di chuyển khác hướng).
  • Nếu bé của bạn đã hơn 1 tháng tuổi, nhưng ánh sáng, điện thoại di động và những đồ vật dễ gây sự chú ý khác vẫn không khiến bé chú ý.
  • Một bên mắt của bé không bao giờ mở ra.
  • Em bé của bạn có một đốm xuất hiện dai dẳng, bất thường trong mắt khi chụp ảnh có đèn flash. Ví dụ, thay vì màu mắt đỏ phổ biến do đèn flash máy ảnh gây ra, có một đốm trắng.
  • Bạn nhận thấy vật chất màu trắng, trắng xám hoặc vàng trong đồng tử mắt của bé. (Đôi mắt của trẻ trông như mờ đục.)
  • Một (hoặc cả hai) mắt của bé bị lồi.
  • Một hoặc cả hai mí mắt của bé dường như bị sụp xuống.
  • Bé thường xuyên nheo mắt.
  • Bé thường xuyên dụi mắt khi không buồn ngủ.
  • Đôi mắt của bé có vẻ nhạy cảm với ánh sáng.
  • Một bên mắt của bé lớn hơn mắt còn lại, hoặc con ngươi có kích thước khác nhau.
  • Bạn nhận thấy bất kỳ sự thay đổi nào khác trong mắt trẻ so với cách trẻ thường nhìn.

Ngoài ra, khi con bạn được 3 tháng tuổi, hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ điều nào sau đây:

  • Mắt của bé quay vào trong hoặc ra ngoài và giữ nguyên hướng đó.
  • Mắt bé không nhìn theo đồ chơi được chuyển từ bên này sang bên kia trước mặt bé.
  • Mắt của bé dường như nhảy qua lại hoặc ngọ nguậy.
  • Bé dường như luôn nghiêng đầu khi nhìn mọi thứ.

Bạn cũng nên đưa trẻ đi kiểm tra với bác sĩ mắt của trẻ nếu trẻ có bất kỳ dấu hiệu nào của ống lệ bị tắc hoặc nhiễm trùng, chẳng hạn như đau mắt đỏ. Những dấu hiệu này bao gồm chảy nước mắt nhiều, đỏ kéo dài hơn một vài ngày hoặc có mủ hoặc đóng vảy trong mắt.

Trẻ sơ sinh hay nhìn ngược lên trần nhà phải làm sao?

Khi từ 0 – 3 tháng tuổi, mắt của trẻ sơ sinh chưa nhanh nhẹn. Vì thế, bé nhìn không tập trung, nhìn không lâu, không có chủ đích. Rất nhiều các bà mẹ cảm thấy lo lắng khi mắt trẻ có hiện tượng bất thường, chẳng hạn như trẻ sơ sinh hay nhìn lên trần nhà, mắt trông có vẻ bị lác…

Ngoài ra, ở giai đoạn sơ sinh, thính giác của bé phát triển hơn thị giác. Vì thế, nếu ở trần nhà có bóng sáng hoặc có tiếng động hoặc người lớn nói chuyện ở trên đầu thì theo quán tính, mắt bé cũng nhìn ngược lên trần nhà.

Nếu bé đã ngoài 3 tháng mà vẫn hay nhìn ngược lên trần nhà, mẹ nên đi tìm bác sĩ để tư vấn, rất có thể bé gặp phải các vấn đề như: viêm tắc tuyến lệ ở trẻ sơ sinh, trẻ bị lác mắt.

Vậy trẻ sơ sinh hay nhìn ngược lên trần nhà phải làm sao?

  • Bố mẹ nên thay đổi vị trí nằm của trẻ, gắn những món đồ dễ thương theo tầm nhìn xuống của bé 
  • Chỉ nên nói chuyện với bé hoặc với ai khác ở phía dưới đầu bé.  
  • Đối với những trẻ trên 3 tháng mà vẫn có thói quen nhìn ngược lên trần nhà  thì bạn nên đưa bé đi khám để đề phòng trường hợp trẻ đang có vấn đề về mắt.
  • Bám sát từng giai đoạn phát triển của con, tìm thấy những hoạt động thể chất, ngôn ngữ để điều chỉnh cho phù hợp.

Hy vọng bài viết trên đã cung cấp thêm nhiều thông tin bổ ích, giúp các mẹ giải đáp được câu hỏi trẻ sơ sinh mấy tháng biết nhìn và cách xử lý khi bé hay nhìn lên trần nhà. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, mẹ hãy để lại bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẵn sàng hỗ trợ và giải đáp trong thời gian sớm nhất có thể.

Click to rate this post!
[Total: 3 Average: 4.7]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.