Tại sao trẻ sơ sinh sợ tắm? Phương pháp tắm mới giúp bé thích tắm hơn
Các mẹ thường phải chật vật mỗi khi cho con tắm. Nguyên nhân tại sao trẻ sơ sinh lại sợ tắm như vậy? Đó là tình trạng chung hay của riêng một số trẻ sợ nước? Các mẹ cùng tham khảo bài viết sau của Mebeaz để biết vì sao như vậy và để có cách giải quyết tốt nhất giúp cha mẹ đỡ vất vả hơn nhé!
- Bác sỹ khuyên: Tắm cho trẻ sơ sinh trong bao lâu? Lúc mấy giờ là tốt nhất?
Nội dung chính trong bài
Vì sao trẻ sơ sinh sợ tắm?
Việc trẻ sơ sinh sợ tắm có thể do một số thay đổi thói quen gia đình, cách cha mẹ tắm cho con chưa đúng hoặc do sự nhận thức mới của trẻ về môi trường xung quanh. Chính vì thế, nó tồn tại 2 nguyên nhân sau:
Yếu tố chủ quan
Nguyên nhân này hầu như xảy ra ở những bé mới sinh được vài ngày hay 1, 2 tuần. Khi này cơ thể và cảm nhận của con về môi trường xung quanh chưa rõ ràng. Làm quen với một thứ mới đối với bé lúc này cảm thấy sợ hãi chứ không phải thích thú như khi lớn hơn một chút. Trong cảm nhận của bé, việc tiếp xúc với nước cảm giác không an toàn như khi được mẹ ôm ấp.
Tuy nhiên, yếu tố chủ quan này không nhiều và nó có thể tự hết nếu như mẹ cho bé tiếp xúc với nước nhiều và tắm đúng cách.
Yếu tố khách quan
Hầu như các bé sơ sinh hay sợ tắm, hay khóc khi tắm là do yếu tố bên ngoài tác động, chẳng hạn như:
- Sợ nước do nước quá nóng hoặc quá lạnh, nhiệt độ nước tắm cho trẻ sơ sinh thích hợp là 37 – 38 độ C.
- Bé sợ dầu gội hoặc sữa tắm do có lần nào đó cha mẹ vô tình làm dầu gội sữa tắm chảy vào mắt con. Vì thế, mẹ nên sử dụng loại dầu tắm, sữa tắm nhẹ dịu dành riêng cho trẻ sơ sinh.
- Trẻ sơ sinh sợ tắm cũng có thể do mùi sữa tắm, dầu gội khó chịu khiến bé không thích.
- Sự thay đổi không gian tắm cũng làm trẻ không muốn tắm, sợ tắm. Chẳng hạn như từ chậu nhỏ sang chậu lớn, bồn nhỏ sang bồn lớn,.. Đối với trẻ sơ sinh nên để nước sâu khoảng 13cm là vừa. Hay việc bạn đặt bé trong chậu nước khi nước còn chảy cũng sẽ càng làm bé sợ thêm
- Bé đang mệt hay buồn ngủ cũng là vấn đề khiến trẻ không hào hứng tắm.
Vậy làm sao để giúp trẻ sơ sinh không sợ tắm nữa? Các bạn cùng theo dõi phần tiếp theo của chúng tôi để tìm cách giải quyết nhé!
Trẻ sơ sinh sợ tắm phải làm sao?
Các chuyên gia đã nghiên cứu ra phương pháp tắm cho trẻ sơ sinh không những tốt cho sức khỏe của bé mà còn có lợi cho cả người chăm sóc hay tắm cho bé.
Nếu như phương pháp tắm truyền thống là cởi bỏ quần áo cho bé và cho bé vào chậu hoặc bồn tắm chứa nước ấm. sẽ làm bé bị stress vì sợ tắm, bố mẹ cũng căng thẳng vì ghê tay khi con quá nhỏ. Thế nhưng với phương pháp mới – tắm trong chăn sẽ khiến bé ít khóc hơn, cha mẹ cũng bớt lo lắng hơn.
Nghiên cứu của bác sĩ Edna cho thấy rằng chỉ khoảng 38% trẻ sơ sinh khóc khi tắm trong chăn, còn có đến 93% trẻ sơ sinh tắm theo phương pháp truyền thống sẽ khóc.
Khi trẻ sơ sinh sợ tắm, cha mẹ chỉ cần thực hiện cách tắm mới như sau sẽ giúp bé ngoan ngoãn và không còn sợ nước:
- Trước tiên mẹ hãy quấn cho bé một tấm chăn mỏng, sau đó từ từ bế bé cùng chiếc chăn nhúng vào nước trong chậu với mức nước ngang vai bé.
- Tiếp theo, mẹ sẽ lần lượt bỏ mỗi bên chân bé ra khỏi chăn và cả tắm sạch cả người rồi quấn lại bằng một chiếc khăn khô.
Với phương pháp tắm trong chăn này vẫn đảm bảo việc bé được tắm rửa sạch sẽ, vừa giúp bé đỡ sợ cảm giác tiếp xúc da thịt trực tiếp với nước. Mẹ có thể áp dụng phương pháp tắm này trong 1, 2 tháng đầu khi con vẫn còn rất nhỏ.
>>> Hướng dẫn mẹ: Quy trình tắm cho trẻ sơ sinh đúng cách tại nhà “chuẩn” như ở viện
Lưu ý khi tắm cho trẻ sơ sinh
- Nếu là mùa hè, trẻ sẽ thích với việc nghịch nước hơn nhưng mẹ cũng không nên để con ngâm nước quá lâu. Nếu là mùa đông thì cần phải tắm cho con nhanh hơn ở nơi kín gió và có quạt sưởi ấm cho trẻ sơ sinh mới được.
- Nên kiểm tra nhiệt độ nước tắm cho bé, kiểm tra bằng tay, nếu vùng da tay mỏng nhất cảm thấy dễ chịu thì nước đủ ấm với bé.
- Mẹ nên chọn loại sữa tắm, dầu gội hương trái cây cho bé.
- Hãy đảm bảo con không bị mệt, bị đau ở đâu và không bị đói trước khi tắm.
Vậy là các mẹ đã hiểu rõ nguyên nhân vì sao trẻ sơ sinh sợ tắm và có cách giúp bé giải quyết hết nỗi sợ này rồi đúng không? Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ có thể giúp mẹ chăm sóc bé tốt hơn. Chúc các bé luôn khỏe mạnh, hay ăn chóng lớn.
Tham khảo thêm về cách gọi sữa về nhanh và hiệu quả TẠI ĐÂY!
Nguồn: Mebeaz.com