Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào mùa đông: Làm sai sẽ khiến bé cảm lạnh

0 130

Một mùa đông nữa lại sắp đến. Đây chính là thời điểm bùng phát nhiều bệnh ở trẻ sơ sinh như cảm cúm, viêm họng, nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết… Tất cả chúng đều khởi phát bằng sốt.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào mùa đông không hẳn là khó, nhưng nếu làm sai cách rất dễ khiến trẻ bị cảm lạnh.

Nội dung chính trong bài

Tại sao mùa đông trẻ sơ sinh rất hay bị sốt?

Ở nước ta, mùa đông hầu hết không quá lạnh đến mức có tuyết rơi nhưng lại ẩm ướt, mưa gió thất thường. Đây là những yếu tố bất lợi với sức khỏe của trẻ sơ sinh, nhưng lại là điều kiện thuận lợi để các vi khuẩn, vi rút gây bệnh phát triển.

Có thể bạn cũng biết, mùa đông là mùa của cảm cúm, viêm họng. Với trẻ sơ sinh, đó còn là mùa của nhiễm trùng tai, viêm phế quản, viêm phổi, sốt xuất huyết… Tất cả chúng đều khởi phát bằng sốt.

Trong mùa đông, cha mẹ cũng thường có xu hướng ủ ấm trẻ quá mức. Khi đó, trẻ dễ toát mồ hôi, sau đó mồ hôi ngấm ngược lại cơ thể gây ra sốt.

Đó là lý do tại sao chúng ta phải trang bị cho mình cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào mùa đông.

Sốt không phải là bệnh, chúng chỉ là triệu chứng. Bản thân sốt cũng là một phản ứng có lợi để giúp cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Thế nhưng ở trẻ sơ sinh, sốt gây ra rất nhiều phiền phức, trước hết là khiến trẻ mệt mỏi, biếng ăn, sau nếu không được điều trị có thể gây biến chứng như co giật, suy hô hấp, thiếu oxy não hết sức nguy hiểm.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào mùa đông lạnh phức tạp hơn mùa hè vì nhiệt độ ngoài không khí rất thấp. Nếu không cẩn thận cha mẹ có thể khiến trẻ ốm nặng thêm.

– Tắm cho trẻ bằng nước ấm: Vào mùa hè, chúng ta có thể cởi bỏ quần áo và lau người cho trẻ, nhưng nếu làm như vậy vào mùa đông thì trẻ rất dễ bị nhiễm lạnh. Thay vào đó, người ta dùng cách tắm bằng nước ấm.

  • Cho trẻ tắm trong phòng kín không có gió lùa, tốt nhất là phòng có điều hòa hoặc đèn sưởi.
  • Nhiệt độ nước tắm thấp hơn 2 độ C so với thân nhiệt của trẻ. Tắm cho trẻ trong thời gian dưới 5 phút. Sau đó lau khô người và mặc quần áo thoáng, đủ ấm.
  • Theo dõi thân nhiệt của trẻ 30 phút 1 lần.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào mùa đông bằng thuốc: chỉ dùng khi trẻ sốt đến 38.5 độ và chỉ dùng cho trẻ trên 3 tháng tuổi. Có 2 cách là dùng thuốc đặt và thuốc uống.

  • Paracetamol (đường nhét hậu môn) liều 10mg/kg/lần.
  • Paracetamol đường uống, liều 10 – 15mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 5 giờ, tổng liều không quá 100mg/kg cân nặng trong 24 giờ.

– Đưa trẻ đi khám: khi trẻ dưới 3 tháng tuổi bị sốt trên 38 độ C hoặc đã dùng các cách hạ sốt nhưng thân nhiệt không giảm.

Phòng ngừa sốt cho trẻ sơ sinh vào mùa đông

Trong mùa đông, trẻ sơ sinh cần được chăm sóc đặc biệt để phòng nguy cơ nhiễm bệnh.

– Giữ phòng đủ ấm: bằng điều hòa hoặc đèn sưởi. Lưu ý không được để điều hòa hoặc đèn sưởi phả thẳng vào chỗ nằm của trẻ. Nếu dùng điều hòa thì nhiệt độ thích hợp nhất là 25 – 26 độ C.

– Cho trẻ bú mẹ: trong sữa mẹ có các kháng thể giúp trẻ chống lại các tác nhân gây bệnh trong mùa đông. Với trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi, tốt nhất là cho trẻ bú mẹ hoàn toàn. Với trẻ 6 – 12 tháng tuổi, sữa mẹ vẫn chiếm 70% trong khẩu phần ăn.

– Không quên tắm: vào mùa đông trẻ sơ sinh vẫn có thể tắm mỗi ngày. Nhiệt độ nước tắm thích hợp là 33 – 36 độ C. Nên tắm trong khoảng từ 10 – 10h30 hoặc từ 15 – 16h và tắm nhanh dưới 5 phút.

– Tắm nắng: rất cần để trẻ sơ sinh hấp thu vitamin D và nâng cao sức đề kháng. Lỉ tưởng nhất là tắm nắng 30 phút mỗi ngày vào  8 – 9h30 buổi sáng hoặc 15 – 17h buổi chiều.

– Giữ ấm cơ thể: bằng cách cho trẻ mặc đủ ấm nhưng phải thông thoáng. Có thể nhận biết trẻ đang đủ ấm hay không bằng cách sờ vào bàn tay, bàn chân, lưng, bụng, nếu thấy ấm là được. Không cần đội mũ cho trẻ nếu phòng đã đủ ấm và không có gió lùa, đặc biệt là khi trẻ đang bị sốt.

Như vậy, cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh vào mùa đông có khác so với các mùa khác trong năm, nhưng cũng không quá khó để thực hiện tại nhà. Hi vọng bài viết đã mang lại cho các bậc phụ huynh một phần kiến thức bổ ích trong việc chăm sóc con. Nếu còn bất cứ thắc mắc gì, cha mẹ đừng quên để lại câu hỏi dưới phần bình luận để được tư vấn miễn phí nhé!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.