Vì sao trẻ sơ sinh hay đẩy, thè lưỡi ra ngoài? Có hại không?

0 47.850

Vì sao trẻ sơ sinh hay thè lưỡi, đẩy lưỡi ra ngoài là thắc mắc của nhiều mẹ bỉm sữa. Thói quen hay đẩy, lè lưỡi ra ngoài xuất hiện nhiều nhất ở những trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi. Để hiểu rõ hơn về hiện tượng “kỳ lạ” này của bé. Cùng Mebeaz tìm hiểu ngay sau đây.

Nội dung chính trong bài

Không có gì ngạc nhiên khi thấy một đứa trẻ sơ sinh thè lưỡi nhất là những bé 3 tháng tuổi. Ban đầu nhìn thì các bé vô cùng dễ thương, đáng yêu nhưng bé lè lưỡi quá nhiều có tốt không, tại sao bé lại như vậy? Đây một phản xạ bình thường hay là dấu hiệu của bệnh nào khác?

Vì sao trẻ sơ sinh hay lè lưỡi ra ngoài?

Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi ra ngoài xuất phát từ bản năng bú sữa mẹ. Khi trẻ bú trẻ phải dùng lưỡi đẩy ra để ngậm được núm vú và tránh bị nghẹn nếu lượng sữa tràn ra nhiều. Ngoài ra trẻ sơ sinh lè lưỡi còn để cảm nhận được hương vị của sữa mẹ.

Trẻ thè lưỡi cũng là biểu hiện của việc trẻ đói hoặc bú quá no. Khi trẻ sơ sinh liên tục đẩy lưỡi ra ngoài và quay đầu không muốn bú nữa thì lúc đó trẻ đã ăn đủ rồi.

Một điều thú vị nữa là hành vi thè lưỡi cho thấy trẻ đang muốn giao tiếp với thế giới xung quanh. Đó là hành động đầu tiên khi trẻ muốn cảm nhận thế giới bên ngoài. Nhiều khi bé lè lưỡi để vui chơi với cha mẹ, bé sẽ quan sát phản ứng của bạn để vui đùa lại. 

Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh lè lưỡi nhiều lần trong ngày kèm theo các biểu hiện như chảy nước dãi, bú khó khăn hay quấy khóc thì có thể trẻ đã mắc các bệnh về vòm họng, răng miệng, rối loạn vận động miệng hay hội chứng đao. Lúc này cha mẹ nên đưa trẻ đến bệnh viện để được thăm khám và chẩn đoán. Trẻ sơ sinh hay đẩy lưỡi còn xuất phát từ yếu tố di truyền hay bẩm sinh. 

>>Xem thêm: Phải làm sao khi con bị nấm lưỡi, khỏi xong lại bị?

Trẻ sơ sinh hay đẩy lưỡi ra ngoài có hại không?

Hành động thè lưỡi ra ngoài của trẻ sơ sinh là bình thường
Hành động thè lưỡi ra ngoài của trẻ sơ sinh là bình thường

Nhìn chung hành động trẻ sơ sinh thè lưỡi ra ngoài là hành vi bình thường mà bất kỳ bé nào cũng gặp phải. Tuy nhiên tùy theo mức độ và biểu hiện kèm theo mà đẩy lưỡi có ảnh hưởng gì đến trẻ. Trẻ thè lưỡi quá nhiều lần có thể dẫn đến những hiện tượng như sau:

  • Trẻ sơ sinh đang trong giai đoạn hình thành răng lợi, nếu bé đẩy lưỡi nhiều dễ dẫn đến tình trạng khớp cắn hở, thậm chí trẻ bị hô ảnh hưởng đến chức năng và thẩm mỹ của hàm răng.
  • Trẻ sơ sinh lè lưỡi nhiều hơn bình thường có thể do sự phát triển bất thường của cơ miệng hay mạch máu. Nó cũng có thể là biểu hiện của các vấn đề về khối u hay suy tuyến giáp.
  • Trẻ hay lè lưỡi khiến nước rãi chảy nhiều, gây mất vệ sinh và phiền toái cho cha mẹ.
  • Hậu quả của việc lè lưỡi còn do các bệnh lí về viêm nhiễm, dị ứng, viêm amidan,…Trẻ bị ngạt mũi cũng dẫn đến tình trạng thè lưỡi do bé phải cố dùng miệng để lấy không khí.
  • Ngoài ra bé thè lưỡi trong thời gian lâu mà không tự đưa lưỡi vào trong miệng được thì rất có thể bé mắc phải hội chứng Down.

Các mẹ không nên quá lo lắng khi thấy một vài biểu hiện bất thường của trẻ mà vội vàng kết luận. Hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế hay bệnh viện để được các bác sĩ xem xét. 

    Trẻ thường xuyên đẩy, thè lưỡi ra ngoài có phải mắc bệnh không?

    Đẩy lưỡi như nào là BÌNH THƯỜNG? Như nào là BẤT THƯỜNG? Mẹ để lại thông tin để được chuyên gia tư vấn MIỄN PHÍ ngay lập tức.



    Cách khắc phục tình trạng trẻ sơ sinh hay đẩy lưỡi

    Để tránh tình trạng trẻ sơ sinh đẩy lưỡi quá nhiều có thể dẫn đến những ảnh hưởng không tốt cho sự phát triển của răng lợi và sự phát âm của trẻ, các mẹ nên hạn chế bằng một số gợi ý dưới đây:

    • Cho trẻ bú thường xuyên trong ngày, mỗi lần cách nhau một khoảng thời gian ngắn. Không nên để trẻ đói mới cho trẻ bú cũng không nên để tre bú quá no khiến trẻ dễ thè lưỡi khó chịu.

    Xem thêm: Trẻ sơ sinh chảy nhiều nước dãi có sao không? Mẹo giảm nước dãi

    Nên cho trẻ sơ sinh bú theo cữ đều đặn để hạn chế thè lưỡi
    Nên cho trẻ sơ sinh bú theo cữ đều đặn để hạn chế thè lưỡi
    • Không nên dùng núm vú giả vì sẽ ảnh hưởng không tốt đến hàm răng sau này của bé.
    • Nếu bắt đầu cho bé ăn dặm và nhận thấy bé liên tục thè lưỡi quay đầu thì lúc này bé chưa sẵn sàng ăn dặm. Theo bản năng tự nhiên bé sẽ lè lưỡi để cản thức ăn.
    • Trường hợp trẻ sơ sinh hay lè lưỡi do bị mắc các bệnh liên quan đến lệch hàm thì dưới sự hướng dẫn của bác sĩ trẻ sẽ được tập luyện các bài tập phản xạ kèm theo dụng cụ chỉnh hình răng. 

    Trẻ sơ sinh hay thè lưỡi ra ngoài là hiện tượng hết sức bình thường ở trẻ nhỏ. Các mẹ không nên quá lo lắng mà vội đưa ra những kết luận. Tuy nhiên mẹ cũng nên chăm sóc và quan sát biểu hiện của bé thường xuyên. Hãy đưa bé đến bệnh viện thăm khám nếu thấy trẻ có những dấu hiệu bất thường. Chúc mẹ và bé luôn khỏe mạnh.

    Nguồn: Mebeaz.com

    Click to rate this post!
    [Total: 3 Average: 2.3]
    Bạn cũng có thể thích
    Để lại một trả lời

    Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.