Chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp trên và dưới nên ăn uống gì?
Viêm đường hô hấp là căn bệnh khá phổ biến ở trẻ nhỏ và rất dễ tái phát. Tìm ra nguyên nhân vì sao trẻ bị viêm đường hô hấp, dấu hiệu nhận biết hô hấp trên và dưới sẽ giúp mẹ có cách chăm sóc bé được tốt hơn. Bài sau Mebeaz sẽ giúp các bậc cha mẹ cảm thấy yên tâm hơn khi có con đang gặp phải căn bệnh này, vì thế hãy cùng đón xem nhé!
Nội dung chính trong bài
Vì sao trẻ hay bị viêm đường hô hấp?
Trẻ càng nhỏ tuổi càng dễ mắc bệnh viêm đường hô hấp, độ tuổi thường mắc bệnh là dưới 1 tuổi và phổ biến nhất là trẻ dưới 2 tháng tuổi. Nguyên nhân vì sao trẻ hay bị viêm đường hô hấp rất nhiều nhưng sau đây là các nguyên nhân phổ biến nhất:
- Do trẻ mắc các bệnh về đường hô hấp như: trẻ bị cảm cúm sổ mũi, mắc bệnh bạch hầu, viêm tiểu phế quản,… Các căn bệnh này dễ xuất hiện do hệ miễn dịch của bé chưa hoàn thiện để có thể tự vệ bởi các loại vi khuẩn, virus xâm nhập.
- Nguyên nhân do các tác nhân từ bên ngoài như: môi trường, thời tiết, khí hậu, khói thuốc, ô nhiễm,… Đường hô hấp dễ bị ảnh hưởng nhất bởi khả năng thích nghi của trẻ với thời tiết nóng/lạnh kém.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp chủ yếu là do sự tác động của thời tiết khiến vi khuẩn xâm nhập gây bệnh.
Trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp trên và dưới
Viêm đường hô hấp có 2 dạng là viêm đường hô hấp trên và viêm đường hô hấp dưới. Mỗi vị trí sẽ có những dấu hiệu nhận biết khác nhau.
Dấu hiệu bé bị viêm đường hô hấp trên
Hô hấp trên là cơ quan ngoài gần miệng, mũi, tiếp xúc với không khí. Đường hô hấp trên được tính từ thanh quản, mũi, họng. Chính vì thế, Khi các tác nhân xâm nhập sẽ xuất hiện triệu chứng cảm, viêm mũi, họng, viêm amidan, viêm xoang,…
Các biểu hiện cho thấy trẻ bị viêm đường hô hấp trên:
- Có dấu hiệu sốt nhẹ, khoảng 38,5 độ C
- Ho chảy mũi hoặc không
- Khò khè
- Quấy khóc, bỏ bú
Vì thế, bé bị viêm đường hô hấp trên có tỷ lệ mắc cao hơn viêm đường hô hấp dưới.
Nhận biết trẻ bị viêm đường hô hấp dưới
Hô hấp dưới bao gồm khí quản, phế quản, tiểu phế quản và phổi. Nếu căn bệnh này không được chữa trị kịp thời có thể gây nguy hiểm tới tính mạng.
Một số dấu hiệu nhận biết viêm đường hô hấp ở trẻ như:
- Ho khan, ho kèm theo đờm và tức ngực
- Khó thở, thở khò khè
- Đau tức ngực khiến trẻ quấy khóc nhiều.
Tham khảo một số bài viết về các dấu hiệu trên:
- Làm sao khi bé bị ho thở khò khè, bài thuốc dân gian tốt?
- Bé bị ho sốt nhẹ chớ coi thường vì có thể mang “bệnh lớn”
Trẻ bị viêm đường hô hấp uống thuốc gì?
Việc bé bị viêm đường hô hấp là tình trạng không mong muốn, nhưng cũng cần có phương pháp điều trị phù hợp.
- Đối với trẻ sơ sinh, mẹ nên đưa con tới cơ sở y tế gần nhất để kiểm tra.
- Đối với trẻ nhỏ, thường bị sốt, mẹ có thể cho con sử dụng thuốc hạ sốt Paracetamol. Tuy nhiên, tình trạng bệnh không thể kiểm soát được mẹ không nên tự ý cho con uống thuốc mà phải sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ.
Xem thêm: Trẻ bị cảm lạnh sốt, ho, đau bụng đi ngoài nên uống thuốc gì?
Chăm sóc trẻ bị viêm đường hô hấp như thế nào?
Việc chăm sóc trẻ nhỏ bị viêm đường hô hấp là điều rất quan trọng để giúp con hạn chế tái phát bệnh. Sau đây là một số gợi ý cho mẹ:
- Với các triệu chứng ho, sốt nhẹ, sổ mũi, mẹ chỉ cần cho bé ngậm nửa thìa mật ong và 6 giờ/lần.
- Chế độ ăn uống của trẻ viêm đường hô hấp cấp cũng khá quan trọng bởi có nhiều câu hỏi rằng trẻ bị viêm đường hô hấp nên ăn gì. Đối với trẻ sơ sinh chế độ ăn phụ thuộc vào mẹ rồi hấp thu qua sữa cho con bú. Mẹ vẫn phải đảm bảo đủ 4 nhóm dinh dưỡng (protein, chất xơ, chất béo, tinh bột). Tuy nhiên chỉ được ăn uống đồ ấm nóng, không được ăn thức ăn nguội, lạnh, đặc biệt đồ đông lạnh, chế biến sẵn.
- Giữ ấm cơ thể trẻ, đặc biệt mỗi khi giao mùa hoặc lạnh, nên mặc ấm cho trẻ ngay cả khi ở trong nhà.
- Không cho trẻ nghịch nước hay ngâm nước lâu, kể cả nước ấm.
- Thay quần áo luôn khi bị dính nước, đi vệ sinh ra quần.
- Bổ sung các loại trái cây để tăng sức đề kháng cho con.
- Mẹ nên vệ sinh mũi để được thông thoáng bằng các loại có thành phần thảo dược tự nhiên, nước muối sinh lý.
- Không nên áp dụng các phương pháp dân gian như dùng tỏi, hành để giã ép cho vào mũi trê gây bỏng niêm mạc mũi.
- Cho con tránh xa các tác nhân gây hại như: bụi bẩn, thuốc lá,…
- Cho con nghỉ ngơi và rửa tay thường xuyên để tránh vi khuẩn.
Như vậy cũng không quá khó khăn đối với việc chăm sóc bé bị viêm đường hô hấp. Có những thắc mắc nào, các mẹ có thể để lại bình luận để được tư vấn; hoặc mẹ có nhiều kinh nghiệm chăm sóc con bị viêm đường hô hấp hãy chia sẻ cho Mebeaz để cùng trao đổi nhé!