Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng và 6 sai lầm phổ biến

0 128

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng đa phần khá đơn giản và có thể tự thực hiện tại nhà. Tuy nhiên hiện nay nhiều phụ huynh còn đang áp dụng sai cách, dẫn đến việc trẻ không thể giảm sốt, thậm chí nguy hiểm đến sức khỏe.

Nội dung chính trong bài

Tại sao sau khi tiêm phòng trẻ sơ sinh hay bị sốt?

Sở dĩ cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng được các bậc phụ huynh quan tâm là vì rất nhiều trẻ bị sốt sau tiêm chủng. Nguyên nhân do đâu?

Vacxin thực chất là mầm bệnh đã bị giết hoặc làm yếu đi, chúng được đưa vào cơ thể để kích thích hệ thống miễn dịch tạo ra kháng thể chống lại mầm bệnh đó.

Sốt là phản ứng bình thường của cơ thể đối với một tác nhân gây bệnh nào đó. Do vậy khi gặp các mầm bệnh trong vacxin, trẻ dễ bị sốt.

Tuy nhiên sốt không xảy ra ở tất cả các trẻ sau khi tiêm phòng. Nó còn phụ thuộc vào từng loại vacxin và thể trạng của trẻ.

6 sai lầm thường gặp khi hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Sốt sau khi tiêm phòng có thể khiến trẻ sơ sinh mệt mỏi và quấy khóc, nhưng phần lớn đều không nguy hiểm, do đó cha mẹ không cần quá lo lắng.

Hiện nay trong cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng, chúng ta vẫn còn nhiều thông tin sai lệch, chủ yếu là những kinh nghiệm từ xưa truyền lại. Ngày nay, một số trong đó không còn hợp lý, không đúng với khoa học và cần được loại bỏ, đó là:

  • Đắp chanh, khoai tây, bôi dấm, mật ong, cồn vào vết tiêm hay bàn chân: không có tác dụng giảm đau, hạ sốt mà chỉ làm tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Tuỳ tiện sử dụng thuốc hạ sốt: trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi không được tự ý uống thuốc hạ sốt tại nhà, với những trẻ lớn hơn cũng không nhất thiết phải dùng khi chỉ bị sốt nhẹ.
  • Ủ ấm trẻ: nhiều người sợ trẻ sơ sinh bị lạnh nên ủ ấm bằng nhiều lớp. Nhưng trên thực tế nó còn khiến trẻ ra mồ hôi nhiều, sau đó ngấm ngược lại qua da và sốt cao hơn.
  • Làm mát bằng nước lạnh: không giúp trẻ hạ sốt nhanh hơn mà chỉ làm lỗ chân lông co lại, giảm khả năng thải nhiệt của da và gây bỏng lạnh, suy hô hấp nếu chườm với đá.
  • Cho trẻ uống nhiều nước: là cách thường sử dụng khi trẻ bị sốt, nhưng không dùng cho trẻ sơ sinh 6 tháng tuổi. Ở độ tuổi này trẻ chỉ cần bú mẹ, và chỉ nên uống nước để bù đắp lượng nước mất đi khi có sự chỉ định của bác sĩ.
  • Vắt chanh vào miệng trẻ là cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng rất nguy hiểm vì có thể gây sặc và axit trong chanh sẽ làm tổn thương dạ dày trẻ sơ sinh.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng đơn giản

Thật ra cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm chủng vacxin rất đơn giản và chúng ta hoàn toàn có thể tự thực hiện tại nhà, đó chính là sử dụng khăn và nước ấm.

Nguyên tắc của phương pháp này là dựa vào cơ chế truyền nhiệt. Nước được sử dụng cần thấp hơn nhiệt độ cơ thể trẻ từ 2 – 3 độ C. Khi đắp khăn ướt lên da, nhiệt độ cao trong các dòng máu dưới da sẽ truyền sang khăn và giúp trẻ hạ sốt.

Cụ thể cách thực hiện như sau:

  • Dùng 5 chiếc khăn thấm nước ấm đắp lên 2 bên nách, 2 bên bẹn, còn 1 khăn lau khắp người trẻ. Đây là những vị trí có mạch máu lớn giúp cho việc truyền nhiệt qua da dễ dàng và nhanh chóng hơn.
  • Thay khăn liên tục 2 – 3 phút một lần.
  • Kết thúc sau khi đã lau được 30 phút. Lau khô người trẻ bằng khăn sạch, mặc lại quần áo mỏng và giữ phòng thoáng đãng.
  • Tiếp tục theo dõi thân nhiệt trẻ 30 phút 1 lần.

Cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng bằng thuốc

Chỉ dùng khi trẻ bị sốt liên tục đến 38.5 độ C. Không dùng kết hợp nhiều loại thuốc hạ sốt với nhau và không dùng cho trẻ sơ sinh dưới 3 tháng tuổi.

Trong cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng bằng thuốc, chúng ta có thể dùng một trong các thuốc:

  • Nhét hậu môn thuốc Paracetamol liều 10mg/kg/lần.
  • Paracetamol đường uống, liều 10 – 15mg/kg cân nặng, mỗi lần uống cách nhau 4 – 5 giờ, tổng liều không quá 100mg/kg cân nặng trong 24 giờ.

Những bất thường cần đặc biệt lưu ý

Phần lớn các trường hợp sốt sau khi tiêm phòng đều nhẹ và không nguy hiểm. Nhưng cha mẹ vẫn phải chú ý đến những bất thường và ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện để tránh những hậu quả đáng tiếc:

  • Trẻ sơ sinh dưới 2 tháng tuổi bị sốt sau khi tiêm phòng.
  • Trẻ sau tiêm sốt cao trên 40 độ C.
  • Trẻ sốt kéo dài trên 24 giờ, đã dùng các cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm phòng nhưng không đỡ; hoặc đã hạ sốt hơn 24 giờ rồi lại tái phát.
  • Trẻ sốt, khóc không thể dỗ được hoặc khóc dữ dội hơn khi cha mẹ chạm vào.
  • Cổ cứng, co giật.
  • Phát ban da.
  • Khó thở, nôn trớ.
  • Trẻ bỏ bú hoặc không thể nuốt.
  • Trẻ mệt mỏi, ngủ li bì không thể đánh thức.
  • Trẻ không đáp ứng với thuốc hạ sốt, uống 1 giờ nhưng không hạ.
  • Trẻ bị sốt kèm sưng đau, áp xe tại chỗ tiêm.

Ngoài sốt, trẻ sơ sinh sau khi tiêm còn gặp một số rắc rối khác như đau, sưng nhẹ tại chỗ tiêm, khó ngủ hoặc ăn kém hơn bình thường. Cha mẹ có thể dùng những cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh sau tiêm chủng mà chúng tôi đã nói ở trên, nhưng cũng đừng quên nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ khi cảm thấy lo lắng quá mức hoặc nhận thấy những dấu hiệu bất thường.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.