Trẻ sơ sinh có nên hạ sốt bằng thuốc không? Dùng thuốc gì?

0 1.475

Trong những năm đầu đời, trẻ sơ sinh bị sốt là điều hết sức bình thường. Tuy nhiên, không ít bà mẹ thắc mắc có nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh hay không? Dùng thuốc gì mới an toàn? Thậm chí gần đây còn rộ lên trào lưu “nuôi con thuận tự nhiên”, hạ sốt không dùng thuốc? Những điều này có đúng không? Cùng Mebeaz tìm hiểu về chủ đề này.

Nội dung chính trong bài

Hạ sốt cho trẻ sơ sinh cần thận trọng
Hạ sốt cho trẻ sơ sinh cần thận trọng

Có nên dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh không?

Về nguyên lý, sốt là phản ứng của cơ thể chống lại vi khuẩn, virus gây bệnh. Do vậy, sốt chưa hẳn là xấu. Ngay từ khi sinh ra, không ai là sống ở trong một môi trường lý tưởng, chính vì thế mà ít nhiều đều có thể bị sốt.

Đặc biệt với một đất nước nhiệt đới ẩm, môi trường không khí hay bị ô nhiễm như Việt Nam càng có khả năng nhiễm bệnh. Sức đề kháng của trẻ sơ sinh lại yếu và chưa hoàn thiện, vì vậy các bé chính là đối tượng hay ốm sốt nhất.

Nhiều mẹ lo lắng, dùng thuốc hạ sốt có nhiều tác dụng phụ trong khi chức năng gan của bé chưa hoàn thiện.

Hay như thời gian gần đây có trào lưu “nuôi con thuận tự nhiên”, các mẹ hạ sốt cho bé bằng các phương pháp vật lý như da kề da, đắp nước ấm, uống nước lá tía tô… mà không cho con sử dụng thuốc…. Những điều này có đúng không?

Theo các chuyên gia sức khỏe, khi bị sốt thân nhiệt của trẻ tăng cao. Nếu không có biện pháp hạ sốt kịp thời trẻ sẽ bị co giật, tím tái, ảnh hưởng tới trí tuệ sau này hoặc thậm chí là tử vong. Vì thế, khi thấy trẻ sơ sinh sốt cao bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt cho bé.

Các bác sĩ cũng cho biết, trong một số trường hợp nếu trẻ sốt nhẹ thì mẹ có thể dùng các phương pháp vật lý như chườm, đắp, hay một số cách dân gian nhưng nếu thân nhiệt quá cao bắt buộc phải dùng thuốc hạ sốt mới được.

Hướng dẫn sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh đúng cách

Sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh không đúng cách cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ sức khỏe. Chẳng hạn, nếu mẹ sử dụng thuốc quá liều cho bé có thể dẫn tới ngộ độc, ảnh hưởng tới chức năng gan dẫn tới vàng mắt, vàng da, rối loạn đông máu, phá hủy tế bào gan… Vậy, muốn hạ sốt an toàn cho bé, các mẹ cần nắm được 3 vấn đề dưới đây:

Khi nào dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

– Nếu bé sốt dưới 38,5 độ C: Mẹ chưa nên dùng thuốc hạ sốt. Nên nới lỏng quần áo cho bé, không nên đóng bỉm. Sử dụng một số phương pháp hạ sốt vật lý như chườm ấm, đắp khăn vào nách, bẹn, cổ, cứ sau 15 phút thay một lần. Bé dưới 6 tháng tuổi nên cho bú nhiều hơn, trên 6 tháng tuổi nên kết hợp cho con uống thêm oresol (tham khảo ý kiến bác sĩ).

– Trẻ sốt trên 38,5 độ C: Mẹ cần phải dùng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh, ngoài ra kết hợp chườm ấm và nới lỏng quần áo. Nếu bé không cắt sốt thì nên cho bé tới các cơ sở y tế để khám chữa xem bé sốt vì lý do gì.

>>Xem thêm: 5 Cách hạ sốt theo phương pháp dân gian cho trẻ sơ sinh tại nhà

Trẻ sốt trên 38,5 độ C cần phải cho uống thuốc hạ sốt
Trẻ sốt trên 38,5 độ C cần phải cho uống thuốc hạ sốt

– Trẻ sốt trên 39 độ C: Trường hợp này các mẹ cần phải cho bé uống thuốc hạ sốt. Nếu bé không thể uống được cần phải sử dụng viên thuốc đút hậu môn. Sau đó nhanh chóng đưa bé tới bệnh viện để theo dõi. Nếu bé có dấu hiệu co giật thì nên lấy khăn ấm, mềm cho vào miệng bé để phòng trường hợp cắn vào lưỡi.

Liều dùng thuốc cho bé thế nào?

Liều dùng thuốc hạ sốt của trẻ sơ sinh không giống như người lớn. Tùy vào cân nặng của trẻ mà có liều dùng phù hợp.

Theo đó, liều dùng cho bé khi uống hạ sốt là 10 – 15mg/kg cân nặng và khoảng cách giữa hai lần uống thuốc hạ sốt không dưới 4 giờ. Thông thường sẽ là 4 – 6 tiếng cho bé dùng hạ sốt một lần (nếu bé sốt trên 38,5 độ). Tổng liều lượng không vượt quá 60 mg/kg cân nặng/1 ngày.

Dùng thuốc gì hạ sốt an toàn?

Cho trẻ sơ sinh dùng thuốc hạ sốt loại nào là băn khoăn của rất nhiều bà mẹ. Trên thị trường hiện nay có 2 loại hạ sốt thông dụng là paracetamol hay còn có tên gọi khác là acetamnophen và một loại nữa là aspirin. Tuy nhiên, nói về mức độ thông dụng thì paracetamol được sử dụng rộng rãi hơn vì ít tác dụng phụ, hiệu lực nhanh trong khi aspirin khó uống hơn lại chống chỉ định với một số trường hợp.

Thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
Thuốc hạ sốt paracetamol cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ sơ sinh bị sốt

Trong những năm đầu đời, việc trẻ sơ sinh bị sốt là điều hoàn toàn không tránh khỏi. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh cần hết sức thận trọng, không nên lơ là chủ quan nhưng cũng không nên quá hoang mang. Những việc cần làm để chăm sóc bé khi bị sốt là:

– Mặc quần áo rộng rãi, chườm ấm cho bé. Nếu bé sốt dưới 38,5 thì có thể sử dụng một số cách hạ sốt cho trẻ sơ sinh không dùng thuốc theo dân gian như đắp chanh, khoai tây, đắp lá diếp cá… nhưng tuyệt đối không cho bé uống nước lá vì điều này tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho sức khỏe.

– Khi sốt trẻ cần rất nhiều nước, vì thế các mẹ hãy tăng cường cho bé bú. Trẻ trên 6 tháng có thể cho uống thêm nước bù điện giải, nếu đã ăn dặm thì nên ăn đồ dễ tiêu, lỏng, mềm.

>>Xem thêm: Có nên sử dụng viên đặt hay dán miếng hạ sốt cho trẻ sơ sinh?

Bé đang sốt cần được bú nhiều
Bé đang sốt cần được bú nhiều

– Trẻ đang có dấu hiệu co giật thì tuyệt đối không cho thuốc hay chất lỏng nào vào miệng trẻ vì làm như vậy trẻ có thể bị ngạt, tắc nghẽn đường thở. Lúc này nên dùng thuốc đút hậu môn và cho bé đến bác sĩ ngay.

Trên đây là một số thông tin về cách sử dụng thuốc hạ sốt cho trẻ sơ sinh. Đây là những kiến thức rất cơ bản mà các mẹ cần phải nắm được để có thể phản ứng kịp thời mỗi lần con ốm sốt. Hạn chế tối đa để trẻ bị sốt cao, co giật vì như thế rất nguy hiểm.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.