Trẻ sơ sinh bị hăm nặng ở cổ phải làm sao? Bôi thuốc gì?

0 1.591

Vào những ngày mùa đông lạnh giá, tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm ở cổ, nách càng có cơ hội phát triển. Vấn đề “thầm lặng” này có thể khiến cho em bé khó chịu, quấy khóc thậm chí bỏ bú mà cha mẹ không hề biết nguyên nhân. Chỉ tới khi thay quần áo, tắm rửa mới “tá hỏa” ra vết đỏ loét trên da. Vậy mẹ đã biết trẻ sơ sinh bị hăm cổ nặng phải xử lý làm sao chưa? 

Nội dung chính trong bài

Hăm cổ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh
Hăm cổ rất hay gặp ở trẻ sơ sinh

Đa phần mọi người đều nghĩ hăm da ở trẻ chỉ xảy ra ở bẹn hoặc nách chứ ít ai ngờ cổ cũng là nơi em bé rất dễ bị hăm. Thực tế, tỷ lệ trẻ sơ sinh bị hăm loét ở cổ ít hơn hăm bẹn, háng nhưng lại là nơi khó nhận biết nhất và trẻ cũng thường xuyên gặp phải.

>>Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị hăm tã phải làm sao? Cách chữa nhanh, hiệu quả

Vì sao trẻ sơ sinh dễ bị hăm nặng ở cổ?

Hăm cổ có thể xảy ra ở bất cứ em bé nào nhưng nhiều nhất vẫn là những trẻ có thân hình bụ bẫm. Thử hình dung mà xem, thật khó có thể nhận ra cổ bé như thế nào trong khi mặt và ngực của trẻ đang liền sát cạnh nhau. Hơn nữa làn da của trẻ thì rất mỏng manh và nhạy cảm. Do vậy, cổ chính là nơi mà bụi bẩn, vi khuẩn “ẩn náu” tạo điều kiện cho hăm da, lở loét phát triển. 

Để “điểm mặt, chỉ tên” cụ thể những nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bị hăm nặng ở cổ xin kể ra một số gạch đầu dòng sau:

– Mồ hôi: Thân nhiệt của trẻ thường cao hơn của người lớn. Trẻ rất hay bị đổ mồ hôi nhất là khi mẹ mặc quần áo, ủ ấm quá kỹ cho con. Đây chính là “thủ phạm” sinh ra các vết hăm đỏ kèm mụn li ti ở cổ trẻ sơ sinh.

– Các loại sữa, thức ăn vương vãi ở cổ em bé nhưng không được lau rửa và làm sạch cũng sinh ra hăm cổ.

Sữa mẹ chảy xuống cổ sẽ gây ra tình trạng hăm cho bé
Sữa mẹ chảy xuống cổ sẽ gây ra tình trạng hăm cho bé

– Không gian phòng bụi bẩn, quần áo mặc lâu ngày, tiếp xúc với lông động vật cũng sinh ra nhiều vi khuẩn, nấm mốc phát triển trên da nhất là ở cổ.

– Đôi khi, vì mặc một chiếc áo quá chật hoặc mép áo cọ vào cổ của em bé cũng sinh ra tình trạng cổ em bé bị hăm.

Hăm cổ không ảnh hưởng quá lớn tới sức khỏe của trẻ song nó khiến cho con luôn khó chịu, đau đớn, thậm chí bỏ bú từ đó làm chậm quá trình phát triển của con.

Trẻ sơ sinh bị hăm nặng ở cổ nên bôi thuốc gì?

Khi nhìn thấy bé yêu của mình bị hăm đỏ, 10 người thì chắc chắn cả 10 đều xót xa đi tìm phương pháp chữa trị. Và câu hỏi đầu tiên sẽ là bôi thuốc gì khi trẻ sơ sinh bị hăm nặng cổ.

Mẹ nên chọn loại kem chữa hăm uy tín, có nguồn gốc
Mẹ nên chọn loại kem chữa hăm uy tín, có nguồn gốc

Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại kem chữa hăm da cổ cho bé, mẹ có thể lựa chọn một loại uy tín bôi cho con. Mặc dù vậy nhất định phải nhớ sử dụng kem hăm cũng phải đi kèm với vệ sinh sạch sẽ. Nếu chỉ bôi không thì rất có thể mẹ sẽ làm tăng tình trạng hăm của bé hơn nữa đấy.

>>>Tham khảo những loại kem hăm tốt nhất cho trẻ sơ sinh TẠI ĐÂY.

Bé bị hăm nặng ở cổ có nên bôi dầu dừa, phấn rôm không?

Không biết đọc ở đâu, mẹo nào mà nhiều người sử dụng phấn rôm, dầu dừa bôi cho trẻ sơ sinh bị hăm cổ, nách. Nếu đang có ý thì hãy dừng lại ngay nhé!

Trước tiên xin được trả lời dầu dừa khá an toàn khi chữa hăm da cho trẻ. Tuy nhiên, mẹ không nên áp dụng vì loại này rất dễ kích ứng cho da, hay bị nhờn rít.

Qua phấn rôm. Nếu mẹ mong muốn phấn rôm có thể hút ẩm và làm dịu chỗ hăm của trẻ thì hãy quên điều đó đi. Các bác sĩ nhi khoa cảnh báo phấn rôm có thể sinh ra vi khuẩn, làm bít lỗ chân lông khiến cho tình trạng hăm càng trở nên nặng hơn đấy.

Các bước vệ sinh cho trẻ sơ sinh khi bị hăm nặng ở cổ

Trẻ sơ sinh bị hăm cần được vệ sinh sạch sẽ
Trẻ sơ sinh bị hăm cần được vệ sinh sạch sẽ

Vệ sinh sạch sẽ là điều cực kỳ quan trọng để chữa hăm cho trẻ bất kể là mẹ có bôi thuốc gì đi chăng nữa. Các bước chăm sóc da em bé bị hăm cổ như sau:

– Vệ sinh, lau rửa nhẹ nhàng cổ trẻ ngày 2 lần bằng nước ấm và khăn mỏng. 

– Thấm khô và để cho lớp da bị hăm được thông thoáng. 

– Bôi một lớp kem hăm, lưu ý là chỉ một lớp mỏng để tạo hàng rào bảo vệ làn da trẻ.

– Khi tắm cho bé mẹ nên ngừng sử dụng sữa tắm hoặc chỉ nên dùng một chút loại dịu nhẹ, thành phần tự nhiên.

– Mặc quần áo thông thoáng, đủ ấm và không để mép áo cọ vào cổ em bé. 

– Mỗi khi cho em bé bú hay uống sữa mẹ nên đặt một khăn mỏng trước ngực trẻ để sữa không chảy xuống cổ em bé.

Các mẹ thân mến! Tình trạng trẻ sơ sinh bị hăm nặng ở cổ, nách, bẹn rất phổ biến trong những năm đầu đời của con. Mặc dù không quá nguy hiểm song hăm da cũng ảnh hưởng tới sức khỏe, tốc độ phát triển của bé. Vì thế, phòng bệnh hơn chữa bệnh, mỗi ngày mẹ nên kiểm tra, vệ sinh sạch sẽ thì các bệnh về da ở trẻ không có cơ hội “làm phiền”.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.