Mách mẹ 5 giải pháp HIỆU QUẢ khi bé không chịu bú bình 

0 124

Trẻ không chịu bú bình khiến mẹ vất vả, khổ sở, con bị đói, quấy khóc, không chịu hợp tác để mẹ đi làm, lúc nào cũng phải kề cạnh bên mẹ. Vậy mẹ phải làm sao? Cùng Mebeaz theo dõi bài viết này để nắm được những giải pháp tốt nhất nhé. 

Nội dung chính trong bài

Hầu hết trẻ sẽ được bú mẹ trực tiếp trong 6 tháng đầu đời. Tuy nhiên, khi mẹ bắt đầu đi làm trở lại, không thể ở cạnh trẻ thường xuyên, mẹ sẽ phải tập cho bé bú bình. Lúc này, mẹ sẽ gặp phải khó khăn, bé đang ti mẹ quen sẽ không chịu bú bình. Hơn nữa, núm ty bình thường cứng, không mềm như ty mẹ nên bé sẽ không thích.

Vậy mẹ phải làm sao để trẻ chịu bú bình?

1. Kiên nhẫn tập cho trẻ bú bình

Trẻ mới bú bình thường không hợp tác, mẹ dùng cách nào đi nữa thì cũng nhất quyết từ chối, đói cũng không chịu bú, khóc lóc, vật vã. Nhiều bà mẹ sẽ vì thương xót con mà từ bỏ, chọn cách đổ thìa hoặc tiếp tục cho bú mẹ. Điều này đồng nghĩa với việc mẹ sẽ không thể rời xa bé để đi làm. Vì vậy, khi cho trẻ tập bú bình, mẹ cần kiên nhẫn, tốt nhất tập cho bé bú bình khoảng 2 tuần trước khi đi làm. 

2. Vắt sữa mẹ ra bình cho trẻ bú

Thời gian đầu bú bình, bé sẽ lạ lẫm, thiếu hơi mẹ cũng như mùi vị sữa mẹ. Vì vậy, hãy cho bé làm quen dần bằng việc vắt sữa mẹ ra bình cho trẻ bú. Điều này sẽ khiến bé dễ chấp nhận hơn so với việc vừa lạ bình, lạ sữa. 

Mẹ nên vắt sữa ra cho trẻ bú bình

3. Cho trẻ bú lúc ngủ

Mẹo nhỏ nữa cho mẹ khi trẻ không chịu bú bình là hãy cho bé bú vào lúc ngủ, đặc biệt là khi ngủ say, bé sẽ bú trong vô thức. Vì vậy, mẹ cần dặn người chăm bé căn khoảng thời gian thích hợp để pha sữa, khi trẻ mơ màng ngủ thì cho bú. Như vậy cũng giúp con đỡ bị đói khi ngủ 1 giấc dài, tỉnh dậy là có thể vui chơi, khỏe khoắn, không cần vất vả đổ từng thìa. 

4. Chọn bình có núm ty mềm 

Trẻ đang ty mẹ quen sẽ khó chấp nhận ty bình vì núm ty bình khô cứng, khó ngậm hơn ty mẹ. Vì vậy, hãy chọn núm vú cao su mềm, có độ rộng, tránh núm quá bé hoặc ngắn. Tốc độ chảy sữa của núm vú nên là 1 – 2 giọt/giây. Để kiểm tra dòng chảy của sữa, mẹ nên dốc ngược bình và chờ sữa nhỏ giọt. Dòng chảy quá nhanh khiến bé sợ, trong khi đó, dòng chảy chậm khiến bé bực bội vì phải chờ lâu.

5. Đưa núm ty vào miệng bé đúng cách 

Thay vì cố tình nhét núm ty vào miệng của trẻ, khiến trẻ khó chịu, mẹ hãy nhẹ nhàng để núm ở miệng trẻ và đợi con mở rộng miệng “đón” núm vú bình như cách bú mẹ. Hơn nữa, miệng bé mở to sẽ ngậm hết được núm ty, tránh tình trạng chỉ “day” mỗi đầu núm vú, ngậm không hết sẽ nuốt khí, dễ bị đầy bụng, ợ hơi, nôn trớ. 

Tóm lại, việc tập cho bé bú bình là cả quá trình đòi hỏi mẹ phải kiên trì và thử nhiều cách. Hy vọng những gợi ý bên trên sẽ giúp mẹ tập luyện cho bé 1 cách dễ dàng hơn.

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.