GẤP: Mẹ nên làm gì khi trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi?

0 566

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi khiến cơ thể mệt mỏi, mất nước, suy dinh dưỡng, nhiễm trùng, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Vậy mẹ nên làm gì để sớm chấm dứt tình trạng này, bảo vệ sức khỏe của con? Cùng Mebeaz theo dõi bài viết dưới đây để có câu trả lời nhé!

Nội dung chính trong bài

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi

Tìm hiểu: Như thế nào gọi là tiêu chảy kéo dài?

Tiêu chảy là đợt đi ngoài phân lỏng trên 3 lần/ngày. Trẻ sẽ có biểu hiện đi ngoài phân lỏng, đau vùng bụng, đặc biệt là khung đại tràng. Nếu mức độ nhẹ, trẻ có thể bị đi ngoài từ 1 – 2 ngày. Nếu mức độ nặng hơn, trẻ bị đi ngoài trên 14 ngày thì được coi là tiêu chảy kéo dài. 

Thông thường, người ta sẽ chia bệnh thành 2 loại: 

– Tiêu chảy cấp: Thời gian bệnh kéo dài 2 đến 3 tuần.

– Tiêu chảy mãn tính: Hay còn gọi là trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi, bệnh tái đi tái lại mà không thể chữa khỏi bằng các phương pháp thông thường nếu không tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị đúng.

Nguyên nhân khiến trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi

– Tự ý dùng kháng sinh: Đây là cách chữa sai lầm vì uống kháng sinh không đúng liều lượng có nguy cơ làm trẻ bị ngộ độc, rối loạn tiêu hóa dẫn đến tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi.

– Thuốc chống nôn, thuốc cầm đi ngoài: Lạm dụng các loại thuốc này có thể dẫn đến tình trạng trẻ ngủ nhiều, không nôn, gây khỏi bệnh giả tạo. Thói quen này khiến bệnh lâu khỏi, trầm trọng hơn, trẻ bị mất nước nhiều và có thể tử vong nếu không kịp thời chữa trị.

– Chế độ dinh dưỡng không hợp lý hoặc không đảm bảo vệ sinh: Nhiều bà mẹ thấy trẻ bị tiêu chảy thì kiêng các nhóm thực phẩm giàu dinh dưỡng như: thịt, cá, trứng sữa… Thay vào đó chỉ cho con ăn cháo trắng, khiến trẻ càng bị kiệt sức. Hoặc cho trẻ ăn những loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh khiến bệnh tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi.

– Cho uống oresol không đúng nồng độ: Khi trẻ bị tiêu chảy, mẹ có thể cho uống dung dịch oresol để bù nước. Tuy nhiên, nếu uống không đúng nồng độ, đặc quá hoặc loãng quá sẽ gây mất nước nhiều, làm tiêu chảy kéo dài lâu hơn.

– Mắc bệnh lý liên quan đến đại tràng cũng là 1 trong những nguyên nhân khiến bệnh tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi.

Vậy trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi: Mẹ nên làm gì?

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi có thể do nhiều nguyên nhân, vì vậy, nếu tiêu chảy đợt đầu (kéo dài 2 – 3 ngày) không khỏi, đợt sau bị lại thì mẹ nên cho bé đi khám để xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời.

Đối với trẻ dưới 4 tháng tuổi, bác sĩ sẽ thực hiện phác đồ điều trị theo 2 giai đoạn:

– Điều trị, xử lý ban đầu: Các bác sĩ sẽ đánh giá và bù nước theo phác đồ B, C. Cho uống oresol, nếu tình trạng nghiêm trọng hơn thì sẽ có bước điều trị ban đầu phức tạp hơn.

– Điều trị đặc hiệu: Bác sĩ sẽ tiến hành soi phân để phát hiện đúng nguyên nhân tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi. Nếu là do viêm đại tràng mạn tính, các thuốc hay dùng để điều trị gồm có: kháng sinh đường ruột (Biceptol, Flagyl, Flagentyl,… và thuốc điều hòa nhu động ruột ( Visceralgin, Dobriat, Rekalat,…)

Bổ sung vitamin và khoáng chất để điều trị bệnh tiêu chảy kéo dài. Các chất cần bổ sung như folate, vitamin A, đồng, sắt, kẽm, magne.

Theo dõi bệnh nhân hàng ngày thông qua cân nặng, thân nhiệt, lượng ăn vào, số lần tiêu chảy… để xác định bệnh có thuyên giảm hay không.

Trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi tốt nhất nên đưa đi khám bác sĩ
Trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi tốt nhất nên đưa đi khám bác sĩ

Cách phòng tránh bệnh tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi

Để phòng tránh bệnh tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi, mẹ cần chú ý:

– Điều trị dứt điểm ngay đợt bị tiêu chảy đầu tiên. Cho trẻ uống oresol để bù nước hoặc tốt nhất nên cho trẻ uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

– Có chế độ ăn uống hợp lý, “ăn chín, uống sôi” để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

– Bổ sung đa dạng các loại dưỡng chất từ: thịt, cá, trứng, sữa… để trẻ tăng sức đề kháng, chống lại bệnh tật. 

– Tránh ăn thực phẩm ôi thiu, để tủ lâu ngày, đồ muối chua, lên men.

– Đối với trẻ nhỏ, nên cho trẻ bú sữa mẹ và tiêm phòng đủ chương trình tiêm chủng mở rộng cũng như đảm bảo vệ sinh ăn uống cho trẻ.

Kết luận: Tiêu chảy không phải là bệnh hiếm gặp ở trẻ nhỏ, các bậc cha mẹ cần nắm rõ kiến thức để chăm sóc tốt nhất cho con yêu nhanh khỏi bệnh. Trường hợp trẻ bị tiêu chảy kéo dài lâu ngày không khỏi, mẹ cần cho bé đi khám để được điều trị dứt điểm, tránh biến chứng nguy hiểm!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.