Trẻ sơ sinh thở mạnh và khó thở: có thể mắc khó thở thanh quản

0 45

Hiện tượng trẻ sơ sinh thở mạnh và khó thở khiến cho nhiều bậc phụ huynh lo lắng cho sức khỏe của bé. Vậy, thực tế, trẻ sơ sinh thở mạnh kèm khó thở là biểu hiện của bệnh lý gì? Mẹ nên khắc phục tình trạng này ra sao?

Nội dung chính trong bài

Trẻ sơ sinh thở mạnh, khó thở là như thế nào?

Trẻ sơ sinh thở mạnh là hiện tượng nhịp thở của bé mạnh và nhanh hơn so với bình thường. Bằng việc quan sát lồng ngực của trẻ, tiếng thở trẻ, mẹ có thể dễ dàng nhận biết và đánh giá điều này.

Thở mạnh được đánh giá là một dấu hiệu lâm sàng, có giá trị cao trong chẩn đoán trẻ bị khó thở thanh quản.

Cùng với đó, khi trẻ khó thở, thở khò khè là một biểu hiện của tình trạng nắp thanh quản phù nề, gây nên tình trạng co thắt, hẹp thanh quản, cản trở sự thông khí ở phổi. Chính sự co thắt và tắc nghẽn này gây nên những tiếng thở khò khè ở trẻ.

Cha mẹ cần quan sát nhịp thở cũng như lắng tai nghe tiếng thở của trẻ để có thể nhanh chóng phát hiện ra những dấu hiệu này càng sớm càng tốt.

>> Xem thêm: Trẻ 5 tháng tuổi bị ho và sổ mũi, liệu có nghiêm trọng?

Trẻ sơ sinh thở mạnh, khó thở là một dấu hiệu bệnh lý vô cùng nguy hiểm

Điểm mặt những dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ sơ sinh thở mạnh, khó thở

Trẻ sơ sinh thở mạnh và khó thở đôi khi nghe thấy tiếng rít đi kèm được đánh giá là một trong những bệnh lý được đặt trong tình trạng cấp cứu. Khi số lượng trẻ mắc phải các bệnh lý liên quan đến đường hô hấp đang ngày một tăng lên, nhiều trẻ do cha mẹ chủ quan nên khi đưa tới viện tình trạng bệnh đã cực kỳ nghiêm trọng. Chính vì thế, việc nhận biết cũng như phòng bệnh là vô cùng quan trọng.

Về cơ bản, trẻ sơ sinh thở mạnh và khó thở thường có những dấu hiệu như: khó thở, thở chậm nhưng mạnh, xuất hiện tiếng rít ở thanh quản, rút lõm lồng ngực… Bên cạnh đó, trẻ còn có những triệu chứng khác như: ho, khóc, khàn tiếng… Mỗi khi hít vào, đầu trẻ thường gật gù hoặc ngửa ra phía sau.

Hiện nay, để chẩn đoán tình trạng bệnh lý này, người ta chia ra làm 3 mức độ bệnh khác nhau là:

Giai đoạn đầu tiếng ho của trẻ khàn và rè

Mức độ 1: 

Tiếng khóc của trẻ sơ sinh bị khàn, rè. Lúc này, những biểu hiện trẻ sơ sinh thở mạnh vẫn chưa thực sự điển hình và rõ ràng, những tiếng rít thanh quản nhẹ và vẫn chưa rõ, những cơn co kéo hô hấp cũng chưa hình thành. Về cơ bản, toàn thân trẻ vẫn chưa bị ảnh hưởng cũng như trẻ vẫn vui chơi được bình thường và không quấy khóc.

Mức độ 2: 

Tiếng ho của trẻ trở nên ông ổng. Các triệu chứng khó thở thanh quản trở nên điển hình và các tiếng rít thanh quản cũng rõ ràng hơn. Trẻ bị kích thích, các hiểu hiện cảm xúc như vật vã, mệt mỏi, lo âu, hoảng sợ xuất hiện.

Mức độ 3: 

Trẻ sơ sinh khóc không thành tiếng, chỉ nghe được tiếng thều thào, thở mạnh hơn. Đây được đánh giá là triệu chứng khó thở thanh quản điển hình. Khi những biểu hiện trở nên dữ dội mẹ có thể thấy bé bị tím tái, nhịp thở rối loạn do thiếu oxy…. Tình trạng trẻ sơ sinh khó thở bị đẩy lên cao trào, mẹ cần có biện pháp can thiệp nếu không hoàn toàn có thể gặp phải những sự cố đáng tiếc.

>>. Mẹ quan tâm: Trẻ 3 tháng bị ho và sổ mũi

Đến giai đoạn nghiêm trọng, trẻ thường khó thở, tím tái

Khi trẻ sơ sinh thở mạnh, khó thở khi nào nên đưa trẻ tới bệnh viện?

– Khi trẻ trẻ sơ sinh thở mạnh và khó thở mẹ cần ngay lập tức đưa trẻ tới các cơ sở y tế để thăm khám và điều trị. Nó hoàn toàn có thể là biểu hiện của những bệnh lý nặng, có thể ảnh hưởng tới sức khỏe và tính mạng của trẻ.

– Tuyệt đối không tự ý mua thuốc và điều trị tại nhà. Khi chưa thực sự nắm được tình trạng mà trẻ gặp phải là gì, sự can thiệp không đúng cách hoàn toàn có thể khiến cho tình trạng trở nên nghiêm trọng và rắc rối hơn rất nhiều.

Mẹ tuyệt đối không tự ý cho trẻ sử dụng thuốc

– Nếu trẻ bị mắc dị vật trong đường thở thì cần phải nhanh chóng lấy dị vật đó trong thanh quản ra. Có những trường hợp phải tiến hành mở nội khí quản và thở oxy. Nếu cảm thấy không thể tự thực hiện, nên nhanh chóng đưa trẻ đi viện.

Trẻ sơ sinh thở mạnh và khó thở rất có thể là đang mắc phải các bệnh lý đường hô hấp nguy hiểm. Mẹ tuyệt đối không được chủ quan, hãy kiểm tra lại đường thở của trẻ. Nếu tình trạng nặng cần nhanh chóng cho trẻ thăm khám để điều trị càng sớm càng tốt.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.