Cập nhật bảng chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh từng tháng mới nhất

0 2.041

Biết được chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh bao nhiêu là tốt sẽ giúp các mẹ so sánh được với cân nặng hiện tại của con mình và có thể can thiệp như thế nào là hợp lý nhất. Tham khảo ngay bảng cập nhật chỉ số chiều cao cân nặng trẻ sơ sinh mới nhất theo từng tháng dưới đây.

Nội dung chính trong bài

Mẹ nên theo dõi thường xuyên chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh
Mẹ nên theo dõi thường xuyên chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh

Tốc độ tăng trưởng chiều cao, cân nặng của trẻ sơ sinh như thế nào là tốt và hợp lý?

Từ khi sinh ra cho tới 6 tháng đầu đời là giai đoạn chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh có sự phát triển mạnh mẽ nhất, sau đó tốc độ tăng trưởng sẽ giảm dần theo thời gian.

Chỉ số chiều cao cân nặng trẻ đủ tháng

– Cân nặng của một bé trung binh là 2,9 – 3,8 kg, trẻ đạt chiều cao từ 50 – 53cm, chu vi của vòng đầu bé trai là 34,3cm, bé gái là 3,8 cm.

Chỉ số cân nặng trẻ sơ sinh từ 0 – 6 tháng tuổi mức tăng trung bình là 125g/ tuần và 600g/ tháng. Trong đó,

2 – 3 tháng đầu trẻ có thể tăng 900g – 1kg mỗi tháng. Từ 7 – 12 tháng mức tăng cân nặng trung bình là 500g, trọng lượng gấp đôi so với lúc mới sinh.

Chỉ số chiều cao trẻ sơ sinh: Trẻ tăng rất nhanh trong năm đầu tiên, trung bình mỗi tháng tăng 2,5 cm trong 6 tháng đầu và 1,5 cm với 6 tháng tiếp theo.

Chỉ số phát triển của trẻ sinh non

– Nguyên tắc phát triển của trẻ sinh non là 1 tháng nuôi ngoài bằng 1 tháng nuôi trong bụng mẹ là đạt yêu cầu. Nếu chỉ bằng 1/3 so với yêu cầu là trẻ phát triển chậm, cần sự tư vấn của bác sĩ.

Cân nặng của trẻ sinh non phải đạt ít nhất 2kg mới được rời khỏi lồng ấp còn tiêu chuẩn tăng cân phải là 5g mỗi ngày ở trẻ sinh non và 20g ở trẻ sinh rất non mới được cho là ổn định.

Để biết được chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh bao nhiêu là hợp lý, các mẹ hãy tham khảo bảng tổng hợp dưới đây.

Bảng đo chiều cao, cân nặng trẻ sơ sinh theo từng tháng mới nhất

Dựa vào bảng cân nặng và chiều cao của trẻ sơ sinh dưới đây các mẹ có thể so sánh với con mình xem đã tốt chưa, nếu thừa hay thiếu cũng cần phải được tư vấn để kịp thời điều chỉnh.

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là bé trai:

Bảng chiều cao, cân nặng bé trai
Bảng chiều cao, cân nặng bé trai

Bảng chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh là bé gái

Bảng chiều cao, cân nặng bé gái
Bảng chiều cao, cân nặng bé gái

Giải thích ký hiệu trong bảng:

– (-)SD: Lệch chuẩn dạng thiếu cân.

– M là đạt chuẩn.

– (+)SD: Lệch chuẩn dạng thừa cân.

Chỉ số chiều cao cân nặng của trẻ sơ sinh dao động từ -1SD đến +1SD được xem là phát triển bình thường, nhỏ hơn -2SD và lớn hơn +2SD là có nguy cơ thiếu hoặc thừa cân.

Một vài lưu ý khi đo chiều cao, cân nặng cho trẻ sơ sinh

Để xác định chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh phát triển thế nào là tốt các mẹ cần phải cân đo thường xuyên cho các bé. Một vài điều cần lưu ý khi thực hiện bước này như sau:

Khi cân cho bé

– Trước khi cân nên cho con tiểu tiện và đại tiện

– Kết quả cân cần được trừ bỉm, tã, quần áo 200 – 400g.

– Trong vòng 1 năm nên cân mỗi tháng 1 lần.

– Thông thường bé trai sẽ có cân nặng nhỉnh hơn bé gái nên mẹ không nên quá lo lắng.

Đo chiều dài cho bé

– Bỏ giày dép của con trước khi đo.

– Nên chọn thời điểm là buổi sáng để đo cho con là chính xác nhất.

– Để đo chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh mẹ nên đặt các bé nằm ngửa.

– Chiều cao của bé trai sẽ nhỉnh hơn các bé gái.

Những yếu tố làm nên chiều cao, cân nặng của trẻ

Nếu mẹ hiểu rõ những yếu tố tác động tới cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh sẽ có định hướng phát triển không những trí tuệ mà còn là thể chất, tầm vóc của trẻ.

Có nhiều yếu tố tác động tới chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh
Có nhiều yếu tố tác động tới chiều cao và cân nặng trẻ sơ sinh

– Gen di truyền: Các nghiên cứu cho rằng những yếu tố như nhóm máu, lượng mỡ thừa, cân nặng và chiều cao của bố mẹ tác động không nhỏ tới thể chất của trẻ.

– Dinh dưỡng và môi trường sống: Góp phần rất quan trọng đến sự phát triển chiều cao và cân nặng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nếu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất và bổ sung phù hợp trong từng giai đoạn sẽ giúp con phát triển toàn diện.

– Sự chăm sóc và gần gũi với bố mẹ: Các nhà khoa học cho biết nếu trẻ được nuôi dưỡng bằng chính bố mẹ đẻ sẽ góp phần tác động đến hành vi, cảm xúc và tốc độ phát triển thể chất hơn.

– Dinh dưỡng, sức khỏe của người mẹ lúc mang thai và cho con bú: Chế độ dinh dưỡng cần thiết như sắt, axit folic, canxi, các axit béo như DHA trong thời kỳ mang thai và cho con bú cũng giúp hình thành hệ xương, cân nặng, sức đề kháng tốt cho trẻ.

Các mẹ nên cho trẻ tới viện dinh dưỡng khám và tư vấn kỹ hơn về cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh để có biện pháp cải thiện và tác động đúng hướng.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.