Tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô và cách chăm sóc cho mẹ bỉm

0 4.757

Trẻ sơ sinh khi đã rụng rốn thường sẽ khô rốn rất nhanh. Tuy nhiên vẫn có những trường hợp rốn rụng nhưng vẫn bị ướt. Vậy tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô? Đó có phải dấu hiệu bất thường gì không? Cha mẹ chăm sóc rốn như thế nào để nhanh khô ráo bình thường? Các bạn cùng theo dõi bài viết sau của chúng tôi nhé!

Nội dung chính trong bài

Sau khi sinh bao lâu trẻ sẽ rụng rốn?

Rụng rốn là tình trạng sinh lý bình thường ở trẻ sơ sinh. Thông thường sau khi sinh 8 – 10 ngày là trẻ sẽ rụng rốn và đến ngày thứ 15 thì liền hẳn. Tuy nhiên không phải đứa trẻ nào cũng rụng rốn trong khoảng thời gian đó, có trẻ có thể rụng sớm hơn cũng có thể rụng muộn hơn tùy thuộc vào cơ thể của trẻ cũng như cách chăm sóc rốn của mỗi mẹ.

Có những trường hợp trẻ rụng rốn sau 2 tuần nhưng cha mẹ không cần quá lo lắng nếu như rốn khô và sạch sẽ. Một số trường hợp khác, trẻ rụng rốn nhưng rốn của trẻ sơ sinh lâu khô, sau một thời gian vẫn bị ướt thì cần đưa trẻ đi khám.

Tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô?

Thời gian rụng rốn của trẻ trong khoảng 8 – 10 ngày nhưng vài ngày sau đó có thể chưa khô hẳn và chảy ít nước. Có nhiều mẹ do sót ruột đã áp dụng những cách làm khô rốn từ dân gian qua việc đắp lá này lá kia. Tuy nhiên đây là một việc làm nguy hiểm vì khi rốn trẻ sơ sinh còn ướt, đắp bất cứ thứ gì đó lên có thể khiến cho trẻ bị nhiễm trùng hoặc ngộ độc nặng dẫn tới tử vong nếu như không được cấp cứu kịp thời.

Tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô và cách chăm sóc
Tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô?

Rốn của trẻ sơ sinh lâu khô có thể bắt nguồn từ 3 nguyên nhân chính:

  • Một là do cơ thể của trẻ lâu thích nghi với môi trường bên ngoài.
  • Hai là do bé đang gặp phải các vấn đề về bệnh lý ở rốn.
  • Ba có thể là do cách chăm sóc của mẹ chưa đúng.

Những bất thường khiến rốn của trẻ sơ sinh lâu khô

Khi có hiện tượng rụng rốn nhưng nhiều ngày sau rốn của trẻ chưa khô, nhất là khi nước rỉ ra màu vàng, mùi hôi, lẫn máu cần đến cơ sở y tế để bác sĩ thăm khám kịp thời.

Mẹ nên cảnh giác với các dấu hiệu bất thường ở rốn trẻ sơ sinh cả từ khi chưa rụng rốn cho tới khi rụng rốn nhưng lâu khô:

Tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô và cách chăm sóc
Có nhiều nguyên nhân dẫn tới rốn của trẻ sơ sinh vẫn bị ướt sau khi rụng
  • Rốn chảy nước có màu vàng, mùi hôi, chân rốn sưng tấy. Đó có thể do viêm rốn có mủ nhẹ, mẹ có thể tự chăm sóc ở nhà. Trường hợp nặng hơn là kèm thêm sốt cao, bỏ bú, mệt mỏi,.. mẹ nên đưa bé đi thăm khám để điều trị kịp thời.
  • Nếu phía dưới rốn bị sưng phù, tấy đỏ, vuốt thành bụng theo chiều xương mu lên rốn sẽ có mủ chảy ra có thể bé đang bị viêm động mạch rốn. Hoặc nếu vuốt từ mỏm ức xuống thấy mủ chảy ra, nguy cơ bé đang bị viêm tĩnh mạch rốn rất cao.
  • Dấu hiệu u hạt rốn là khi rốn trẻ sơ sinh rụng sớm nhưng vẫn thấy vùng chân rốn của trẻ sơ sinh lâu khô, có dịch vàng. Không chữa trị kịp thời có thể dẫn tới nhiễm trùng rốn.
  • Uốn ván rốn, trường hợp này thường là do mẹ bầu không tiêm phòng uốn ván. Nguyên nhân bởi vi khuẩn Clostridium Tetani xâm nhập vào cơ thể trẻ qua vết cắt rốn. 
  • Chảy máu rốn nhiều, khó cầm máu.
  • Sau 3 tuần rốn chưa rụng và sau khi rụng 1 tuần chưa khô.

Rốn của trẻ sơ sinh lâu khô phải làm sao?

Mẹ không cần phải lo lắng khi rốn của trẻ sơ sinh lâu khô nếu như không gặp phải các dấu hiệu bất thường kể trên. Mẹ chỉ cần chăm sóc rốn cho bé theo cách sau:

Tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô và cách chăm sóc
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách
  • Luôn giữ sạch rốn: Sau khi rụng rốn mẹ hãy luôn để rốn được sạch sẽ bằng cách dùng nước muối sinh lý 3 – 4 lần mỗi ngày để rửa. 
  • Tránh phần rốn khi tắm: Mẹ không nên cho bé tắm bồn mà tắm từng bộ phận từ đầu đến chân, tránh phần cuống rốn vì cần được vệ sinh riêng. 
  • Băng rốn đúng cách tránh nhiễm trùng: Sau khi tắm, mẹ nên băng rốn cho bé ngay bằng cách dùng miếng bông hoặc gạc thấm một ít dung dịch được bác sĩ chỉ định lau sạch từ đầu rốn đến chân rốn, sau đó đắp băng gạc mới lên và dùng băng gạc cố định. Nhớ vô trùng tay của bạn bằng cồn 70 độ.

Bài viết trên chúng tôi đã giúp các mẹ biết tại sao rốn của trẻ sơ sinh lâu khô và cách chăm sóc chúng. Hi vọng với những chia sẻ trên sẽ giúp ích cho các bạn lần đầu làm mẹ khỏi bỡ ngỡ.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 5 Average: 3]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.