Mách mẹ cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh để mau lành, nhanh khô

0 1.829

Một phần dây rốn vẫn chưa rụng hết sau khi em bé chào đời, vì thế mẹ học cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh thật tốt sẽ giúp rốn bé nhanh khô và tự rụng, đặc biệt là không nhiễm trùng, chảy mủ.

Nội dung chính trong bài

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp rốn nhanh khô hơn
Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách sẽ giúp rốn nhanh khô hơn

Chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh đúng cách

Vì sao phải chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh? Hiểu một cách đơn giản vì đây là phần vết thương hở, rất dễ bị nhiễm trùng khi mẹ thực hiện các công việc tắm rửa, mặc quần áo cho con. Do đó, những gì mẹ cần làm là thực hiện tốt những công việc dưới đây:

1. Cách chăm sóc rốn trẻ sơ sinh những ngày đầu

– Vệ sinh rốn cho trẻ: Đa phần các em bé chào đời hiện nay sẽ được kẹp phần dây rốn để giữ cuống rốn sạch sẽ và không phải thay băng như trước đây. Chính vì thế, mẹ không cần phải làm gì để vệ sinh cuống rốn cho con, chỉ cần giữ cho kẹp không bị rơi ra và cuống rốn không bị nước thấm vào.

– Khi tắm cho bé: Dù bé đã rụng rốn hay chưa thì việc tắm cho bé vẫn phải thực hiện hàng ngày. Trong khi tắm chú ý không để rốn trẻ bị ướt, hoặc nếu có để nước thấm vào thì mẹ nên dùng khăn mềm thấm khô cho con.

– Khi thay tã bỉm: Mẹ nên quấn tã hoặc mặc bỉm bên dưới cuống rốn để cho rốn tiếp xúc với không khí sẽ nhanh khô. Không dùng bông gạc hoặc tã để quấn vào phần rốn trẻ, làm như vậy rốn sẽ lâu khô hơn nhất là trong điều kiện thời tiết nóng ẩm như nước ta hiện nay. Mặt khác nếu các vật dụng không sạch sẽ kéo theo vi khuẩn xâm nhập gây nhiễm trùng rốn.

– Để rốn rụng tự nhiên: Trẻ rụng rốn là theo cơ địa từng bé, có bé rụng rốn sau 1 tuần, có bé 2 tuần vẫn chưa rụng rốn mẹ cũng không nên lo lắng. Không nên giật hoặc kéo rốn khiến bé đau hoặc chảy máu.

>>Xem thêm: 9 lưu ý quan trọng khi chăm sóc trẻ sơ sinh mẹ chớ quên

2. Cách chăm sóc rốn trẻ đã rụng

Rốn trẻ đã rụng cần được chăm sóc kỹ lưỡng
Rốn trẻ đã rụng cần được chăm sóc kỹ lưỡng

Khi rốn đã rụng, mẹ có thể nhìn thấy phần chân rốn trẻ có mảng da khô, màu đỏ hoặc một chút máu tối màu chảy ra, tuy nhiên các mẹ không cần phải lo lắng về điều này. Trong quá trình chăm sóc rốn đã rụng cho trẻ sơ sinh các mẹ nên chú ý những điều sau:

– Rửa tay thật sạch trước khi làm các công việc tắm hoặc vệ sinh cho trẻ.

– Khi tắm xong, dùng bông gạc y tế loại đã tiệt trùng thấm kỹ và nhẹ tay ở vùng rốn cho trẻ.

– Khi mặc quần áo mẹ mặc bình thường, tã dưới rốn, áo phủ qua rốn hoặc mẹ có thể sử dụng gạc chun quấn rốn đã tiệt trùng để quấn cho bé.

Việc chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh cũng không quá vất vả nhưng cần kỹ năng và sự cầu kỳ. Nếu thấy con các biểu hiện bất thường sau hãy đưa con đi khám ngay:

– Bé bị sốt.

– Chân rốn chảy mủ kèm máu, có mùi hôi.

– Khi chạm vào chân rốn thấy bé khóc.

– Chân rốn sưng hoặc chảy máu

Sai lầm thường gặp khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh

Mẹ mắc sai lầm khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sẽ khiến rốn dễ viêm nhiễm
Mẹ mắc sai lầm khi chăm sóc rốn trẻ sơ sinh sẽ khiến rốn dễ viêm nhiễm

Việc mẹ chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh không đúng cách, sẽ khiến rốn lâu khô hoặc dễ bị nhiễm trùng có thể nguy hiểm tới cả tính mạng. Dưới đây là một số sai lầm rất nhiều mẹ đã mắc phải:

– Băng rốn trẻ quá chặt: Theo các bác sĩ, mẹ nên để rốn tiếp xúc nhiều với không khí để nhanh khô. Nhiều mẹ vẫn không biết về điều này và băng rốn quá chặt cho bé tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.

– Không để rốn rụng tự nhiên: Nhiều mẹ tự ý dùng tay giật núm rốn ra “trước thời hạn” sẽ làm bé bị đau, chảy máu và tăng nguy cơ nhiễm trùng rốn.

– Bôi thuốc lá lên rốn bé: Kinh nghiệm dân gian khi chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh là đắp lá, đắp á phiện, bột tiêu để rốn của trẻ nhanh khô, nhanh rụng. Sai lầm này ở chỗ nguyên liệu không sạch sẽ đưa vi khuẩn xâm nhập làm viêm nhiễm, biến chứng rất nguy hiểm.

– Ngâm mình trong nước khi bé chưa rụng rốn: Khi tắm mẹ hạn chế để rốn tiếp xúc với nước. Nếu để rốn ướt sẽ dễ bị nhiễm trùng hơn.

>>Xem thêm: Mẹo dân gian chăm sóc trẻ sơ sinh để con khỏe mạnh, không sợ ốm vặt

Hướng dẫn mẹ xử lý khi bé bị viêm rốn nhẹ

Khi bị viêm rốn nhẹ, mẹ có thể xử lý tại nhà
Khi bị viêm rốn nhẹ, mẹ có thể xử lý tại nhà

Khi rụng rốn, chân rốn trẻ có mùi hôi, rỉ dịch vàng… nghĩa là bé đang bị viêm rốn nhẹ. Mẹ dùng bông tăm thấm cồn 35 độ rồi lau sạch lỗ rốn cho trẻ, dùng cồn 3% để lau sạch mủ và tiết dịch ra.

Nếu mặt ngoài rốn đã đóng vảy nhưng vẫn có dịch mủ mẹ có thể dùng bông thấm dung dịch nitrofurazone 0,1 % để đắp rốn cho bé 3 – 4 lần mỗi ngày.

Trường hợp chảy mủ kéo dài, bé quấy khóc và sốt cần phải cho trẻ đến bệnh viện khám ngay.

Trên đây là một số lời khuyên về cách chăm sóc rốn cho trẻ sơ sinh. Hy vọng sẽ giúp các mẹ có thêm kỹ năng chăm sóc trẻ trong những năm đầu đời.

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 2]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.