Đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh và 4 câu hỏi thường gặp

0 61

Để được nhận tiền thai sản thì người lao động phải đóng bảo hiểm tối thiểu 6 tháng trong vòng 12 tháng trước khi sinh con. Vậy đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh thì như thế nào?… Cùng tìm hiểu về vấn đề này qua các câu hỏi mà người lao động hay gặp phải trong bài viết sau nhé!

>> Xem thêm: Giấy chứng nhận sức khỏe sau sinh để làm gì? Khi nào cần?

Nội dung chính trong bài

1. Đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh được không?

Hỏi: Em trước khi mang thai chưa đóng bảo hiểm kịp theo đúng quy định nên em không đóng nữa. Vậy đóng bảo hiểm sau khi sinh được không, em tự đóng thì đóng ở đâu và khi nào thì được ạ? 

(Linh Linh – Yên Bái)

Trả lời:

Chào bạn, để được hưởng chế độ thai sản thì người lao động phải đóng bảo hiểm trước khi mang thai 6 tháng liền trong 12 tháng trước khi sinh con. Chúng tôi rất lấy làm tiếc vì bạn không kịp hưởng chế độ thai sản theo Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) quy định.

Bạn có thể bắt đầu đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh bất cứ lúc nào mà bạn muốn. Tự đóng BHXH hay còn gọi là BHXH tự nguyện. Trong trường hợp này, theo quy định tại điểm 1.1 khoản 1 Điều 3 Quyết định 959/QĐ-BHXH, người tham gia có thể mua BHXH tại cơ quan BHXH cấp huyện nơi cư trú (nơi tạm trú hoặc thường trú).

Đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh được không?
Bạn có thể đóng bảo hiểm thai sản sau khi dinh bất cứ khi nào bạn muốn

2. Trong thời gian nghỉ sinh con có được đóng bảo hiểm không?

Hỏi: Em đang mang bầu tháng thứ 7, đóng bảo hiểm được 2 năm rồi và đang muốn hỏi là trong thời gian em nghỉ sinh là 6 tháng có được công ty đóng bảo hiểm xã hội nữa hay không?

(Hương Xuân – Hải Phòng)

Trả lời:

Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho chúng tôi! Chúng tôi xin giải đáp câu hỏi của bạn như sau:

Căn cứ vào quy định tại khoản 6 Điều 42 (Quản lý đối tượng) Quyết định 595/QĐ – BHXH như sau:

6. Người lao động nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng thì đơn vị và người lao động không phải đóng BHXH, BHTN, BHTNLĐ, BNN, thời gian này được tính là thời gian đóng BHXH, không được tính là thời gian đóng BHTN và được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động….

Như vậy trong thời gian bạn nghỉ thai sản 6 tháng thì công ty và bạn đều không phải đóng bảo hiểm xã hội mà được cơ quan BHXH đóng BHYT cho người lao động. 

Trong thời gian nghỉ sinh con cơ quan BHXH sẽ đóng BH cho bạn

3. Trường hợp không phải đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh 

Hỏi: Cho em hỏi là trong trường hợp em không phải đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh thì em có được bên bảo hiểm cộng 6 tháng nghỉ sinh của em vào thời gian đóng bảo hiểm không ạ? 

(Phùng Vân – Phú Thọ)

Trả lời:

Chúng tôi xin trả lời câu hỏi trên là CÓ. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản thì hàng tháng mức đóng tối đa bằng 6% tiền lương của người lao động trước khi nghỉ thai sản và do cơ quan BHXH đóng. Khi đó trên sổ BHXH được ghi theo mức tiền lương đóng BHXH của tháng trước khi nghỉ việc. 

4. Người lao động khi nghỉ sinh con có phải đóng bảo hiểm thai sản không?

Hỏi: 

Em dự kiến sinh vào ngày 20/4/2020 dương lịch và em định đến ngày 15/4/2020 mới nghỉ để sau sinh có thể ở nhà chăm sóc con tốt hơn. Vậy em có phải đóng bảo hiểm của tháng đó không và nếu đóng thì đóng bao nhiêu ạ?

(Hương Giang – Hưng Yên)

Trả lời: 

Thực ra câu hỏi này không liên quan lắm tới đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh nhưng nó cũng là điều mà các mẹ trước khi nghỉ sinh nên nắm được. Chúng tôi xin trả lời câu hỏi của bạn như sau:

Theo Luật BHXH số 58/2014/QH13 tại Điều 39, Khoản 2 quy định:

2. Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.

Người lao động khi nghỉ sinh con có phải đóng bảo hiểm thai sản không?
Tháng nghỉ sinh có cần đóng bảo hiểm thai sản không?

Tức là:

  • Nếu như trong tháng bạn nghỉ sinh, bạn nghỉ từ 14 ngày trở lên thì được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội, người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng BHXH. 
  • Nếu trong tháng người lao động nghỉ dưới 14 ngày thì người lao động và người sử dụng lao động phải đóng BHXH trong tháng đó. 

Như vậy bạn nghỉ 15 ngày trong tháng nghỉ sinh bạn không cần đóng BHXH.

Trên đây là những vấn đề liên quan đến đóng bảo hiểm thai sản sau khi sinh mà được nhiều bạn quan tâm nhất. Hy vọng với những chia sẻ trên sẽ hữu ích trong việc các bạn đòi hỏi quyền lợi khi tham gia BHXH. Chúc các bạn luôn mạnh khỏe!

Nguồn: Mebeaz.com

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.