4 SAI LẦM phổ biến trong chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

0 927

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng là việc làm vô cùng quan trọng, không chỉ tác động đến hiệu quả của vacxin mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, thậm chí tính mạng của trẻ.

Mặc dù vậy, trên thực tế còn quá nhiều bậc cha mẹ chưa biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng sao cho đúng. Vì vậy, chúng tôi mong rằng bài viết kỳ này sẽ mang đến cho các bậc phụ huynh những kiến thức bổ ích nhất!

Nội dung chính trong bài

chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Mẹ đã biết cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng?

SAI LẦM thường gặp trong chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Hãy theo dõi xem mình có đang mắc phải những sai lầm này không nhé bố mẹ ơi!

Đưa trẻ sơ sinh về nhà ngay khi tiêm phòng

Nhiều bậc cha mẹ vì thấy nơi tiêm phòng đông người, không khí ngột ngạt nên thường muốn đưa con mình về nhà càng sớm càng tốt. Nhưng đây lại là cách làm không đúng vì nếu đưa trẻ về quá sớm như vậy, bác sĩ sẽ không thể theo dõi được những phản ứng phụ xảy ra ngay sau khi tiêm.

=> Vậy cách làm đúng là gì? Để chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng dễ dàng hơn, cha mẹ cần cho trẻ ở lại nơi tiêm chủng khoảng 30 phút nhé!

Nhờ người trông trẻ sơ sinh ngay sau khi tiêm phòng

Nếu trẻ còn nhỏ, cha mẹ thường là người trực tiếp chăm sóc sau khi tiêm phòng. Thế nhưng khi trẻ lớn hơn, không ít bậc phụ huynh vì công việc mà buộc phải gửi trẻ cho người khác. Việc này có thể ảnh hưởng đến việc theo dõi các triệu chứng của trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng.

=> Vậy cách làm đúng là gì? Trẻ sơ sinh cần được theo dõi bởi người lớn có kinh nghiệm trông trẻ trong vòng ít nhất 24 giờ liên tục sau khi tiêm phòng. Những dấu hiệu cần đặc biệt để ý là nhiệt độ, nhịp thở, ăn, ngủ, phát ban, sưng hay bất kỳ biểu hiện bất thường nào khác.

Do đó, người chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng nên là người mẹ, hoặc bất đắc dĩ thì bắt buộc phải nhờ người lớn có kinh nghiệm trông trẻ.

chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Cha mẹ nên trực tiếp là người chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng

Xoa, đắp thuốc vào chỗ tiêm của trẻ

Theo kinh nghiệm dân gian, để chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng, cha mẹ thường dùng tay xoa vào chỗ tiêm hoặc đắp một số loại thuốc (chẳng hạn như lát khoai tây, chanh cắt mỏng, lòng trắng trứng) lên chỗ tiêm nhằm giảm đau, giảm sưng cho trẻ. Đây là việc làm hoàn toàn sai lầm.

Mẹ biết vì sao không? Thực chất nốt tiêm của trẻ là vết thương hở, khi tùy tiện đắp các loại thuốc lên đó, vi khuẩn sẽ có cơ hội xâm nhập vào trong cơ thể, gây viêm nhiễm ngay tại chỗ tiêm, nghiêm trọng hơn là gây nguy hại đến sức khỏe của trẻ.

=> Vậy cách làm đúng là gì? Có thể dùng tay xoa xung quanh chỗ tiêm để trẻ bớt đau, nhưng tuyệt đối không được xoa trực tiếp vào nốt tiêm của trẻ. Lưu ý rửa tay sạch sẽ bằng xà bông trước khi chạm vào trẻ.

Cho trẻ bú mẹ và trò chuyện với trẻ ngay sau khi tiêm phòng theo nhu cầu của trẻ để trấn an tinh thần cũng như giảm đau, giảm sốt cho trẻ. Đây là cách chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng đơn giản nhưng vô cùng quan trọng.

Tùy tiện cho trẻ uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng

Phần lớn trẻ sơ sinh đều bị sốt sau khi tiêm phòng. Tuy nhiên với các bậc phụ huynh, đặc biệt là người làm cha mẹ lần đầu, đây lại là vấn đề nghiêm trọng. Để giải quyết, họ cuống cuồng cho trẻ uống thuốc hạ sốt, nhưng việc làm này là không cần thiết.

=> Vậy cách làm đúng là gì? Phản ứng sốt sau khi tiêm phòng là vấn đề hoàn toàn bình thường và nếu chỉ sốt nhẹ, trẻ hoàn toàn có thể tự khỏi. Nếu theo dõi thấy trẻ có dấu hiệu sốt cao, nên liên hệ với bác sĩ tiêm phòng để được chỉ định uống thuốc hạ sốt.

chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Không tùy tiện cho trẻ sơ sinh uống thuốc hạ sốt sau khi tiêm phòng

Trường hợp trẻ sốt quá cao trên 39 độ C hoặc co giật, khó thở, phát ban, bỏ bú, quấy khóc quá nhiều… cần ngay lập tức đưa trẻ đến bệnh viện hoặc trạm y tế gần nhất.

MỘT SỐ KIẾN THỨC CẦN BIẾT KHÁC SAU KHI TIÊM PHÒNG CHO TRẺ SƠ SINH

Chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng là giai đoạn vô cùng quan trọng với sức khỏe của trẻ. Ngoài những SAI LẦM thường gặp ở trên, cha mẹ cần lưu ý một số đầu mục quan trọng sau:

Chủ động tìm hiểu kiến thức về chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng: Với những cha mẹ cho con đi tiêm phòng lần đầu, tâm trạng lo lắng, căng thẳng là không thể tránh khỏi. Để có thể chủ động đối phó với những phản ứng phụ sau tiêm, cha mẹ hãy chủ động hỏi bác sĩ tiêm chủng để được tư vấn cụ thể nhất nhé!

Giữ cẩn thận sổ tiêm phòng của trẻ: Sau khi tiêm phòng lần đầu, mỗi trẻ sẽ được phát cho một sổ tiêm chủng để theo dõi. Cha mẹ cần giữ cuốn sổ này thật cẩn thận và nhớ mang theo trong mỗi lần tiêm chủng sau.

Nếu chẳng may làm mất, chắc chắn phải đến cơ sở tiêm phòng để xin cấp lại, tuy nhiên quy trình khá rắc rối. Để phòng ngừa, cha mẹ nên chụp lại mã số trên sổ tiêm của trẻ để truy xuất thông tin khi cần thiết.

Tiêm đầy đủ theo đúng lịch tiêm chủng: Đây là cách tốt nhất để bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, đặc biệt là bệnh dịch. Có những bệnh bây giờ cha mẹ không thấy xuất hiện nhiều, chẳng hạn như thương hàn, bại liệt… hoặc những bệnh không có khả năng cao gây tử vong như thủy đậu cũng phải tiêm phòng.

chăm sóc trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng
Cần đưa trẻ đi tiêm theo đúng lịch tiêm chủng

Theo dõi sức khỏe của trẻ ngay cả khi đã tiêm phòng: Mặc dù đã tiêm phòng đầy đủ, trẻ vẫn có nguy cơ mắc bệnh. Điều này không có nghĩa là vacxin “rởm”, mà vì vacxin không thể bảo vệ trẻ 100%, và hiệu quả của vacxin cũng còn tùy thuộc vào hệ miễn dịch vốn có của trẻ.

Luôn nhớ việc cho con bú sữa mẹ: Trẻ sơ sinh cần được bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đời và tiếp tục bú mẹ xen kẽ cho đến khi được 24 tháng tuổi hoặc lâu hơn nữa nếu có thể. Đây là cách tốt nhất để trẻ phát triển toàn diện về thể chất, sức khỏe và tinh thần, đồng thời cũng là cách tốt nhất để phát huy tối đa hiệu quả của vacxin.

Trong trường hợp người mẹ bị ít sữa, mất sữa sau sinh, mẹ có thể tham khảo viên uống lợi sữa Mabio. Đây là sản phẩm giúp tăng số lượng và chất lượng sữa mẹ, tuyệt đối an toàn cho cả bà mẹ và em bé, đã được cấp phép bởi Bộ Y tế – Cục An toàn Thực phẩm.

Cha mẹ thân mến, trên đây là những kiến thức cần biết về việc chăm sóc sức khỏe cho trẻ sơ sinh sau khi tiêm phòng vacxin. Mebeaz chúc gia đình mình luôn mạnh khỏe, hạnh phúc nhé!

Click to rate this post!
[Total: 0 Average: 0]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.