Phải làm sao khi bé bị sổ mũi xanh, hắt hơi nhiều ngày liên tục?

0 72

Có nhiều bé bị sổ mũi xanh nhiều ngày khiến cha mẹ khá lo lắng, mệt mỏi. Vậy, nguyên nhân nào gây nên tình trạng này? Hướng khắc phục ra sao cho nhanh chóng, an toàn. Tất cả những thông tin đó đều có trong bài viết sau đây!

Nội dung chính trong bài

Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi nhiều ngày 

Bé bị sổ mũi nhiều ngày thường là một dấu hiệu của nhiều bệnh lý liên quan tới đường hô hấp. Đặc biệt, khi thời tiết thay đổi, sức đề kháng của trẻ có xu hướng kém đi thì việc mắc các bệnh lý liên quan tới ho hay sổ mũi lại càng tăng cao. 

Nguyên nhân khiến bé bị sổ mũi nhiều ngày 
Bé bị sổ mũi xanh do nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên

Bé bị sổ mũi nhiều ngày kèm theo hắt hơi có thể là do mắc phải một số bệnh lý sau đây:

Viêm phổi

Viêm phổi là một bệnh đường hô hấp mà biểu hiện điển hình của nó là trẻ ho kéo dài. Bệnh này do vi khuẩn hoặc virus gây ra, triệu chứng điển hình là trẻ bị khó thở kèm sốt cao, cơ thể ớn lạnh, run.

Nhiễm trùng đường hô hấp trên

Khi bé bị sổ mũi kéo dài kèm ho thì nguy cơ bị nhiễm trùng đường hô hấp trên rất cao. Bệnh này lây nhiễm do virus, vi khuẩn. Khi trẻ đi học có thể lây từ bạn bè hay từ người thân. Biểu hiện điển hình là chảy  nước mũi, sốt, ho, hắt hơi…

Chảy dịch mũi

Cơ thể mỗi người đều có cơ chế tự tiết dịch mũi để chống lại sự xâm nhập của khói bụi, sự xâm lấn của vi khuẩn. Nhưng, nếu như trẻ sản sinh ra lượng dịch này quá nhiều thì có thể dẫn tới bệnh lý chảy dịch mũi về sau. Khi dịch này chảy xuống cổ họng thường kích thích các dây thần kinh và gây nên tình trạng ngứa cổ họng.

Hen suyễn

Một đứa trẻ bị sổ mũi xanh nhiều ngày kết hợp với ho có thể gây nên bệnh hen phế quản. Đây vốn là bệnh lý gây nên tình trạng viêm đường hô hấp dưới và gây nên những triệu chứng ho khan, khó thở vô cùng khó chịu.

>>> Xem thêm: Bé bị ho đờm xanh kéo dài lâu ngày phải làm sao và nên ăn gì?

Những cách khắc phục khi trẻ bị ho sổ mũi kéo dài

Nếu bé yêu của bạn chỉ mới bị sổ mũi thì bạn có thể áp dụng một số phương pháp đơn giản giúp đẩy lùi các triệu chứng bệnh. Nhưng, nếu bé bị sổ mũi kéo dài thì tốt nhất nên tiến hành thăm khám. Một số phương pháp đơn giản nhưng hiệu quả mẹ có thể áp dụng cho bé như sau:

Những cách khắc phục khi trẻ bị ho sổ mũi kéo dài
Nhỏ nước muối sinh lý là một biện pháp được nhiều phụ huynh áp dụng

Massage mũi

Đây là một cách rất đơn giản giúp trẻ nhanh hết sổ mũi nhưng nhiều mẹ thực tế chưa biết. Mẹ cho bé nằm nghiêng sang một bên (bên trái hoặc bên phải) sau đó dùng ngón tay cái và ngón tay trỏ vuốt theo hai bên sống mũi một cách nhẹ nhàng. Cứ làm như vậy nhiều lần chắc chắn bé sẽ thở dễ dàng hơn.

Cho trẻ uống nước lá húng quế + tỏi nướng

Đây là một bài thuốc dân gian khá đơn giản nhưng hiệu quả mang lại thì vô cùng tích cực. Dùng khoảng 1/2 củ tỏi sau đó nướng và các tép tỏi và giã nát.

Lấy 10 – 15 lá húng quế giã nhỏ trộn cùng tỏi cho thêm khoảng 2 thìa nước sôi và chắt lấy nước cho trẻ uống. Mỗi ngày thực hiện 1 – 2 lần như vậy chắc chắn tình trạng chảy nước mũi sẽ có xu hướng thuyên giảm nhanh chóng.

Nhỏ mũi trẻ bằng nước muối sinh lý

Mỗi ngày 3 – 4 lần nhỏ mũi cho trẻ bằng nước muối sinh lý nếu trẻ có xu hướng hắt hơi nhiều lần. Khi trẻ bước sang giai đoạn sổ mũi thì cần phải tăng số lần nhỏ lên 6 – 7 lần. 

Mẹ nên lưu ý cần phải cho trẻ hỷ hết mùi ra trước sau đó mới nhỏ nước muối. Nếu không làm sạch mũi trước thì khi nhỏ nước muối vào có thế khiến cho trẻ bị viêm mũi, tình trạng bệnh lý ngày càng nghiêm trọng hơn. Nếu bé bị sổ mũi xanh mà mẹ không tiếp tục nhỏ mũi cho trẻ thì tình trạng hoàn toàn có thể diễn biến xấu hơn.

Thoa dầu vào lòng bàn chân

Khi con có hiện tượng hắt hơi và chảy nước mũi mẹ cần xoa ngay dầu khuynh diệp vào lòng bàn chân con. Day mỗi bên tầm 1 phút sau đó đeo tất vào. Cách này được đánh giá đơn giản nhưng vô cùng hiệu quả, nó cực tốt với đối tượng trẻ sơ sinh.

>>> Xem thêm: Bé bị ho bôi dầu tràm ở đâu? Dùng cho trẻ sao cho đúng cách?

Khi nào mẹ nên cho trẻ đi khám?

Khi nào mẹ nên cho trẻ đi khám?
Cần cho trẻ đi khám khi có các hiện tượng lạ đi kèm

Bé bị sổ mũi nhiều ngày mũi xanh đi kèm với hắt hơi liên tục mẹ cũng không nên chủ quan. Trong trường hợp trẻ có những biểu hiện bệnh sau mẹ nên tiến hành cho trẻ thăm khám càng sớm càng tốt.

– Trẻ có hiện tượng sốt cao.

– Trẻ khó thở, thở nhanh.

– Trẻ có cảm giác bị khó chịu ở tai, đây có có thể là biểu hiện của bệnh viêm tai giữa.

– Trẻ bị phát ban.

– Trẻ khó khăn khi ăn uống, lười ăn….

Về cơ bản, bé bị sổ mũi kéo dài kèm ho không phải là một bệnh lý quá nguy hiểm nhưng mẹ tuyệt đối không được chủ quan. Nên cho trẻ thăm khám khi cơ thể trẻ có những biểu hiện nghiêm trọng sẽ giúp quá trình điều trị nhanh chóng hơn.

Nguồn: Mebeaz.com

Xem thêm:

Click to rate this post!
[Total: 1 Average: 5]
Bạn cũng có thể thích
Để lại một trả lời

Địa chỉ email của bạn sẽ không được công bố.